23/05/2018, 15:12

Bệnh đậu gà (fowl pox)

Bệnh đậu gà là bệnh truyền nhiễm lây lan ở gia cầm, đặc trưng là các mụn viêm tấy ở da vùng không có lông, mụn màng giả ở niêm mạc mắt, họng. Nguyên nhân gây bệnh đậu gà Bệnh đậu gà do virus đậu poxvirus. Gà, gà tây, gà lôi, chim và cả thuỷ cầm đều có thể nhiễm bệnh với các chủng virus đậu ...

Bệnh đậu gà là bệnh truyền nhiễm lây lan ở gia cầm, đặc trưng là các mụn viêm tấy ở da vùng không có lông, mụn màng giả ở niêm mạc mắt, họng.

Nguyên nhân gây bệnh đậu gà

Bệnh đậu gà do virus đậu poxvirus. Gà, gà tây, gà lôi, chim và cả thuỷ cầm đều có thể nhiễm bệnh với các chủng virus đậu gà.

Lây truyền bệnh

Lây truyền do các chất thải vật mang mầm bệnh truyền cho con khoẻ trong trại, lây qua các vết thương trực tiếp. Những con vật hút máu như muỗi mòng, ruồi có thể truyền lây từ con bệnh tới con khoẻ hoặc mang virus tới các chuồng trại ở gần. Thời gian ủ bệnh từ 4-10 ngày.

Triệu chứng, bệnh tích

Bệnh đậu gà có 2 thể khô và ướt: Bệnh đậu gàBệnh đậu gà

Đậu gà thể khô (ở da): Các mụn vảy mọc ở những vùng không có lông như tích, mào, quanh mỏ, quanh mắt, chân, có khi mọc cả ở hậu môn, ở phía trong cánh. Mụn sưng tấy rồi tím sẫm dần, khô đóng vảy dễ bong. Gà vẫn ăn uống tuy có kém hơn bình thường một ít, gà hay lắc đầu, vẩy nến chữa khỏi gà lại phát triển bình thường, chết rất chậm.

Đậu gà thể ướt (ở niêm mạc): Lúc đầu viêm cata ở niêm mạc miệng, thanh quản, gà ho, vẩy nến. Viêm loang dần thành các nốt phồng, niêm mạc hồng rồi đỏ sẫm, dày lên, tạo thành các lớp màng giả dính chặt vào niêm mạc, gà khó thở và ăn uống khó khăn. Mào, tích sưng, đau, phù thủng. Gà ốm ủ rủ, bỏ ăn, bỏ uống, gầy, có thể bị chết.

Có trường hợp cả 2 thể kết hợp khi gà ốm…

Gà ít chết, tỷ lệ thấp 1-2%, thường tổn thương nhẹ ở đầu, tỷ lệ chết cao khi chuyển thể đậu ướt. Gà đẻ trứng tỷ lệ đẻ giảm, sau một số tuần tỷ lệ trở lại bình thường.

Chẩn đoán bệnh

Dựa vào triệu chứng lâm sàng, các mụn đậu đầu, cổ, da và trên niêm mạc hầu.

Phân lập và giám định virus ở những nơi triệu chứng và bệnh tích không đặc hiệu.

Phòng và trị bệnh

Phòng bệnh

+ Dùng vaccin đậu gà nhược độc phòng bệnh cho gà:

– Gà thịt chủng 1 lần vào lúc gà 7-8 ngày tuổi.

– Gà đẻ sau 3, 4 tháng chủng lại lần 2.

+ Vệ sinh thú y

-Chuồng trại, thức ăn, nước uống thường xuyên được tẩy trùng.

-Bổ sung vào thức ăn hay nước uống vitamin AD3EC cho gà để giúp hồi phục vết thương nhanh.

AD3EC Hydrovit: Gà dò: 15 ml/100 con; Gà đẻ : 20 ml/100 con; Cho uống 3 ngày.

Vitamin ADE(gói): Gà thịt: 1 gói/200-300 con; Gà đẻ : 1 gói/100-200 con

Vitamin ADE(lọ):0,1ml/1con, tiêm bắp thịt. Dùng 3-5 ngày.

FeedmixB: Gà giống: 750g-1500g/250kgTA; Gà thịt: 600g-1200g/250 kg TA; Gà đẻ: 50g400g/250 kg TA

Multivit: 1 ml/2 kg TT, tiêm bắp thịt, tiêm dưới da. Dùng 2-3 ngày.

Điều trị bệnh

Điều trị cho thể đậu khô, chữa cho từng con. Cạy sạch các vảy mụn rồi có thể dùng cồn Iod 1-5% bôi vào mụn đậu, xanh methylen 2%. Dùng thuốc sát trùng nhẹ như axit boric 3%, sunphat kẽm 10%, nước chanh hoặc dầu hỏa cọ rửa các vết loét ở miệng, hầu, vảy mụn cạy ra cần thu gom đốt hết.

Dùng một trong các loại kháng sinh sau để điều trị nhiễm khuẩn thứ phát:

-Trimetoxazol 24%: 1 ml/5 kg TT/1 ngày, tiêm sâu bắp thịt. Dùng 3 ngày

-Neotesol: 60-120 mg/1 kg TT/1 ngày pha với nước. Dùng 3-5 ngày.

-Costrimil 24%: 1g/5 kg TT. Dùng 3-5 ngày.

-Costrim2 12%: 1g/2,5 kg TT. Dùng 3-5 ngày.

-Chlortetradexa: 1mI/5 kg TT, tiêm sâu bắp thịt. Ngày 1 lần, liên tục 3 ngày.

-Chlortetradexa: 0,2-0,3 ml/con, tiêm sâu bắp thịt. Ngày 1 lần, liên tục 3 ngày.

0