04/06/2018, 10:55

Giới thiệu về Đinh Hương

Cây Đinh hương một loại cây thường được dân gian biết đến với mùi hương đặc biệt của chúng, và chúng được sử dụng với mục đích làm thơm các không gian như phòng ngủ, xe ô tô… Tuy nhiên ít người biết được rằng Đinh hương có rất nhiều các tác dụng chữa bệnh như chữa viêm khớp, đau đầu, chăm ...

Cây Đinh hương một loại cây thường được dân gian biết đến với mùi hương đặc biệt của chúng, và chúng được sử dụng với mục đích làm thơm các không gian như phòng ngủ, xe ô tô… Tuy nhiên ít người biết được rằng Đinh hương có rất nhiều các tác dụng chữa bệnh như chữa viêm khớp, đau đầu, chăm sóc miệng… Hôm nay caythuocdangian.com sẽ cùng bạn đọc tìm hiểu về loài cây này nhé.

Nội dung bài viết:

Đinh hương (tên khoa học là Syzygium aromaticum) là một loài thực vật trong họ Đào kim nương (Myrtaceae) có các chồi hoa khi phơi khô có mùi thơm. Nó có tên gọi là đinh hương có lẽ là do chồi hoa của nó có hình dáng giống như chiếc đinh và có mùi thơm. Cây đinh hương có nguồn gốc ở Indonesia và được sử dụng như một loại gia vị gần như trong mọi nền văn hóa ẩm thực.

Cây Đinh hương

Đặc điểm

Cây đinh hương là cây xanh quanh năm có thể cao tới 10-20m. Lá của nó dài, hình bầu dục lớn và có số lượng lớn hoa màu đỏ thẫm mọc thành cụm ở đầu cành. Các chồi hoa đinh hương ban đầu có màu nhạt và dần dần trở thành màu lục, sau đó chúng phát triển thành màu đỏ tươi, là khi chúng đã có thể thu hoạch. Hoa đinh hương khi được thu hoạch dài khoảng 1,5–2 cm, bao gồm đài hoa dài, căng ra thành bốn lá đài hoa và bốn cánh hoa không nở tạo thành viên tròn nhỏ ở trung tâm.

Đài hoa dài

Phân bố

Cây đinh hương được trồng chủ yếu ở Indonesia và Madagascar; nó cũng được trồng tại Zanzibar, Ấn Độ, Sri Lanka và “quần đảo Hương liệu” (Molucca tức Maluku, Indonesia, còn được biết với tên gọi quần đảo Banda). Ở Việt Nam cây đinh hương rất thường gặp ở vùng nông thôn miền Trung và miền Bắc.

Thành phần

Đinh hương có chứa hóa chất gây mê rất mạnh gọi là eugenol. Eugenol không chỉ là một chất gây mê nó còn gây tê dây thần kinh và giảm đau.Tinh dầu đinh hương cũng được sử dụng trong hỗn hợp choji truyền thống (1% tinh dầu đinh hương trong dầu khoáng) và nó được dùng để lau chùi các lưỡi kiếm của người Nhật để ngăn cản sự mờ xỉn của mặt được đánh bóng.

Công dụng của cây Đinh hương

Với mùi hương dễ chịu và có nhiều tác dụng với sức khỏe nên đinh hương không những được dùng làm gia vị mà nó còn được chế biến làm mỹ phẩm và thuốc chữa bệnh. Trong y học cổ truyền người ta còn dùng nụ hoa đinh hương phơi khô như một vị thuốc với tác dụng làm ấm tỳ, vị, thận và bổ dương…

Tác dụng chữa bệnh rất tốt

Tác dụng chữa bệnh của cây

1. Chăm sóc răng miệng

Eugenol, thành phần chính trong đinh hương là hợp chất đã được sử dụng trong điều trị nha khoa từ nhiều năm nay. Theo nhiều nghiên cứu, chất gây mê eugenol có trong đinh hương cao hơn gấp khoảng 20 lần so với eugenol có trong những loại thảo dược khác.Vì vậy, đinh hương có tác dụng làm giảm đau răng, đau nướu răng và loét miệng hiệu quả.

