23/05/2018, 15:12

Phương pháp nuôi Họa Mi thi hót

Đã đem chim dự thi, tất nhiên ai cũng hy vọng mình được trúng giải, chứ chẳng lẽ chỉ mong đợi ở sự cầu may. Con chim dự thi tất nhiên phải là con chim có giọng hót thật hay, vóc dáng thật đẹp, điệu bộ thật tốt, vì nếu chim không hội đủ ba yếu tố đố thì làm sao tranh đua được với người! Điều đó ...

Đã đem chim dự thi, tất nhiên ai cũng hy vọng mình được trúng giải, chứ chẳng lẽ chỉ mong đợi ở sự cầu may.

Con chim dự thi tất nhiên phải là con chim có giọng hót thật hay, vóc dáng thật đẹp, điệu bộ thật tốt, vì nếu chim không hội đủ ba yếu tố đố thì làm sao tranh đua được với người!

Điều đó cho thấy, muốn có con chim dự thi hót thì coi như con chim đó phải nổi bật một cách toàn diện về tài năng và sắc vóc.

Vì vậy, trước khi tập luyện một con Họa Mi thi hót sau này thì ta phải có chọn cho bằng được những chim đã hội đủ những điều sau đây.

– Con chim phải có giọng hót hay, hoặc ít ra cũng là chim siêng hót. Chim siêng hót mới dễ tập luyện vì hy vọng nó là con chim khôn, biết nhái theo giọng chim khác đc phong phú hóa làn điệu cho giọng hót của mình. Tất nhiên, nếu lựa được những chim đã có sẵn giọng hót hay thì chỉ việc luyện giọng thêm cho chim đỡ phần vất vả hơn. Còn đối với những con Họa Mi hót ít giọng lại biếng hót thì đó là chim dại, ta nên loại ra từ đầu. Nuôi loại chim dại này dù cất công luyện tập cho lắm cũng không đủ tài để thi thố được với ai. Dù nó hình vóc có đẹp, điệu bộ nó làm mình vừa ý cũng không nên tiếc.Họa Mi thi hót

Con chim phải có sẵn vóc dáng thật đẹp, như thân mình to lớn, lông mỏng lại mượt mà, các bộ phận đều đồng thanh đồng thủ. Nếu là chim thuộc dạng ngũ trường thì phải đúng là ngũ trường: các bộ phận đầu – mình – chân – đuôi và mỏ đều phải dài cả mới tốt. Ngược lại nếu là chim thuộc dạng ngũ đoản thì các bộ phận vừa kể cũng phải ngắn mới đại được điểm cao. Vóc dáng của chim ]à do bẩm sinh mà có, chứ tài năng của con người không sao tạo ra được. Vì vậy ta chỉ còn cách lựa những chim sẵn có vóc dáng tốt mà nuôi. Chủ nuôi chỉ đóng góp một chút tài năng của mình vào việc nuôi dưỡng cho chim có bộ lông tươi tắn mượt mà mà thôi, và chính số điểm chấm vào phần vóc dáng của chim là để… tưởng thưởng công lao của chủ chim đã nuôi dưỡng con chim đẹp mã.

– Phải chọn con chim có điệu bộ tốt sẵn mà nuôi, như vậy sau này đỡ tốn công tập luyện. Nhưng, nếu gặp chim có điệu hộ xấu mà kinh nghiệm bản thân cho mình biết là có thể sửa đổi được, tập tành được mà không quá khó hoặc mất nhiều thời gian, thì có thể chọn nuôi.

Nếu sự tuyển chọn ban đầu càng kỹ thì công lao bỏ ra tập luyện sau này của ta sẽ nhẹ nhàng bớt đi. Đó là điều chắc chắn ai cũng biết rõ.

Khi đã nắm trong tay những chim Họa Mi có sẵn những ưu điểm trên mức trung hình vừa kể, thì ta mới yên tâm bắt tay vào việc lập luyện.

