04/06/2018, 10:55

Hồ tiêu là gì?

Nhắc đến Hồ tiêu chắc ai cũng biết đến một loại gia vị hàng ngày không thể thiếu trong các món ăn cay, nóng. Với vị cay, thơm nồng, chúng được rất nhiều người dân ưa chuộng. Không chỉ là thành phần của các bữa ăn Hồ tiêu còn có tác dụng chưa nhiều bệnh như: trướng bụng, đau dạ dày, tiêu chảy, ...

Nhắc đến Hồ tiêu chắc ai cũng biết đến một loại gia vị hàng ngày không thể thiếu trong các món ăn cay, nóng. Với vị cay, thơm nồng, chúng được rất nhiều người dân ưa chuộng. Không chỉ là thành phần của các bữa ăn Hồ tiêu còn có tác dụng chưa nhiều bệnh như: trướng bụng, đau dạ dày, tiêu chảy, ho… Hôm nay caythuocdangian.com sẽ tìm hiểu loài cây này cùng bạn đọc nhé.

Nội dung bài viết bao gồm:

Tên gọi khác của hồ tiêu là hạt tiêu, hắc hồ tiêu, tiêu.Tên Hán việt là Cổ Nguyệt, Hắc Cổ Nguyệt, Bạch Cổ Nguyệt, Bạch Xuyên, Hắc Xuyên. Tên khoa học là Piper nigrum L. Thuộc họ Hồ tiêu (Piperaceae). Là loại cây chủ yếu lấy quả và hạt, được dùng làm thuốc và gia vị trong các món ăn dưới dạng khô hoặc tươi.

Cấy và quả hồ tiêu khi xanh

Mô tả Hồ tiêu

Thuộc loại cây dây leo, sống nhiều năm. Thân cây có một chút đặc biệt là thân mọ cuốn,các nhánh của thân có những rễ móc để dính lấy thân cây. Thân cây dài, không có lông.Lá hồ tiêu tựa giống lá trầu không nhưng thuôn và dài hơn chút.Hoa mọc thành cụm đối diện với lá, là những bông hoa thõng xuống giống hình đuôi sóc.Khi chín sẽ rụng cả chùm.

Quả hồ tiêu có dạng hình cầu, mọng, không cuống, đường kính cỡ 4-6mm, chừng 20-30 quả 1 chùm. Khi non màu xanh lục, sau chuyển thành vàng và khi chín là màu đỏ. Hạt tách ra từ quả, quả có 1 hạt duy nhất, hạt cứng, có mùi thơm và vị cay. Có các loại như hồ tiêu trắng, hồ tiêu xanh, hồ tiêu đen và hồ tiêu đỏ.

Phân bố và thu hái

Ở Việt Nam, hồ tiêu được trồng ở nhiều tỉnh, từ Bắc vô Nam, được trồng nhiều nhất ở vùng đất đỏ bazan từ Quảng Trị đến các tỉnh Tây Nguyên. Ở Nam Bộ, cũng có trồng nhiều như Châu Đốc, Bà Rịa, Hà Tiên…

Một số nước cũng khá phổ biến trồng hồ tiêu như Thái Lan, Ấn Độ, Malaixia, Indonexia, Campuchia, Trung Quốc (đảo Hải Nam)…

Hồ tiêu chín và thu hoạch

Hồ tiêu được thu hoạch mỗi năm một lần, vào cuối mùa thu hoặc đầu mùa xuân năm sau. Muốn thu hoạch được hồ tiêu đen thì người ta hái quả khi quả trên cây có 1-2 quả màu đỏ, hoặc vàng, sau đó phơi khô hoặc sấy. Còn hồ tiêu trắng (hồ tiêu sọ) thì thu hái khi quả trên cây chín đỏ, sau đó nâm nước vài ngày cho tróc vỏ, rồi phơi khô.

Thành phần hóa học

Hàm lượng vitamin C có trong hồ tiêu rất nhiều, nhiều hơn cả cà chua. Trong hồ tiêu chứa 1,2-2% tinh dầu nên tiêu có mùi thơm, 36% tinh bột, 5-9% piperin, 8% chất béo, 2,2-6% chanvixin và 4% tro. Trong đó piperin và chanvixin là 2 loại ancaloid có vị cay làm cho tiêu cũng cay.

