23/05/2018, 15:13

Giới thiệu về nghề chăn nuôi lợn

Chăn nuôi lợn nước ta đã có từ lâu đời, nó là một nghề sớm xuất hiện cùng với nghề trồng lúa. Có người đã nói rằng, “ cây lúa và con lợn theo nhau như hình với bóng”, điều đó chứng tỏ rằng nghề chăn nuôi lợn ở Việt Nam đã có từ khi con người bắt đầu biết trồng trọt. VỊ TRÍ VÀ TẦM ...

Chăn nuôi lợn nước ta đã có từ lâu đời, nó là một nghề sớm xuất hiện cùng với nghề trồng lúa. Có người đã nói rằng, “ cây lúa và con lợn theo nhau như hình với bóng”, điều đó chứng tỏ rằng nghề chăn nuôi lợn ở Việt Nam đã có từ khi con người bắt đầu biết trồng trọt.

VỊ TRÍ VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA NGHỀ CHĂN NUÔI LỢN

Nghề chăn nuôi lợn có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với xã hội và nền kinh tếnói chung. Phát triển chăn nuôi lợn nhằm giải quyết tốt các nhiệm vụ sau:

– Chăn nuôi lợn nói chung tạo ra 2/3 tổng lượng thực phẩm cung cấp cho toàn xã hội: Trong bữa ăn hàng ngày của mọi gia đình thịt lợn bao giờ cũng là loại thực phẩm có giá trị và thông dụng của nhân dân ta. Nhu cầu về thịt lợn ngày càng tăng lên cùng với nền văn minh của thời đại vì lao động bằng trí óc, bằng máy móc đòi hỏi nhu cầu về protein cao hơn là lao động chân tay. Mức sống của nhân dân tăng lên thì nhu cầu về thịt cũng sẽ tăng lên rất nhiều. Do đó phát triển nghề chăn nuôi lợn là phù hợp với nhu cầu ngày càng phát tăng của xã hội.

– Chăn nuôi lợn cung cấp phân bón tại chỗ và rất tốt cho ngành trồng trọt, ở nước ta hiện nay phân lợn là một loại phân hữu cơ nhiều và tốt nhất, cung cấp cho các loại chủ yếu ở mọi nơi, mọi lúc. Người ta đã tính rằng muốn đạt 5 tấn thóc trở lên trên 1 ha gieo cấy 2 vụ lúa nhất thiết phải bón 7 tấn phân chuồng chưa kể các loại phân khác. Tại Quảng Nam – Đà Nẵng có năng suất lúa 23 tấn/ha thì phải bón tới 42 tấn phân chuồng. Tất nhiên trong phân chuồng thì phân lợn là loại phân nhiều và tốt nhất.

– Ngoài hai nhiệm vụ chủ yếu trên chăn nuôi lợn còn cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến như đồ hộp, thuộc da và giải quyết công ăn việc làm cho một bộ phận lao động trong nông nghiệp. Nó tận dụng lao động phụ trong gia đình, tăng thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân.

– Chăn nuôi lợn hiện nay còn có một nhiệm vụ quan trọng là xuất khẩu thịt ra nước ngoài, giải quyết “đầu ra” cho người nông dân nuôi lợn.

TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI LỢN Ở NƯỚC TA HIỆN NAY

Từ khi có chính sách đổi mới về nền kinh tế đến nay, nghề nuôi lợn đã có những bước tiến bộ đáng kể do tác động của kinh tế thị trường. Có thể rút ra một sốưu nhược điểm sau đây:

Ưu điểm

– Số lượng đầu con tăng lên đáng kể: năm 1998 tổng số lợn nước ta có 18.132.400 con, năm 2001 là 21.800.100 con, năm 2004 là 26.143.700 con lợn thịt. Tình hình xuất khẩu thịt lợn ở Việt NamTình hình xuất khẩu thịt lợn ở Việt Nam

– Khối lượng xuất chuồng cũng tăng lên đáng kể do việc đưa giống mới vào và sử dụng các con lai để nuôi thịt. Nhiều cơ sở như Phú Sơn (Đồng Nai), Đông Phương (Biên Hoà), Dường Sanh (TP. Hồ Chí Minh) …. nuôi 4-4,5 tháng đã đạt trọng lượng 100 kg, tiêu tốn thức ăn từ 3-3,5kg/1 kg tăng trọng.

– Áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất như:

+ Nhập nội các giống mới. Sử dụng các con lai F1, hai máu, ba máu …

+ Sử dụng các thức ăn hỗn hợp đủ dinh dưỡng , các chất kích thích tăng trọng như các VITAMIN, các nguyên tố vi lượng, cải tiến chuồng trại …

+ Trong thú y một số loại thuốc mới nhập nội, thuốc trong nước được sản xuất đủ loại, đa đa dạng về chủng loại và mẫu mã góp phần quan trọng trong việc phòng chống dịch bệnh cho lợn.

Tuy vậy nghề chăn nuôi lợn cũng còn một số tồn tại nhất định cần khắc phục.

Nhược điểm

– Đại đa số chăn nuôi lợn ở các vùng nông thôn rộng lớn do thiếu kiến thức và điều kiện như giống, vốn, các phương tiện kỹ thuật nên chăn nuôi lợn còn chậm lớn, khả năng tăng trọng còn chậm, đa số nông dân vùng sâu, vùng xa còn chăn nuôi theo phương thức tự cấp, tự túc, hiệu quả chưa cao.

Ví dụ: lợn nái nước ta đẻ bình quân 1,3-1,4 lứa/năm. Mỗi lứa nuôi đạt 6-7 con, chỉ bằng 1/3 năng suất lợn nước ngoài.