Khi bị đau nhức răng bạn chỉ cần thoa tinh dầu đinh hương vào vùng răng bị viêm nhiễm, đau nhức hoặc nhai vài mẩu đinh hương, sau một vài phút bạn sẽ có cảm giác bị tê, giảm đau, sát khuẩn hiệu quả.

Bạn có thể thêm tinh dầu đinh hương vào kem đánh răng rồi chải răng sẽ bảo vệ răng khỏi bị sâu và diệt vi khuẩn hại răng.

Ngoài ra, các mùi đặc trưng của dầu đinh hương sẽ giúp loại bỏ hơi thở hôi cho răng miệng của bạn. Chỉ cần hòa vài giọt tinh dầu đinh hương vào nước và súc miệng hàng ngày sẽ cải thiện dần mùi hôi khó chịu ấy.

Chính vì thế, dầu cây đinh hương là một thành phần để chế biến ra nhiều sản phẩm đa khoa như nước súc miệng, thuốc chữa đau răng, thuốc làm trắng răng…Các nha sĩ cũng pha trộn dầu đinh hương với ô xit kẽm và dùng nó như một vật liệu làm trắng răng tạm thời.

2. Giúp giảm căng thẳng trong cuộc sống

Tinh dầu làm giảm căng thẳngTinh dầu làm giảm căng thẳng

Trong cuộc sống bạn thường phải đối mặt với nhiều áp lực dẫn đến stress. Để loại bỏ stress thì đinh hương là một liệu pháp tự nhiên hữu hiệu. Tinh dầu đinh hương có tác dụng kì diệu trong việc kích thích tâm lý và loại bỏ sự căng thẳng, mệt mỏi về tinh thần.

Mùi thơm của tinh dầu đinh hương có tác dụng kích thích cơ thể thư thái, hưng phấn, giúp bạn thấy thoải mái, dễ chịu hơn và lấy lại sự cân bằng của cuộc sống. Tinh dầu đinh hương còn rất tốt cho những người có mắc bệnh mất ngủ, trầm cảm…Sử dụng một lượng tinh dầu đinh hương vừa đủ sẽ giúp bạn ngủ ngon hơn.

3. Tác dụng thúc đẩy tiêu hóa

Đinh hương có tác dụng thúc đẩy các enzyme trong cơ thể giúp tăng cường chức năng tiêu hóa. Chúng được sử dụng để chữa bệnh đau dạ dày và rối loạn tiêu hóa.Dầu đinh hương cũng có hiệu quả trong vấn đề liên quan đến bao tử như trục trặc, khó tiêu, đầy hơi, bệnh tả.

Sử dụng hỗn hợp bột đinh hương trộn mật ong để uống có hiệu quả trong việc giảm ói mửa đồng thời xoa dịu cơn đau dạ dày. Chỉ cần xoa một chút dầu đinh hương pha loãng là bạn có thể đánh bay cơn đầy bụng khó chịu.Đặc biệt, phụ nữ có thai và đang cho con bú vẫn có thể sử dụng đinh hương bởi nó lành tính.

4. Tác dụng sát khuẩn

Đinh hương có tính sát trùng rất cao. Do đó dầu cây đinh hương rất hữu ích để điều trị các vết thương, vết cắt, ghẻ, nấm, bệnh nhiễm trùng, vết bầm tím, nhiệt, ghẻ… Đinh hương được coi là thuốc sát trùng tự nhiên cho làn da. Nó cũng có thể được sử dụng trong điều trị vết côn trùng cắn và đốt.

Ngoài ra, dầu đinh hương thường được khuyên dùng để chăm sóc da, đặc biệt nó có tác dụng điều trị mụn trứng cá.

