23/05/2018, 15:13

Cách tính điểm, tính “sao” trong kỳ thi đá Họa Mi

T rong các trận thi đá chim Họa Mi, việc cho điểm là việc dễ hiểu, ai cũng có thể biết được, Nhưng người ta còn tính “sao” để chấm điểm nữa. Vậy, ta thử tìm hiểu đến cách tính điểm và chấm “sao” của Ban giám khảo cuộc thi: Ai cũng biết thời gian cho 2 chim A và B thi đá ...

Trong các trận thi đá chim Họa Mi, việc cho điểm là việc dễ hiểu, ai cũng có thể biết được, Nhưng người ta còn tính “sao” để chấm điểm nữa. Vậy, ta thử tìm hiểu đến cách tính điểm và chấm “sao” của Ban giám khảo cuộc thi:

Ai cũng biết thời gian cho 2 chim A và B thi đá một trận là 2 phút, tức 120 giây. Cứ mỗi 2 giây chim sáp lại gần để khóa mỏ lẫn nhau được tính một điểm. Nếu suốt trận 120 giây mà chúng cứ bám vào nhau mà mổ thì cả 2 đều được lãnh 120 điểm.

Hễ chim nào thắng được một trận thì được tính thêm một “sao”.

Nếu chim A sà vào cửa lồng đòi đấu đá, nhưng bên kia B chỉ đứng trên cầu suốt cả 120 giây thì chim B coi như bị thua, và chim A tuy không đá nhưng có hành động chịu đá thì được xử thắng.

Nếu vào trận mà không có chim nào muốn đá, nhưng chim A chịu hót, còn bên kia chim B suốt 120 giây vẫn ngậm miệng, lại có cử chỉ sợ hãi thì chim A là chim thắng, còn chim B thua.

Còn suốt 2 phút mà 2 chim A và B đều không chịu đấu với nhau thì cả 2 chim đều bị loại.

Nếu 2 chim bị “trùng thế”, có nghĩa là chim A chịu đá nhưng chim B lại đứng trên cầu. Sau đó chim B chịu đấu,  chim A lại đứng trên cầu. Cả 2 chim như kỵ nhau, nên sau cùng đều bị loại.

Chim A và chim B đá nhau một hồi, sau đó chúng tự ngưng đấu hơn một phút. Nếu thời gian còn lại con nào có vẻ chịu đá thì con đó thắng, còn con kia không chịu đá nữa nên bị chấm thua.

Hai chim đá có số điểm bằng nhau thì xét ra chim nào có số “sao” nhiều hơn thì nó sẽ được thắng. Chim ít “sao” bị thua.Chim Họa Mi thi đá

Nếu cả 2 chim đều không đá, nhưng tại vòng 2 con nào cũng được đến 300 điểm thì nó sẽ được vào vòng sau.

Hai chim cuối cùng của vòng đấu bị trùng thế với nhau thì Ban giám khảo sẽ tổ chức cuộc bắt thăm để phân thắng bại (đây đúng là sự may rủi).

Hai chim đều áp sát vào cửa lồng nhưng lại không cắn mổ nhau, thậm chí không chạm mỏ với nhau. Nếu ba lần chúng đều làm như vậy thì Ban giám khảo sẽ lệnh cho tách hai chim ra làm hai: Chim nào có số báo danh nhỏ sẽ ở lại đấu tiếp. Chim nào có số báo danh lớn hơn thì được ra ngoài nghỉ tạm, chờ đá sau…

Việc thi đấu được diễn ra công khai trước mắt của mọi người, trong đó có những nghệ nhân là chủ chim thí sinh, nên việc chấm điểm bao giờ cũng có sự công bằng. Hơn nữa, Ban giám khảo cũng là những nghệ nhân có tên tuổi trong nghề nuôi chim lâu năm, đã từng được nhiều người tín nhiệm về đức liêm khiết và sự công tâm đáng quí của họ.

0