– Chưa chủ động được nguồn thức ăn như dự trữ, chế biến bảo quản nên chăn nuôi còn phụ thuộc vào mùa vụ, bấp bênh, lúc được mùa thì phát triển và ngược lại.

– Do hiệu quả chưa cao nên giá thành cao, ít khả năng cạnh tranh do vậy xuất khẩu chưa nhiều, đó là một tác động làm người chăn nuôi thua lỗ, đầu con giảm.

– Các tiến bộ khoa học kỹ thuật đưa vào vùng nông thôn còn chậm như giống, thức ăn hỗn hợp, một số địa phương quản lý con giống thiếu chặt chẽ do đó con giống xấu còn nhiều và bị đồng huyết .

– Do cơ chế thị trường tác động, việc lưu thông con giống và thực phẩm dễ dàng, thiếu sự kiểm dịch chặt chẽ nên bệnh tật có điều kiện lây lan rộng và phức tạp, gây thiệt hại cho người chăn nuôi .

Các cơ sở chăn nuôi tập trung như các trại cấp Tỉnh, Huyện, các hợp tác xã …do quản lý lỏng lẻo, thiếu đầu ra nên nhiều nơi thua lỗ, phá sản phải giải thể.

– Phần lớn chất thải của các trang trại chăn nuôi lợn công nghiệp vượt quá nhu cầu sử dụng của các trang trại trồng trọt lân cận. Kết quả là phân từ chỗ là một nguồn phân bón có lợi trở thành chất thải độc hại: nitrate, kim loại nặng, thuốc kháng sinh … trong phân thấm vào nước ngầm, gây ô nhiễm nước bề mặt, đe doạ nghiêm trọng sức khoẻ cộng đồng.

Giải quyết những tồn tại trên là một yêu cầu cấp bách hiện nay để làm cho đàn lợn phát triển nhanh chóng và vững chắc, đáp ứng được yêu cầu của xã hội và nền kinh tế quốc dân.

PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA NGHỀ CHĂN NUÔI LỢN Ở NƯỚC TA

Muốn phát triển chăn nuôi lợn một cách nhanh chóng và vững chắc, đáp ứng được yêu cầu của xã hội và nền kinh tế quốc dân, nhưng đảm bảo hiệu quả kinh tế, chúng ta cần làm đồng bộ các biện pháp sau đây:

Về mặt tổ chức

– Xây dựng ngành chăn nuôi thành một hệ thống và có hiệu lực từ trên xuống dưới.

– Khuyến khích tất cả các thành phần kinh tế đẩy mạnh chăn nuôi lợn đặc biệt là khu vực kinh tế gia đình và tư nhân để có quy mô lớn hơn vì đây là những khu vực quản lý tốt và năng động, có hiệu quả kinh tế cao.

– Có chính sách trợ giá khi giá thấp để đảm bảo ổn định.

Về xây dựng cơ sở vật chất và kỹ thuật

Về con giống:

– Củng cố hệ thống giống theo hình tháp:

  Sơ đồ hệ thống công tác giống quốc giaSơ đồ hệ thống công tác giống quốc gia

– Phải chọn lọc những con giống tốt trên cơ sở những lợn hiện có để có đủ nái, đực tốt để tăng đàn con. Song song với việc đó, phải tiến hành nhập nội, nuôi thích nghi các giống cao sản, cho lai với các giống trong nước để tạo giống mới và thay thế các giống cao sản, có tỷ lệ mạc cao phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng và xuất

khẩu.

– Tiến hành củng cố và xây dựng các trại giống của trung ương và cấp tỉnh nhằm đáp ứng cung cấp con giống tốt cho các địa phương, tránh đồng huyết.

– Quản lý chặt chẽ các đực giống ở các địa phương để loại thải các con giống xấu, tránh đồng huyết. Đẩy mạnh công tác thụ tinh nhân tạo trong chăn nuôi lợn. Heo YorshireHeo Yorshire

Về thức ăn

– Tận dụng hết các nguồn thức ăn có sẵn và các loại phế phụ phẩm nông nghiệp để tăng số lượng, chất lượng thức ăn và hạ giá thánh sản phẩm.

– Phải có chế độ bảo quản dự trữ thức ăn, chế biến thức ăn để điều hoà lượng thức ăn.

– Đẩy mạnh việc chế biến thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh để bổ sung và bảo đảm giá trị dinh dưỡng cho lợn.

– Tiến hành nhập một số loại thức ăn bổ sung mà ta chưa sản xuất được.

Về thú y:

– Củng cố và xây dựng hệ thống thú y từ Trung ương đến địa phương.

– Tăng cường công tác kiểm dịch động vật và kiểm soát giết mổ để tránh lây lan bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.

– Tăng cường quản lý các cơ sở sản xuất thuốc, buôn bán thuốc để đảm bảo chất lượng thuốc và phòng chống dịch bệnh kịp thời, có hiệu quả.

PHƯƠNG PHÁP HỌC NGHỀ CHĂN NUÔI LỢN

– Muốn nuôi lợn được tốt phải hiểu được đặc điểm sinh lý của lợn nên phải nắm được môn cơ sở Giải phẫu- Sinh lý gia súc.

– Muốn chọn giống lợn tốt phải nắm chắc môn học giống – Kỹ thuật truyền giống.

– Muốn nuôi dưỡng tốt phải có thức ăn tốt, muốn phòng bệnh tốt phải học tốt các môn Thú y.

– Muốn có hiệu quả kinh tế phải biết tổ chức và quản lý.

– Gắn chặt học lý thuyết với thực hành tại cơ sở chăn nuôi.

0