Việc tập luyện có hai phần: Phần luyện kỹ năng hót và phần nuôi dưỡng chăm sóc. Hai phần này phải tập luyện cùng một lúc, trong suốt thời gian tập luyện.

Luyện kỹ năng hót: Có nhiều độc giả viết thư hỏi chúng tôi là tại sao con Họa Mi của người ta đang hót hay, khi mua về nhà mình nuôi nó lại hót dở. Thật ra đây là chuyện mà nhiều người thường gặp phải. Lý do thì có nhiều thứ: Có thể là do thức ăn khác lạ, hoặc do thay đổi môi trường sống…và có một điều ít ai biết đến là con chim hót mà không năng tập dượt thì giọng hót của nó cũng ‘”cùn” đi. Tức là nó hót bớt hay và biếng hót hơn.

Vì vậy, không gì tốt hơn là phải đem chim đi dượt, nếu không ở các tụ điểm chơi chim, thì cũng rủ nhau năm bẩy hạn bè cùng đem chim đến một nơi nào đó để chim có dịp nghe giọng hót của nhau và mặc sức thi thốtài năng với nhau.

Chim mang đi dượt là chim đã đủ lửa, đã xong, đã ép lông.

Dượt chim có thêm điều lợi là để chim tập quen dần với không khí trường thi sau này, để khi dự thi khỏi … khớp. Nhiều chim đi dượt lần đầu, thấy nhiều chim lạ hót rân lên chung quanh thì nhụt…chí phấn đấu ngay, chỉ còn biết nhảy lồng như chim bổi!

Nếu nuôi Họa Mi để nghe hót tại nhà thì mỗi tuần đi dượt một hai lần cũng được. Nhưng là chim luyện giọng để thi hót, nhất là thời gian có hạn định, thì việc lập dượt phải là chuyện hằng ngày, và vào buổi sáng mát trời, Thời gian dượt chim chỉ cần một hai giờ là đủ.

Những ngày đầu đi dượt ta nên cẩn thận treo chim mình ra xa khu vực dượt chim một chút, hoặc treo gần những con chim nào chưa được căng lửa lắm, để nó khỏi bị đè, Giống chim hót hễ con nào hót căng thì cố tình dọa nạt con hót yếu…Khi chim đã quen dần với trận mạc, hễ treo lồng là hót, bất chấp chim chung quanh đã căng lửa đến đâu, thì từ đó ta treo lồng gần những chim dữ dể cho nó mặc tình đấu hót tranh tài với nhau …

Nếu việc dượt chim vì một lẽ nào đó không thể thực hiện liên tục theo đúng chương trình đã vạch, thì ta nên tìm những chim Họa Mi bậc thầy, là những chim đã được nuôi thuần thuộc nhiều mùa, lại có giọng hót cực hay về dạy cho chim nhà hót.

Họa Mi cũng như nhiều giống chim hót khác, có biệt tài bắt chước giọng hay và lạ của những chim lạ, cho nên đây là dịp tốt để nó học hỏi được giọng hay mà phong phú hóa cho giọng hót còn tầm thường của mình. Có thể khi con chim bậc thầy cất tiếng hót thì con chim nhà sợ hãi mà im re, nhưng nó vẫn chú tâm học tập. Sau khi học tập nhuần nhuyễn rồi, ta thấy chất giọng của nó sẽ khá dần hơn… có nhiều con chim học được giọng lạ từ tháng trước, nhưng mãi đến tháng sau nó mới nhớ lại mà phô diễn ra y hệt. Nếu ai đã từng tập cho Nhồng, Sáo, Cưỡng nói, quí vị ấy sẽ biết rõ điều này.

