04/06/2018, 10:56

Giới thiệu về Cam thảo

Cam thảo ở nước ta hiện nay đang được sử dụng rất phổ biến. Đa số mọi người đều biết cam thảo loại khô có vị ngọt thanh và được dùng làm nước uống giúp thanh nhiệt. Tuy nhiên chúng còn có rất nhiều các tác dụng như chữa các bệnh về đường hô hấp, giải cảm, tốt cho tim phổi, điều trị loét dạ dày ...

Cam thảo ở nước ta hiện nay đang được sử dụng rất phổ biến. Đa số mọi người đều biết cam thảo loại khô có vị ngọt thanh và được dùng làm nước uống giúp thanh nhiệt. Tuy nhiên chúng còn có rất nhiều các tác dụng như chữa các bệnh về đường hô hấp, giải cảm, tốt cho tim phổi, điều trị loét dạ dày … Hôm nay caythuocdangian.com sẽ giới thiệu toàn bộ các thông tin về Cam thảo để bạn đọc nắm được.

Nội dung bài viết

Cam thảo là thân hay rễ của cây Cam thảo được phơi khô hay sấy khô. Chúng được sử dụng rất thông dụng trong cuộc sống và trong đông y và tây y.

Cam thảo

Cam thảo được chia làm 3 loại khác nhau: Cam thảo bắc, cam thảo dây và cam thảo nam. Mỗi loại sẽ có các hình dạng cây, cấu trúc và tác dụng khác nhau nên các bạn cần chú ý.

Phân loại

Cam thảo bắc

Cam thảo bắc

Còn được gọi là bắc Cam thảo, sinh cam thảo, quốc lão và có tên khoa học là Clycryrrhiza uralensis Fish và Glycyrrhiza glabra L. Chúng thuộc họ canh bướm Fabaceae ( Papilionaceae). Chúng có xuất xứ từ Uran ( Glycyrrhiza uralensis Fish) hay xuất xứ châu Âu Glycyrrhiza glabra L. Chúng được gọi tên là Cam thảo là do có vị ngọt, thảo là cỏ hay dịch ra là cỏ có vị ngọt.

Cam thảo bắc là loại cây sống lâu năm, chiều cao từ 1 đến 1.5m. Toàn thân có lông mỏng, lá kép lông chim lẻ, hình trứng đầu nhọn. Chiều dai của chúng từ 2-6 cm, chiều rộng từ 1.5-3 cm. Hoa của chúng được nở vào mùa thu hoặc hè có màu tím nhạt hình bướm dày từ 14-22 cm. Quả của chúng dài 3-4 cm rộng khoảng 6-8 cm màu nâu giáp cong hình lưỡi liềm, mặt có nhiều lông. Trong quả có từ 2-8 hạt nhỏ, dẹt, đường kính từ 1.5 đến 2 mm màu xanh đen hoặc xám nâu.

Cam thảo bắc được trông bằng hạt hoặc thân rễ, sau 4-5 năm có thể thu hoạch. Mùa thu hoạch tốt nhất là mùa xuân hoặc đông. Sau khi đào rễ họ sẽ xếp thành đống để cho lên hơn men cho chúng có màu hơi vàng.

Cam thảo dây

Cam thảo dây

Còn có tên gọi là tương tư tử, tương tư đằng, dây chi chi. tương tư đậu… Tên khoa học của Cam thảo dây là Abrus precatorius L, cũng thuộc họ canh bướm Fabaceae.

Cam thảo được dùng từ bộ phận Rễ và lá phơi khô, hạt của chúng cũng được sử dụng.

