23/05/2018, 15:13

Đặc điểm của gà Tam Hoàng

Gà Tam hoàng có nguồn gốc từ Trung Quốc. Sau ngày giải phóng Trung Quốc (1949), công ty xuất nhập khẩu Trung Sơn độc quyền thu mua gà này để xuất khẩu sang cửa khẩu Thạch kỳ nên người nước ngoài còn gọi là gà Thạch kỳ. Gà Thạch kỳ thuần chủng nhỏ con, khả năng sinh trưởng sinh sản không cao nên ...

Gà Tam hoàng có nguồn gốc từ Trung Quốc. Sau ngày giải phóng Trung Quốc (1949), công ty xuất nhập khẩu Trung Sơn độc quyền thu mua gà này để xuất khẩu sang cửa khẩu Thạch kỳ nên người nước ngoài còn gọi là gà Thạch kỳ.

Gà Thạch kỳ thuần chủng nhỏ con, khả năng sinh trưởng sinh sản không cao nên khoảng cuối thập niên 70 các nhà chăn nuôi Hồng Kông đã cho lai Thạch kỳ với giống gà Kabir (Israel) tạo giống gà Thạch kỳ lai hay còn gọi là Thạch kỳ tạp. Gà Thạch kỳ-Kabir được đưa trở lại Trung Sơn và được chọn lọc qua nhiều thế hệ với các mục tiêu khác nhau tạo ra các dòng gà Tam hoàng có ngoại hình và năng suất khác nhau. Hiện nay gà Tam hoàng được nuôi phổ biến ở Trung Quốc, đặc biệt vùng Quảng Đông. Gà có màu lông vàng đến vàng hoa mơ, chân vàng và da vàng. Gà có đặc điểm thân ngắn, lưng bằng,ngực nở, đùi phát triển, bước đi ngắn và chân thấp hơn gà Tàu vàng Nam bộ. Gà Tam hoàng có sức chịu đựng tốt, thịt ngon, ngoại hình và màu sắc hợp với thị hiếu người tiêu dùng ở Việt Nam. Gà Tam hoàngGà Tam hoàng

Giống gà Tam hoàng được nhập từ Trung Quốc vào Việt Nam lần đầu năm 1993 và được nuôi ở Quảng Ninh. Kết quả nuôi thích nghi ở đây cho thấy thể trọng gà 90 ngày tuổi chỉ đạt bình quân 0,81 kg/con, tiêu tốn 4,5kg thức ăn cho 1kg tăng trọng và năng suất trứng đạt 131 quả /mái/năm. Những năm sau đó gà Tam hoàng được nuôi khảo sát thích nghi tại trại giống của Viện Chăn nuôi, Xí nghiệp gà giống Lương Mỹ – Nam Hà. Sau đó rất nhiều cơ sở giống của nhà nước và tư nhân hoặc nhập trực tiếp hoặc mua con giống từ các cơ sở về để nhân giống.

Hiện nay ở Việt Nam có các dòng gà Tam hoàng sau:

Tam hoàng dòng 882 có màu lông khá thuần nhất; vàng rơm, chân vàng, da vàng, gà trống to con, cường tráng, mào đơn to và chân thấp hơn gà Tàu của Việt Nam. Nuôi 3, 5 tháng dạng bán công nghiệp đạt bình quân 1,75kg/con. Năng suất trứng của gà mái đạt 145 – 150 quả/ mái/năm.

Tam hoàng 882- 2 (Hoàng hệ), to con hơn và đẻ sai hơn. 3 tháng tuổi đạt trọng lượng bằng dòng 882 lúc 3,5 tháng. Năng suất trứng đạt 160 -170 quả/ mái/ năm.

Tam hoàng 882-3 nuôi 3 tháng có thể đạt bình quân 1,9 – 2,0 kg/con và năng suất trứng có thể đạt 160 -170 quả/mái/năm.

Gà Ma hoàng (882 -2) có năng suất thịt trứng qua khảo nghiệm gần tương đương với gà Tam hoàng 882, nhưng có màu lông vàng sẫm, điểm rằn rất giống gà ta nên cũng rất được người dân ưa chuộng.

Gà Jiang cun nhỏ con hơn các dòng gà Tam hoàng kể trên. 3 tháng tuổi chỉ đạt 1.4 -1.5 kg/con, song đặc biệt gà Jiang cun có phẩm chất thịt rất tốt, Thịt thơm ngon và tỷ lệ các phần thịt có giá trị (thịt ức, thịt đùi) trong thân thịt xẻ cao,

Gà Lương phượng (hay Hoa lương phượng) có màu lông giống gà Ma hoàng, song gà Lương phượng to con hơn, tỷ lệ đẻ cao hơn. Năng suất trứng đạt 170 quả/ mái/năm, bởi vậy người nghèo rất thích nuôi và thích ăn. Tuy nhiên giống này có nhược điểm là tỷ lệ phần thịt có giá trị trong thân thịt xẻ thấp hơn, do đó thị trường Hồng Kong đã không chọn Hoa lương phượng mà chuộng Jiang cun hơn.

Hiện nay gà Tam hoàng được chọn lọc và nhân giống chủ yếu ở vùng Quảng Đông Trung Quốc. Một số công ty lớn có uy tín cung cấp giống gà Tam hoàng là Công ty Bạch Vân, mỗi năm sản xuất khoảng 50 triệu gà con. Trường Đại học Hoa Nam mỗi năm sản xuất trên 30 triệu và Jiang cun mỗi năm khoảng 14 triệu con.

Giống Hoa lương phượng được nuôi và nhân giống ở Quảng Tây Trung Quốc.

Phẩm chất thân thịt xẻ và giá trị dinh dưỡng của thịt gà Tam hoàng nuôi trong hộ dân phía Nam: Các chỉ tiêu giết mổ và giá trị dinh dưỡng của thịt gà Tam hoàngCác chỉ tiêu giết mổ và giá trị dinh dưỡng của thịt gà Tam hoàng

0