Một nửa cốc hồ tiêu xanh, hồ tiêu vàng hay đỏ cung cấp hơn 230% nhu cầu canxi của 1 người trong 1 ngày.

Trong đông y, hồ tiêu có vị cay, tính nóng, không độc, có tác dụng ôn trung chỉ thống, chủ trị chứng đau bụng lạnh, buồn nôn, tiêu chảy.

Tác dụng chữa bệnh của Hồ tiêu

1. Chữa vết rết cắn:

Cách dùng: Hồ tiêu nghiền thành bột rồi đắp lên vết thương.

2. Trị bệnh chàm

Cách dùng: nghiền thành bột 10 viên hồ tiêu, trộn vào 1 lít nước đun sôi, đến khi nước ấm thì dùng để rửa vết chàm, ngày rửa 2 lần.

3. Chân tay bị cước do lạnh

Cách dùng: ngâm hồ tiêu vào nước theo tỉ lệ 1:9, sau 7 ngày lọc lấy nước, bôi trực tiếp vào chỗ bị cước, ngày 1 lần.

4. Bị sốt rét

Hồ tiêu chữa bệnh

Cách dùng: Hồ tiêu nghiền thành bột, xác ve sầu sấy khô nghiền thành bột, đựng vào mỗi lọ riêng. Mỗi lần dùng lấy 3g hồ tiêu trộn chung với 3g xác ve sầu, gói vào giấy kín để 3-4h, rồi mở ra uống cùng nước đun sôi để nguội. Áp dụng cho cả trường hợp sốt ngày 1 lần hoặc sốt cách ngày.

5. Chữa răng sâu, răng đau

Cách dùng: Nghiền nhỏ 1 lượng bằng nhau hồ tiêu với tất bát, trộn cùng chút mật ong, vê thành viên nhỏ như hạt vừng. Mỗi lần dùng 1 viên nhét vào chỗ răng đau hoặc bị sâu.

6. Da bịlang ben

Cách dùng: lấy lá hồ tiêu tươi, giã nát trộn với giấm hoặc rựơu, cho vào vải và xát nhẹ lên vết lang.

7. Trị buồn nôn nhiều ngày không dứt

Cách dùng: lấy 1g bột hạt tiêu, gừng sống thái lát sấy khô nghiền bột, trộn chung với nhau. Cho vào đun với 200ml nước cho đến khi còn 100ml, chia thành 3 lần uống trong ngày, uống khi còn ấm.

8. Cơ thể thiếu canxi gây co rút

Cách dùng: lấy 20 hạt tiêu sọ và 2 vỏ trứng gà, sấy vàng rồi nghiền thành bột chia 14 gói nhỏ. Mỗi ngày uống 1 gói với nước ấm.

9. Chữa bệnh thổ tả

Cách dùng: nghiền bột hỗn hợp gồm 49 hạt hồ tiêu và 150 hạt đậu xanh. Mỗi lần uống 3g với nước canh đu đủ.

10. Trị viêm thận

Cách dùng: lấy 1 quả trứng gà chọc một lỗ nhỏ, cho vào 7 hạt tiêu, lấy chút bột mỳ bịt kín lỗ thủng. Sau đó, hấp cách thủy quả trứng cho chín.Người lớn ngày 2 quả, trẻ em 1 quả.Liệu trình 10 ngày, dừng 3 ngày rồi tiếp tục đợt 2.

11. Chữa trướng bụng, đại tiện bí, đau

Cách dùng: cho 20 hạt tiêu đập dập vào 200ml nước, đun cho đến khi còn 100ml. Bỏ bã rồi cho thêm 20g mang tiêu, tiếp tục sắc lấy nước uống.

12. Trị chứng đau dưới tim

Cách làm: cho 49 hạt tiêu vào 10ml sữa bò tươi nguyên chất, nghiền đều. Nếu người bệnh là nữ thì cho thêm 1 miếng đương quy, là nam thì cho thêm lát gừng sống, hòa vào với rượu uống.

13. Buồn nôn, không ăn được

Cách làm: nghiền thành bột 15g hạt tiêu và 15g bán hạ. Gừng tươi cho thêm chút nước giã nhỏ vắt lấy nước bỏ bã, trộn vào hỗn hợp bột trên, vê thành viên to như hạt đậu, ngày uống 20-30 viên với nước gừng loãng.