Cam thảo dây là loại dây leo, cành gầy nhỏ thân có nhiều xơ. Lá cây kép hình lông chim, chiều dài cả cuống từ 15-24 cm gồm 8-20 đôi lá chét, cuống chung ngắn. Lá chét hình giống hình chữ nhật dài 5 đến 20 mm, rộng từ 3 đến 8 mm. Hoa cây màu hồng mọc thành chùm nhỏ ở đầu cành hay kẽ lá. Quả thon dài 5cm rộng 12 đến 15mm, dầy từ 7-8 mm. Hạt của chúng hình trứng, vỏ cứng, bóng màu đỏ có 1 điểm đen lớn ( xem hình).

Cam thảo dây được mọc hoang và trồng ở nhiều nơi, ở Hà Nội chúng được bán thành bó dây và lá cam thảo. Rễ và hạt của loài này ít được thấy bầy bán.

Cam thảo nam

Cam thảo nam

Còn được gọi là dã cam thảo, thổ cam thảo, giả cam thảo. Tên khoa học của Cam thảo nam là Seoparia dulcis L thuộc họ hoa mõm chó Scrophulariaceae. Cam thảo nam (herba Sceopariae) sử dụng toàn bộ cây tươi hoặc khô ( phơi hoặc sấy).

Cam thảo nam là loại cây mọc thẳng đứng, cao từ 40 đến 80 cm, thân ngắn có rễ to hình trụ. Lá đơn mọc đối, hoặc 1 vòng 3 phiến lá, lá hình trứng lộn ngược hay hình mác rộng 8-12 mm, dài từ 1,5 đến 3 cm. Phía cuống hẹp dần, thành cuống ngắn, ở phần mép lá phía trên có răng cưa to, phía dưới thì bình thường. Hoa mùa trắng mọc ở kẽ lá, hoa thường được nở vào mùa hè, chúng mọc riêng lẻ hoặc thành đôi. Quả nhò hình cầu ở bên trong chứa nhiều hạt nhỏ.

Cây được mọc ở khắp Việt Nam có thể thu hái quanh năm, có thể dùng cả khô và tơi để làm các vị thuốc.

Thành phần hóa học của Cam thảo

Đối với Cam thảo bắc

Phân tích cho thấy thành phần hóa học trong Cam thảo bắc bao gồm : 25-30 % tinh bột, 11 – 30 mg vitaminC, 2.4 – 6.5% sacaroza, 3- 8 % glucoza, 0.3 – 0.35% tinh dầu và các chất anbuyminoit, gôm, nhựa.. Hoạt tính chính trong Cam thảo là glyxyridin ( glycyrrhizin) khoảng từ 6-14% có khi tới tận 24%. Glyxyrizic là muối của kali và canxi của muối glyxyric được các nhà bác học người Đức nghiên cứu và chiết suất từ năm 1819. Axit Glyxyretic không có vị ngọt tuy nhiên glyxyrizin và glyxyrizin kết hợp kiềm thổ hoặc amoniac thì ngọt hơn.

Đối với Cam thảo dây

Lá và rễ của chú có chứa chất ngọt tương tự như Glyxyrizin trong rễ của Cam thảo bắc. Độ ngọt của chúng ít hơn và có một vị hơi nhặng đắng, tỉ lệ chất này khoảng 1-2 %. Hạt của chúng cứa chất protit độc là abrin C12H14N2O2, chất abralin H13H14O7  là gucozit có tinh thể men tiêu hóa và chất béo lipaza gồm 2.5% chất béo. Chất henagglutinin làm vón máu và nhiều men ureaza.

Đối với Cam thảo nam

Trong cây có thành phần ancaloit và 1 loại chất đắng, trong cây còn có thành phần axit xilixic và chất amelin. Cây có vị ngọt nhưng ko có thành phần giống Cam thảo bắc.

Tác dụng của Cam thảo

Cam thảo trong tây y như một vị thuốc phụ trợ, để làm cho thuốc dễ uống nhưng trong đông y Cam thảo là thành phần của các đơn thuốc chữa rất nhiều bệnh. Chúng là thành phần vô cùng quan trọng trong việc nghiên cứu trong phòng thí nghiệm và trên lâm sàng đã qua kinh nghiệm của dân gian.