Tuy nhiên dầu đinh hương nguyên chất rất mạnh, khi sử dụng trên da bạn hãy nhớ pha loãng tinh dầu này và không nên sử dụng nó cho làn da nhạy cảm.

5. Tác dụng giảm ho

Nụ hoa có tác dụng chữa bệnh

Khi thời tiết thay đổi khiến cơ quan hô hấp của bạn có thể chưa thích nghi kịp thời, điều đó cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng ho kéo dài.Tuy nhiên, chỉ cần ngậm hỗn hợp bột đinh hương trộn với vài hạt muối tinh là bạn có thể giảm ho một cách hiệu quả.Với tính kháng khuẩn rất cao đinh hương có tác dụng loại bỏ đờm và vi khuẩn gây bệnh trong cổ họng. Tích cực nhai những nụ đinh hương sẽ giúp giảm bệnh viêm họng.

6. Giảm đau nhức xương khớp

Đau nhức xương khớp là căn bệnh phổ biến hiện nay mà hầu hết mọi người đều mắc phải. Đinh hương là một giải pháp tự nhiên khá hữu hiệu cho việc giảm đau nhức xương khớp. Để sử dụng hiệu quả, bạn nên sử dụng hỗn hợp rượu đinh hương, quế và gừng. Ngâm đinh hương, quế, gừng vào rượu trắng khoảng 7 ngày là bạn đã có sử dụng để xoa bớp vào chỗ đau làm giảm đau nhức xương khớp. Ngoài ra, bạn cũng có thể giã nhỏ hỗn hợp này rồi sao nóng và chườm lên chỗ đau mỏi, hiệu quả sẽ rõ rệt.

Xem thêm bài Hoa hồi cũng có tác dụng chữa đau nhức xương khớp

7. Giảm đau nhức đầu

Cây đinh hương có chứa hóa chất eugenol có tác dụng gây mê, gây tê dây thần kinh và giảm đau do đó nó có tác dụng làm mát và giúp đỡ giảm thiểu sự đau đầu. Khi bị đau đầu bạn có thể sử dụng dầu đinh hương trộn với muối đểthoa trên trán, chúng sẽ giúp bạn giảm đau đáng kể.

8. Tăng lưu thông máu

Dầu đinh hương giúp tăng cường sự trao đổi chất của cơ thể bằng cách tăng lưu thông máu và làm giảm nhiệt độ cơ thể. Nó cũng là loại thảo mộc giúp làm sạch máu, thanh lọc cho cơ thể.

9. Tăng cường hệ miễn dịch

Do những đặc tính kháng virus và khả năng làm sạch máu có trong cây đinh hương nên cả cây đinh hương và dầu đinh hương là phương thuốc gia đình hiệu quả để thúc đẩy hệ miễn dịch.

10. Chữa viêm bờ mi

Viêm bờ mi là tình trạng viêm trên lông mi và là một tình trạng rất khó chịu. Nó không chỉ gây đau đớn mà còn khiến các hoạt động của mắt rất khó khăn.Cả cây đinh hương, dầu đinh hương là phương thuốc hữu ích để điều trị cho triệu chứng viêm bờ mi.

Những lưu ý khi sử dụng đinh hương để chữa bệnh

Khi sử dụng dầu đinh hương, bạn cần phải cẩn thận bởi dầu đinh hương là loại dầu tự nhiên mạnh mẽ và do đó bạn nên loãng chúng trước khi dùng.

Có thể dùng kết hợp dầu đinh hương với nhiều loại dầu cần thiết như tinh dầu húng quế, tinh dầu hương thảo, dầu hoa hồng, tinh dầu quế, tinh dầu bưởi, tinh dầu chanh, tinh dầu bạc hà, tinh dầu cam, tinh dầu hoa oải hương, …

Những tác dụng chữa bệnh của cây đinh hương phần lớn là kinh nghiệm từ dân gian nên khi sử dụng chúng bạn cần tìm hiểu thật kỹ và nên tham khảo ý kiến từ thầy thuốc.

0