Hoa phù dung là gì?
Hoa phù dung một loại hoa được nhiều người biết đến với vẻ đẹp tuyệt vời, với 2 sắc màu trắng và đỏ hoa được nhiều người sử dụng để trang trí ban công, sân vườn… Không chỉ có vậy loài hoa này còn có rất nhiều tác dụng chữa bệnh như chữa bỏng, ung nhọt, viêm khớp và nhiều loại bệnh khác. ...
Hoa phù dung một loại hoa được nhiều người biết đến với vẻ đẹp tuyệt vời, với 2 sắc màu trắng và đỏ hoa được nhiều người sử dụng để trang trí ban công, sân vườn… Không chỉ có vậy loài hoa này còn có rất nhiều tác dụng chữa bệnh như chữa bỏng, ung nhọt, viêm khớp và nhiều loại bệnh khác. Hôm nay caythuocdangian.com sẽ giới thiệu cho bạn đọc mọi thông tin quan trọng về loài hoa này.
Nội dung bài viết bao gồm:
Là loại thực vật có hoathân nhỡ thuộc họ Cẩm Quỳ (Malvaceae), mọc thấp dạng bụi, được trồng ở nhiều nơi để làm cảnh. Trong dân gian còn được gọi với tên gọi khác như Địa Phù Dung, Mộc Liên, Túy Tửu Phù Dung, Sương Giáng hoặc Cự Sương. Tên khoa học là Hibiscus Mutabilis L.
Mô tả cây Hoa phù dung
Cây phù dung có thân nhỏ, vỏ thân có nhiều sơ sợi, cao khoảng 2-5m. Cành ngắn có lông, hình sao.Lá mọc cách, có 5 cánh, cuống lá hình tim, mép lá có răng cưa, có lông, mặt dưới của lá có nhiều lông hơn, xẻ dọc thành 5 thùy, có gân. Lá có hình giống bàn tay, rộng khoảng 15cm.
Hoa phù dung thường nở rộ mỗi khi đến mùa sương giáng cho đến hết mùa đông. Hoa khi nở có kích thước lớn, bông to khoảng 10-15cm (khoảng bằng cái bát), có dạng cánh xốp mềm như hoa giấy. Hoa có 2 loại, hoa đơn có 5 cánh và hoa kép có nhiều lớp cánh. Hoa có khả năng thay đổi màu theo thời gian trong ngày, sáng màu trắng, chiều màu hồng và tối có màu đỏ sẫm. Còn có loại phù dung thay đổi theo từng ngày, ngày thứ nhất màu trắng, ngày thứ 2 màu vàng tươi, ngày thứ 3 màu hồng và sang ngày thứ 4 là màu đỏ sẫm.
Đặc điểm của hoaSau khi hoa tàn sẽ có quả, quả phù dung có dạng hình cầu và bao phủ bên ngoài lớp lông màu vàng nhạt. Hạt hình trứng, có nếp nhăn nhỏ với lông mao bao quanh.
Phân bố và thu hái
Cây phù dung là cây ưa sáng, khí hậu mát mẻ, thường được trồng ở ban công, sân vườn hay công viên như một cây cảnh trang trí. Có nguồn gốc từ miền đông Ấn Độ, giờ được trồng phổ biến hơn ở Trung Quốc, Philippin, Nhật Bản, Hoa Kỳ…Ở Việt nam cũng có khá nhiều đặc biệt là vùng phía Bắc.
Lá phù dung được hái vào mùa hè và mùa thu, phiến lá được cắt và phơi trong bóng râm hoặc sấy khô để dùng dần.
Hoa phù dung nở vào tháng 8-10, hoa được thu hái khi mới nở và phơi khô. Quả cũng được thu hoạch vào tháng 11 sau đó. Rễ cây cũng được đào để sử dụng khi cần đến.
Thành phần Hoa phù dung
Hoa phù dung có chứa Anthocyamin, Hyperin, Rutin, Isoquerecitin, Hyperoside, Quercitin, Spiraeoside, 4’-glucoside, Quercimeritrin, …Hoa và lá đều có chứa chất nhầy dính.
Hoa phù dung có khả năng độc đáo là thay đổi màu, do có chứa carotein và anthocyamin. Trong đó anthocyamin thay đổi theo sự biến đổi theo sự biến đổi của độ chua kiềm. Cụ thể như sau: khi hoa mới nở, anthocyamin không màu nên hoa có màu trắng. khi có ánh mặt trời tác động, anthocyamin có màu, độ chua tăng lên làm hoa đổi màu dần từ hồng sang đỏ thẫm.
Tác dụng chữa bệnh tuyệt vời của Hoa phù dung
Không chỉ là lọai cây cho bóng mát, chống bụi vào mùa hè, là cây trang trí với màu sắc hoa độc đáo. Phù dung còn được biết đến với rất nhiều công dụng hữu ích từ hoa, lá, rễ và thậm chí là hạt. Theo đông y, phù dung có vị cay, tính mát, có tác dụng giải độc thanh nhiệt, chữa phù thũng, giảm đau,…Một số bài thuốc hay từ cây phù dung:
1. Chữa bỏng
Cách dùng: 15g hoa phù dung, 9g thanh đại tán thành bột rồi trộn cùng dầu vừng, sau bôi hỗn hợp vào vết bỏng, ngày 3 lần. Hoặc đơn giản hơn là dùng một lượng vừa đủ hoa tươi ngâm trong dầu ăn cho đến khi hoa chìm thì bỏ bã, cho phần dầu đó vào bình đựng dùng dần, mỗi lần dùng bông thấm lên vết bỏng 2-3 lần trong ngày.