14. Chữa bệnh đau dạ dày:

Cách làm: lấy 7 quả táo tàu bỏ hạt, bỏ vào ruột táo 7 hạt tiêu sọ, buộc lại và đem hấp cách thủy cho chín, sau đó nghiền nát, vê thành viên bằng hạt đậu. Mỗi lần uống 7 viên với nước ấm. Nếu thấy đói thì nên ăn cháo.

Xem thêm bài viết cam thảo cũng có tác dụng trị đau dạ dày.

15. Thương hàn, ho ngược lên, dạ dày nhiễm lạnh

Cách làm: đập dập 30 hạt tiêu, 2g xạ hương, cho vào 200ml rượu. Sắc cho đến khi còn 100ml, uống khi còn nóng.

16. Trị chứng ngũ tạng bị lạnh, bị lạnh bụng gây nôn

Cách làm: cho 30g hạt tiêu ngâm trong 1 lít rượu. Mỗi lần uống 1-2 ly con trước khi ăn.

17. Chữa trẻ em bị tiêu chảy:

Cách làm: nghiền thành bột 1-2 hạt tiêu trắng, cho vào rốn rồi dan bang dính, sau 24h lại thay, một ngày thay 2-3 lần.

18. Trị quai bị

Cách làm: nghiền thành bột 0,5-1g hạt tiêu rồi trộn với 5-10g bột mỳ trắng, cho vào nước ấm trộn thành dạng hồ, cho vào gạo rồi đắp lên chỗ đau, dán băng keo, ngày thay 1 lần.

19. Âm hộ bị sưng ngứa

Cách làm: cho 9 hạt tiêu vào đun sôi, lấy nước khi còn ấm rửa.

Xem thêm bài rau diếp cá cũng có tác dụng chữa viêm âm hộ.

20. Chữa bệnh phong thấp

Chữa bệnh phong thấp

Cách làm: lấy 1 lượng bằng nhau gồm hạt tiêu, hồi, phèn chua, tán nhỏ xoa bóp vào chỗ đau.

21. Chữa đi lỏng, ăn không tiêu:

Cách làm: lấy lượng bằng nhau tiêu và bán hạ chế, tán nhỏ, vê thành viên bằng hạt đậu. Ngày uống 15-20 viên với nước gừng.

22. Trị ho lâu không khỏi

Cách làm: lấy 6 hạt tiêu với 2 quả thận lợn, cắt miếng, cho đun lấy nước uống.

Một số lưu ý khi dùng Hồ tiêu

Do tính nóng của hồ tiêu nên chỉ dùng một lượng vừa phải sẽ giúp kích thích tiêu hóa, ăn ngon. Nhưng nếu dùng nhiều sẽ kích thích niêm mạc dạ dày gây sung huyết, phát mụn nhọt, gây trĩ và đái ra máu. Trong trường hợp có phản ứng không tốt do ăn nhiều hồ tiêu thì đun nước đậu xanh uống để giải độc.

Piperin gây độc ỏ liều cao, lam tăng huyết áp, tê liệt hô hấp và một số dây thần kinh.

Hồ tiêu còn có tác dụng sát trùng, diệt ký sinh trùng và gây hiện tượng hắt hơi.

Những người âm suy có hỏa nhiệt thì không nên dùng.

Cây hồ tiêu được xem là một trong những cây trồng chủ lực, có gái trị kinh tế cao, giá trị xuất khẩu cao nhất so với các mặt hàng nông sản khác.Hồ tiêu màu đỏ thẫm hơi ngã đen được sản xuất ở huyên Chư Sê, Ấn Độ và Bà Rịa, Vũng Tàu, Việt Nam.Giá trị xuất khẩu của loại tiêu này cao gấp 3-4 lần so với tiêu đen.

Do cơ địa mỗi người khác nhau, trước khi sử dụng hồ tiêu như một vị thuốc cần nhận đươc sự tư vấn của bác sĩ.

Trên đây là toàn bộ các kiến thức được caythuocdangian.com chia sẻ cho bạn đọc. Hãy like và share bài viết để nhiều người biết đến các tác dụng tuyệt vời của Hồ tiêu.

0