1. Trị bệnh cảm lạnh và các bệnh về đường hô hấp

Cam thảo có tác dụng làm giảm một số bệnh liên quan đến cảm lạnh và đường hô hấp như: cảm lạnh,  viêm phế quản và viêm họng. Chúng còn có tác dụng giúp long đờm, làm loãng dịch nhầy của đường hô hấp do đó dễ tống chúng ra ngoài. Nó cũng có tác dụng tương tự trong điều trị bệnh dị ứng viêm mũi, hen phế quản và các bệnh dị ứng. Chiết xuất Cam thảo và sử dụng sẽ có thể giúp hạ sốt và đau đầu.

2. Trị đau dạ dày, loét dạ dày

Cam thảo giúp đẩy nay quá trình làm lành vết loét dạ dày, nó được sử dụng như một thảo dược riêng biệt để trị bệnh tá tràng, loét dạ dày lâu năm. Một số nghiên cứu khoa học cho thấy Cam thảo deglycyrthizinate kết hợ với các kháng chất của acid giúp chữa lành các vết loét dạ dày. Các nhà khoa học cho rằng Cam thảo có thể bảo vệ được thành niêm mạc dạ dày bằng quá trình thúc đẩy các hoạt động của tế bào tiết dịch dạ dày. Nó bảo vệ niêm mạc dạ dày tiếp xúc với axit của dạ dày để có thể đẩy nhanh việc làm lành vết loét. Chất Flavonoid được chiết xuất từ Cam thảo có tác dụng ức chế sự phát triển của vi khuẩn Hellicoacter pylori loại vi khuẩn làm loét dạ dầy.

3. Ngăn ngừa nhiễm vi khuẩn, virus

Cam thảo có khả năng làm tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể bằng cách kích hoạt interferon trong cơ thể. Đây là loại protein do cơ thể sinh ra khi virus tấn công, chúng ngăn chặn sự phát triển của các loại viru này. Do đó Cam thảo có khả năng tăng cường hệ thống miễn dịch, tăng khả năng phòng ngừa các loại virus, đặc biết là herpes sinh dục và herpes môi do virus herpes simplex gây ra. Cam thảo còn là thành phần ddeer điều chị viêm gan siêu vi chủ yếu là viêm gan B và C.

4. Bảo vệ tim 

Cam thảo có khả năng kiểm soát cholesterol bằng cách tăng thành phần mật trong cơ thể. Acid mật là thành phần để loại bỏ cholesterol thừa trong cơ thể. Chúng còn có tác dụng ngăn chặn quá trình oxy hóa của cholesterol gây hại LDL đây là nguyên nhân chính gây ra các bệnh tim mạch

5. Làm da mềm, đẹp

Cam thảo có tác dụng làm đẹp cho da, giúp da mềm mại, chúng còn được sử dụng để chữa các bệnh về da. Cam thảo có tính khàng viêm nên được dùng để điều trị một số loại bệnh về da như: khô da, ngứa, vảy nến, viêm da, dị ứng.

6. Giảm các triệu trứng giai đoạn mãn kinh

Cam thảo có chứa estrogen và flavonoid  và các kích thíc tố nữ. Các chết này có tác dụng làm giảm các triệu trứng khó chịu trong giai đoạn mãn kinh và tiền mãn kinh. Chúng có thể  giúp giảm đau trước và trong thời kỳ kinh nguyệt.

Các bài thuốc từ Cam thảo

1. Trị bệnh viêm nhiễm như: u nhọt, sưng tấy, sưng họng, viêm tuyến vú, chàm lở, lở mồm

Cách dùng: dùng Sinh cam thảo kết hợp với một số loại thuốc thanh nhiện giải độc trị ung nhọt. Một số loại kết hợp như Liên kiều, Kim ngân hoa, Bồ công anh

2. Trị viêm loét dạ dày, tá tràng

Cách dùng: Uống cao lỏng cao thảo khoảng 15ml, ngày 4 lần liên tục trong 6 tuần.