2. Chữa ung nhọt
Cách dùng: cho một lượng bằng nhau thương nhĩ tử (quả ké đầu ngựa) đốt tồn tínhvà lá phù dung khô đem nghiền mịn, rồi trộn đều với mật ong, để dùng dần. Một cách làm khác nữa là có thể trực tiếp đem lá hoặc hoa phù dung tươi giã nát và đắp vào mụn nhọt, nếu mụn mới sẽ đỡ đau và tiêu đi, nếu mụn chin thì sẽ nhanh vỡ mũ và khô.
3. Điều trị viêm khớp
Cách dùng: dùng 15g hoa phù dung với 15g đậu đỏ nhỏ hạt, nghiền nhỏ, trộn với mật ong và đắp lên chỗ khớp bị viêm. Liệu trình trong 5 ngày, mỗi ngày 1 lần vào buổi tối. Hoặc có thể thay bằng lá phù dung khô, tán bột trộn với mật ong và đắp.
4. Chữa bệnh ho ra máu
Cách dùng: sắc lấy nước uống từ 9-10 bông phù dung, ngày dùng 2-3 lần.
5. Kinh nguyệt ra nhiều
Cách dùng: cho 10-15g hoa phù dung mới nở, còn màu trắng phơi khô rồi sắc lấy nước với 200ml mước, cho đến khi chắt được còn 50ml, uống ngày 1 ngày. Liệu trình 7 ngày.
6. Đau mắt đỏ
Cách dùng: lá phù dung được phơi khô trong bóng râm, đem tán mịn trộn với nước tạo thành hộn hợp bột nhão, đắp lên 2 bên thái dương, dùng bang dính cố định, thay ngày 2-3 lần.
7. Chắp và lẹo mắt
Cách dùng: 3g phù dung với 3g lá bạc hà tươi, rửa sạch và giã nát, đắp lên chỗ mắt bị chắp và lẹo, ngày thay 2-3 lần.
8. Chữa chứng sưng vú
Cách dùng: 50g lá hoặc hoa phù dung tươi cùng 50g mầm húng dũi tươi, giã nát và đắp lên chỗ sưng 1 lần vào buổi trưa. Liệu trình 3 ngày liên tục.
9. Bệnh zona ( giời leo)
Cách dùng: lá hoặc hoa phù dung được phơi khô trong bóng râm, tán mịn trộn cùng giấm gạo và đắp lên vết thương, đắp 3-4 lần 1 ngày.
10. Bị tổn thương do chấn thương
Cách dùng: giã nát hoa phù dung tươi và đắp lên chỗ bị thương. Hoặc dùng hoa khô tán bột, trộn với giấm, rượu và nước trà thành dạng cao rồi đắp lên vết thương.
11. Chữa viêm kết mạc
Cách dùng: sắc lấy nước uống từ 9-30g hoa phù dung.
12. Cảm mạo
Cách dùng: hoa phù dung 30g, 3g hậu phác, sắc nhanh lần 1 và sắc chậm lần 2, trộn đều 2 lần và chia thành 3 lần uống trong ngày.
13. Chữa chín mé
Cách dùng: 20g hoa hoặc lá phù dung tươi, 20g củ chuối tiêu, 20g rau sam tươi, 10g muối hột. Tất cả đem giã nát, gói vào gạc, ngày đắp 2 lần.Liệu trình 3-5 ngày.
14. Chữa vết thương do ong đốt, rắn không độc và côn trùng cắn
Cách dùng: hoa phù dung phơi trong bóng râm, tán bột trộn với dầu vừng hoặc dầu trà, rồi bôi vào vết thương.
15. Trị Viêm âm đạo
Cách dùng: lấy 1kg lá phù dung tươi rửa sạch, đun lấy nước, sau đó dùng để ngâm rửa hàng ngày, 1 lần 1 ngày.
16. Chữa viêm tuyến vú
Cách dùng: lấy lá, hoa hoặc rễ cây phù dung sắc lấy nước uống hoặc giã nát đắp vào vùng tổn thương.
17. Trị khí hư
Cách dùng: dùng 10 bông phù dung sắc lấy nước uống trong ngày.
18. Chữa ho do hư lao
Cách dùng: lấy 60-120g hoa phù dung, 30g lộc hàm thảo, 60g dường đỏ hầm cùng với tim và phổi lợn để ăn.
19. Chữa thống kinh
Cách dùng: dùng 7 cái đế hoa phù dung, sắc lấy nước, thêm chút đường phèn rồi uống.
20. Trẻ em hay bị đầy bụng do giun sán
Cách dùng: hoa phù dung mới nở, còn màu trắng đem phơi khô trong bóng râm, rồi thái nhỏ nấu canh với gan gà ăn hàng ngày.
Theo một kết quả nghiên cứu dược lý thực nghiệm cho thấy, dịch chiết 10% hoa phù dung có tác dụng ức chế mạnh đối với tụ cầu vàng, trực khuẩn mủ xanh, liên cầu khuẩn tan huyết.Và có khả năng ức chế ở mức độ nhất định đối với trực khuẩn thương hàn và coli.
Ghi chú:
Còn có một loại phù dung khác được trồng có tên gọi là mỹ lệ phù dung, phù dung đẹp, râm bụt ấn. Tên khoa học là Hibiscus indicus (Burm f.)Hochr., cũng có hoa thay đổi màu như phù dung bình thường nhưng lá đài phụ của chúng lại dài 2-3,5cm. Rễ của loại cây này được dùng để làm thuốc điều trị bụng đầy, đái dắt, đái ra máu, tiêu thực tán kết, thông lâm chỉ huyết. Lá của loại phù dung này dùng để trị ung sang thũng độc.
Ngoài những công dụng chữa bệnh trên, vỏ thân cây phù dung trắng, mềm còn có thể dùng để bện thừng, dệt vải hoặc làm giấy.