Còn một cách luyện kỹ năng hót khác là cho chim nghe băng cassette. Đây là cách các nước phương Tây đã thực hiện từ lâu. Chúng ta có thể thu băng giọng những con chim hót hay rồi hằng ngày phát lại cho chim nhà nghe, cũng đem lại kết quả tốt. Thế nhưng, vài ngày mới nên cho chim nghe băng một lần, và mỗi lần chỉ độ mười lăm phút để gợi hứng cho chim siêng hót mà thôi. Chim chỉ thích học hỏi những giọng lạ, băng được nghe hoài dễ nhàm chắn, đâu có gì hay và lạ để mong chim học hỏi thêm?

Cách cuối cùng là phải nuôi Họa Mi mái. Tiếng xùy của Họa Mi mái có năng lực nhiệm màu làm cho chim trống yêu đời hơn và cất giọng hót hăng say hơn. Có thể sự kích thích mạnh về tâm lý này sẽ giúp chim trống phát huy toàn diện tài năng sẵn có của mình. Những kiến thức mà nó học hỏi được lâu nay ở các chim lạ cũng nhờ tiếng xùy của chim mái mà phô diễn ra hết, khiến giọng hót khởi sắc hơn.

Thế nhưng, như phần trên chúng tôi đà trình bày, không thể để chim mái gần gũi (dù cách mặt) với chim trống lâu ngày được, vì vậy chúng sẽ lờn giọng nhau. Chỉ để cho Họa Mi trống nghe tiếng mái xùy độ một tuần rồi cách ly thật xa chúng ra mươi ngày, sau đó mới cho tái ngộ lại.

Tóm lại, cách tốt nhất đế luyện kỹ năng hót cho Họa Mi là chịu khó đem chim đi dượt…

-Chế độ nuôi dưỡng chim thi hót: Trong thời gian tập luyện để dự thi hót, chim phải được hưởng một chế độ nuôi dưỡng và chăm sóc đặc biệt, như vậy mới đem lại kết quả tốt.

Trước hết, nói đến chế độ ăn dành cho chim. Ngoài thức ăn chính là tấm gạo trộn trứng ra, ta nên cung cấp thức ăn phụ cho chim như cào cào, sâu tươi hoặc trứng kiến. Tuy gọi là thức ăn phụ, nhưng chính thức ăn đạm động vật này lại cung cấp nhiều vitamine cần thiết để bồi bổ sức khỏe cho chim. Vì vậy, có nhiều nghệ nhân mờ sáng đã lấy cống tấm ra ngoài, để ép chim ăn thật no cào cào, sâu tươi (hoặc một trong hai thứ), sau đó mới treo cống tấm vào cho chim ăn. Kể ra lối nuôi nay như vậy cũng tốt.

Xin lưu ý quí vị là chim Họa Mi nuôi hót không nên cho ăn sâu khô. Vì sâu khô có tính “nhiệt”, ăn vào giọng chim sẽ khàn. Giọng hót mà khàn thì đâu được công nhận là hay, nên bị trừ điểm.

Việc chăm sóc cho con chim dự thì hót nhằm vào mục đích làm sao tăng lực thêm cho chim.

Họa Mi vốn xuất xứ từ xứ lạnh, nếu nuôi vùng khí hậu nóng bức như ở miền Nam thì nên năng tắm cho chim. Tốt nhất là tắm mỗi ngày một lần. Nên tắm vào buổi xế trưa, lúc trời đứng gió để tránh cho chim khỏi bị cảm lạnh. Chim được tắm thường xuyên bộ lông sẽ mướt mát, chiếm được nhiều cảm tình của Ban giám khảo cuộc thi. Chim được năng tắm, sức khỏe sẽ tăng lên và tinh thần cũng phấn chấn hơn.

Mặt khác, những điệu bộ nào xấu của chim mà có thể sửa chữa được thì ta nên bắt tay vào việc sửa chữa. Chim không nghe được tiếng người, không hiểu được ý người, nên mọi việc tập tành tật xấu thành tốt chỉ là “mẹo vặt” như chúng tôi đã trình bày trong phần trên…

0