Bạch quả là gì
Bạch quả một loại cây khá lạ lẫm khi được nhắc đến ở nước ta. Chúng chủ yếu được trồng tại Trung Quốc, tuy nhiên thời gian gần đây do biết được các tác dụng tuyệt vời của chúng như: tiêu đờm, cải thiện chí nhớ, cải thiện máu… mà ở Việt Nam cũng bắt đầu trồng loại cây này. Hôm nay ...
Bạch quả một loại cây khá lạ lẫm khi được nhắc đến ở nước ta. Chúng chủ yếu được trồng tại Trung Quốc, tuy nhiên thời gian gần đây do biết được các tác dụng tuyệt vời của chúng như: tiêu đờm, cải thiện chí nhớ, cải thiện máu… mà ở Việt Nam cũng bắt đầu trồng loại cây này. Hôm nay caythuocdangian.com sẽ cùng bạn đọc tìm hiểu về loại cây này nhé.
Nội dung bài viết gồm
Bạch quả hay còn gọi là ngân hạnh, công tôn thụ, áp cước tử, có tên khoa học là Ginkgo biloba L, thuộc họ bạch quả. Đây là một vị thuốc được lấy từ quả của cây bạch quả, đem phơi khô và dùng hạt để chữa bệnh hoặc nấu các món ăn cũng rất bổ dưỡng.
Đặc điểm của cây
Cây bạch quả là loại cây to, thân gỗ, có chiều cao từ 20-30m. Đây là loại cây có nhiều cành dài, mỗi cành dài lại có nhiều nhánh ngắn, nhỏ mọc theo nhiều hướng khác nhau. Lá của cây bạch quả có cuống, lá hình quạt, mép tròn, nhẵn và chia thành hai thùy. Quả của cây bạch quả có hình dạng, màu sắc như quả mơ vàng, có mùi khét rất khó chịu
Nơi trồng
Cây bạch quả có nguồn gốc từ Trung Quốc, hầu như phân bố chủ yếu tại Trung Quốc và một số vùng của Nhật Bản. Tuy nhiên một số tỉnh phía bắc tại Việt Nam cũng phát hiện có trồng loại cây này, tuy nhiên mật độ trồng thưa thớt và chủ yếu là để làm cảnh trong một số ngôi chùa ở nước ta.
Thành phần hóa học
Trong nhân của bạch quả có chứa rất nhiều tinh bột, protein, chất béo, đường và tro.Ngoài ra vỏ bạch quả còn chứa một lượng lớn ginkgolic axit, bilobol, ginnol chính là những chất tạo nên vị đắng và mùi khét cho thịt quả.
Lá bạch quả chứa các hoạt chất như flavonoic, tecpen và một số các axit hữu cơ như hydroxykinurenic, kinurenic, vanillic, parahydroxybenzoic….
Bộ phận dùng làm thuốc
Tại những hiệu thuốc của Việt Nam thì bạch quả là một trong số những vị thuốc ít được sử dụng, thường chỉ dùng quả và nhân hạt để làm thuốc.Nhân bạch quả thường được bóc vỏ, đem sắc chung với các vị thuốc khác để chữa bệnh hoặc nướng chín tán thành bột uống.
Ngoài ra thịt của bạch quả cũng được ứng dụng trong việc chữa bệnh.Tuy nhiên thịt của loại quả này có chứa độc, không thể dùng trực tiếp mà phải ép bỏ dầu và để lâu trên một năm mới sử dụng làm thuốc được. Thịt quả không phải là độc vị mà được sử dụng chung với rất nhiều vị thuốc khác mới có công dụng chữa bệnh.
Hiện nay ở một số nước phương Tây hiện còn có một số nghiên cứu và ứng dụng lá bạch quả vào quá trình điều trị một số bệnh.
Cách lựa chọn bạch quả
Khi lựa chọn bạch quả để làm thuốc chữa bệnh hoặc làm các món ăn các bạn nên chú ý lựa chọn những hạt to đều, không bị sâu đục, nếu có kẽ hở hạt rất dễ bị ẩm mốc khiến cho hạt mất đi dược tính của nó.
Hạt bạch quả khi chưa xử lý hóa chất sẽ có màu trắng đục, có mùi hôi, khét đặc trưng.Nếu khi mua mà thấy các hạt có màu trắng tinh, đẹp mắt thì rất có thể hạt đã được sử dụng các loại hóa chất tẩy trắng, không nên sử dụng các loại hạt này. Ngoài ra khi lựa chọn mua bạch quả, các bạn không nên chọn các loại hạt đã bị tách lớp vỏ cứng bên ngoài từ trước, vì như vậy sẽ rất dễ khiến nhân hạt bị mốc, hỏng vừa gây mất thẩm mỹ vừa khiến mất đi các chất đáng quý có trong hạt.
Quả của bạch quả khi chín sẽ có màu vàng đẹp mắt như màu của mơ chín, loại quả này đạt chất lượng cao khi chưa bị tuột hết vỏ quả.
Công dụng của Bạch quả
1. Tiêu đờm
Theo một số tài liệu nghiên cứu thì bạch quá có khí ôn, vị ngọt, hơi đắng có công dụng ích khí, ích phổi, trừ hen, tiêu đờm nhờ đó mà được ứng dụng nhiều trong việc điều trị ho lâu ngày, ho có đờm đặc.
Ngoài ra bạch quả khi ăn sống còn có thể giúp tỉnh rượu, tiêu độc, sát trùng. Tuy nhiên vì loại quả này có tính thu liễm mạnh nên không nên ăn nhiều sẽ gây đầy bụng, khó chịu.