3. Trị lao phổi

Cách dùng: Cam thảo 18 gam, sắc còn 150ml chia 3 lần uống trong ngày. Uống liên tục 1-3 tháng kết hợp với thuốc chống lao.

4. Trị viêm gan

Cách dùng: Dùng viên Cam thảo Glycyricin  làm giảm hoại tử tế bào gan, giảm thoái hóa gan. Tăng tế bào gan tái sinh, hẹn chế sự tăng sinh của tố chức liên kết, do đó làm giảm sơ gan.

5. Trị rối loạn nhịp đập tim

Cách dùng: Dùng Cam thảo sắc  30 gam mỗi ngày 1 tháng, sắc chia rang sáng tối. Trường hợp ra mồ hôi, mất ngủ, bứt rứt, nóng lạnh thất thường nên uống trước bài Quế chi gia Long cốt mẫu lệ thang, rồi mới uống thang này.

6. Trị lưng, chân đau

Cách dùng: Châm huyệt vùng đau bằng dịch cam thảo 300% 4ml. Cách 4-7 ngày làm một lần đối với bệnh cấp 1 liệu trình.

7. Trị xuất huyết tiểu cầu

Cách dùng: Cam thảo 30gam sắc uống chia 3 mỗi ngày, dùng liền trong 2-3 tuần.

8. Trị nhiễm độc thức ăn

Cách dùng: Cam thảo sinh 9-15 gam, sắc nước chia 3 đến 4 lần uống trong 2 giờ. Trường hợp nặng hơn dùng 30 gam sắc cô còn 300ml, khoảng 3-4 giờ xông thụt dạ dày 100ml và rửa dày.

9. Trị đái nhạt

Cách dùng: Uống bột cam thảo, ngày uống 4 lần.

10. Trị viêm học mạn

Cách dùng: Cam thảo sống 10gam ngâm nước sôi uống như nướ tra, hết ngọt bỏ đi, uống liên tục đến khi hết bị. Kiên các loại thực phầm như cá, ớt đường. Bệnh nhẹ uống 1-2 tháng, nặng uống 3 đến 5 tháng.

11. Trị viêm tuyến vú

Cách dùng: Cam thảo, xích dược mỗi loại 30 gam. Sắc uống mỗi ngày 1 thang, uống từ 1 đến 3 thang.

12. Trị viêm tắc tính mạch

Cách dùng: Cam thảo cô 15ml mỗi ngày hoặc cam thảo 50 gam sắc phân uống 3 lần trong ngày trước khi ăn.

13. Trị chứng nứt da

Cách dùng: Cam thảo 50 gam ngâm cồn 75% 200ml, sau 24h bỏ xác cho glycerin 200ml. Rửa sạch vết nứt rồi bôi thuốc vào.

Chú ý khi sử dụng Cam thảo

Khi sử dụng cam thảo cần chú không được sử dụng quá liều lượng, do chứa glycyrthizin nên gây ra nhiều tác dụng phụ và có hại cho sức khỏe như:

Sử  dụng nhiều Cam thảo cũng gây hại cho hệ thống tim và gan, chúng còn được chống chỉ định cho một số bệnh nhân mắc bệnh tim mạch, gan thận… Phụ nữ mang thai cũng không nên sử dụng lại dược phẩm này.

Cam thảo cũng có thể phản ứng với một số các thành phần khác gây tác dụng không mong muốn. Một số chất không nên kết hớp:

Trên đây là toàn bộ các kiến thức về Cam thào mà caythuocdangian.com muốn chia sẻ cho bạn đọc. Hãy chia sẻ bài viết để mọi người hiểu hơn về Cam thảo. Nếu bạn có thắc mắc gì xin vui lòng để lại comment dưới bài viết.

0