04/06/2018, 10:55

Bạch chỉ là gì?

Trong dân gian rất ít người được biết đến Bạch chỉ . Một loài cây nhỏ bẻ nhưng chúng lại có rất nhiều tác dụng như điều trị đa đầu, đau mắt cảm cúm, đau răng … Hôm nay caythuocdangian.com sẽ cùng các bạn đọc tìm hiểu về loài cây này nhé. Nội dung bài viết Bạch chỉ còn có tên gọi ...

Trong dân gian rất ít người được biết đến Bạch chỉ. Một loài cây nhỏ bẻ nhưng chúng lại có rất nhiều tác dụng như điều trị đa đầu, đau mắt cảm cúm, đau răng … Hôm nay caythuocdangian.com sẽ cùng các bạn đọc tìm hiểu về loài cây này nhé.

Nội dung bài viết

Bạch chỉ còn có tên gọi khác là cưu lý, trúc căn, chỉ hương, bách chiểu, hòe hoàn, phương hương, ly hiêu… Đây là một loại thảo dược quý hiếm, sống lâu năm, thân thảo với chiều cao trung bình từ 1 đến 1,5m. Phần thân bên trong rỗng, đường kính của thân có thể từ 2 đến 3cm.

Mô tả cây và hoa

Phía trên thường có những cụm hoa với lông ngăn, phía dưới thường nhẵn, bên ngoài có màu tím hồng. Phần rễ của cây bạch chỉ thường mọc thành những củ thẳng, dài, nhiều khi sẽ phân ra làm nhiều nhánh. Lá sẽ ôm lấy phần thân, có cuống dài, các bẹ rộng, phiến lá của chúng thường xẻ từ 2 cho tới 3 lần với hình lông chim.

Các cụm hoa của cây sẽ mọc tại kẽ lá hoặc đầu cánh với tán kép, phần cuống có chiều dài khoảng 4cm đến 8cm. Hoa bạch chỉ có màu trắng với mẫu 5. Quả có hình hơi tròn, bầu dục, bế đôi dẹp chiều dài khoảng 6mm.

Thành phần hóa học

Trong thành phần của bạch chỉ thường có một số những dẫn chất curamin chẳng hạn như Anhydro Byakangelicin, Phelloterin, imperatorin, Byak angelical, Byak angelicin, Neobyak Angelicol… và tinh dầu. Bên cạnh cạnh đó, bạch chỉ cũng có Scopetin và Marmezin.

Phân bố và thu hái

Bạch chỉ khô thái lát

Bạch chỉ thường tập trung chủ yếu tại khu vực Vân Nam Trung Quốc, sau đó du nhập vào nước ta và được trồng ở cả đồng bằng lẫn miền núi. Quá trình thu hái củ bạch chỉ thường diễn ra trong mùa thu, không được làm gẫy rễ hoặc sây xát phần vỏ. Đối với những cây đã ra hoa và kết hạt thì không được lấy rễ. Phần rễ con cần phải cắt bỏ, rửa sạch rồi tiến hành xông sấy diêm sinh trong thời gian 1 ngày, 1 đêm rồi mới sấy khô.

Tác dụng chữa bệnh của Bạch chỉ

1. Điều trị đau mắt, đau đầu

Với bài thuốc này ta sử dụng 16g bạch chỉ kết hợp cùng với 4g ô đầu còn sống. Toàn bộ nguyên liệu đem tán thành bột mịn, sử dụng ngày một chút đem pha cùng nước nước nóng hãm khoảng vài phút, uống thay trà hàng ngày.

2. Điều trị đầu phong

Sử dụng các nguyên liệu mang tiêu, uất kim, bạc hà, bạch chỉ với lượng vừa đủ. Ta đem tất cả tán thành bột mịn, mỗi lần chỉ dùng 1 lượng vừa đủ đem thổi trực tiếp vào mũi. Chỉ sau một thời gian bệnh sẽ thuyên giảm nhanh chóng.

3. Điều trị chóng mặt, chứng phong, sản hậu sinh

Dùng để chữa bệnh rất tốt

Dùng bạch chỉ đem tán thành bột, sau đó trộn cùng với mật ong để tạo thành viên hoàn. Mỗi ngày uống 1 viên liên tục trong 1 tháng bệnh sẽ đỡ. Với cách chữa bệnh bằng bạch chỉ này, người bệnh cũng cần phải kiên trì thì mới đem lại kết quả như mong muốn.

0