2. Cải thiện trí nhớ
Khác với y học cổ truyền, y học hiện đại lại sử dụng bạch quả dưới dạng cao để điều trị chữa suy giảm trí nhớ ở người có tuổi, cải thiện hệ tuần hoàn.Ngoài ra dạng viên nang hoặc uống nước uống cũng rất được ưa chuộng bởi tính tiện lợi của chúng.
Đối với những người có chứng lão suy, Alzheimer nên sử dụng 120mg cao chiết xuất từ lá cây bạch quả sẽ giúp não bộ hoạt động nhanh nhạy hơn và minh mẫn hơn.
Đối với những người trí nhớ kém, tinh thần không tập trung, mỗi ngày chỉ cần sử dụng 40mg cao bạch quả sẽ giúp tăng hiệu suất làm việc của não.
3. Cải thiện lưu thông máu
Các hoạt chất trong bạch quả có khả năng kích thích và tăng cường hoạt động tuần hoàn não, làm giãn mạch máu giúp đẩy máu, oxy đến các mô và cơ quan tế bào dễ dàng, bảo vệ các tế bào tránh khỏi các tổn thương và phục hồi tế bào não nhanh chóng.
Ngoài ra khi sử dụng bạch quả đúng liều lượng còn giảm thiểu tình trạng máu vón cục, tập kết tiểu huyết cầu – một trong những nguyên nhân chính gây ra rối loạn tim mạch, hô hấp, thần kinh.
Hơn nữa chính nhờ công dụng hoạt huyết của bạch quả mà những người bị tê bì chân tay, đau nửa đầu sau khi sử dụng bạch quả cũng thấy những triệu chứng đau, tê được giảm đi đáng kể.
Tăng cường thính giác
Nhờ công dụng tăng lượng oxy đến các cơ quan mà tình trạng thính giác kém cũng được cải thiện đáng kể. Mỗi ngày chỉ cần sử dụng 160mg cao bạch quả trong khoảng thời gian từ 1-3 tháng, độ cải thiện thính giác có thể đạt tới 80%.
Xem thêm bài về cây Hoàng kỳ có tác dụng chữa suy nhược cơ thể rất hiệu quả.
4. Chống lão hóa
Hợp chất falvonoic có trong lá cây bạch quả đóng vai trò như một hợp chất chống oxy hóa mạnh, nhờ đó mà cơ thể người có thể chống lại tình trạng lão hóa, kéo dài tuổi thọ. Để đạt được công dụng này, mỗi ngày bạn nên sử dụng 120mg cao bạch quả khô, chia làm 2-3 lần uống mỗi ngày.
5. Chữa liệt dương
Việc sử dụng bạch quả hàng ngày giúp khí huyết lưu thông đều đặn, tăng dung tích và áp suất máu từ đó giúp cải thiện đáng kể các chức năng sinh lý.
Các bài thuốc từ Bạch quả
1. Chữa cảm lạnh, ho đờm
Đối với những người bị cảm lạnh, ho có đờm đặc thậm chí khó thở, thở phát ra tiếng khò khè nên sử dụng bạch quả kết hợp với ngải cứu để chữa bệnh. Sử dụng lá ngải cứu vo tròn lại thành tổ, sau đó nhét hạt bạch quả vào bên trong và đem nướng chín. Khi dùng ta chỉ ăn hạt bạch quả, bỏ phần ngải cứu. Mỗi ngày ăn từ 3-4 hạt như vậy và sử dụng liên tiếp trong vòng 3 ngày sẽ có hiệu quả
2. Tiểu buốt, tiểu đục
Khi gặp phải tình trạng này chỉ cần dùng 10 hạt bạch quả mỗi ngày sẽ cải thiện được bệnh. 10 hạt này chia làm 2 phần, 5 hạt ăn sống, 5 hạt nướng chín, sử dụng liên tiếp trong vòng 1 tuần là được.
3. Thanh nhiệt, giải độc
Khi kết hợp bạch quả với sắn dây để nấu chè sẽ trở thành món ăn bài thuốc có công dụng thanh nhiệt, giải độc rất hiệu quả. Để thực hiện món chè này bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu sau:
- 200g bạch quả
- 50g vừng trắng
- 150g đường phèn
- Một chút muối trắng
Cách Thực hiện:
- Trộn bột sắn dây với một ít nước lạnh và khuấy đều đến khi một dẻo mịn thì ủ bột trong khoảng 5 phút
- Hạt bạch quả tách bỏ vỏ cứng, vỏ lụa, dùng tăm xiên qua nhân để loại bỏ nhụy đắng sau đó luộc chín hạt.
- Dùng bột sắn dây nặn thành từng viên nhỏ, nhét hạt bạch quả vào bên trong làm nhân.
- Đun sôi nước, thả từng viên bột vào nồi và luộc chín thì vớt ra để nguội
- Để chuẩn nấu nước chè ta cho đường phèn, muối trắng đun sôi đến khi tan đường thì thả bạch quả vào, đun thêm 5 phút thì tắt bếp.
Cách dùng: Múc chè ra bát, rắc thêm ít vừng trắng và ăn khi còn nóng.
Trên đây là toàn bộ các kiến thức về loài cây này, mong rằng giúp được nhiều cho bạn đọc. Hãy để lại bình luận ở dưới bài viết nếu có thắc mắc về Bạch quả nhé.