24/06/2018, 17:10

Đề thi thử học sinh giỏi Quốc gia – Đề số 1 – Lịch sử 12

ĐỀ SỐ 01 (Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề) Câu 1 . (2,5 điểm) Hãy cho biết ý kiến về nhận định: Cách mạng Việt Nam từ cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX dường như đi trong đêm tới không tìm được đường ra. Câu 2. (3,0 điểm) Phân tích lý do sau Chiến tranh thế giới thứ hai, ...

ĐỀ SỐ 01

(Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề)

Câu 1 . (2,5 điểm)

Hãy cho biết ý kiến về nhận định: Cách mạng Việt Nam từ cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX dường như đi trong đêm tới không tìm được đường ra.

Câu 2. (3,0 điểm)

Phân tích lý do sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ triển khai và thực hiện
Chiến lược toàn cầu? Việc thực hiện Chiến lược này có tác động như thế nào đến tình hình thế giới.

Câu 3. (3,0 điểm)

Từ năm 1919 – 1930, tư tưởng cách mạng của Nguyễn Ái Quốc được thể hiện
qua những tác phẩm sách, báo nào? Vai trò của những tác phẩm đó đối với cách mạng Việt Nam.

Câu 4. (3,0 điểm)

Từ năm 1939 – 1941, Đảng Cộng sản Đông Dương đã chuyển hướng đấu tranh như thế nào? Vì sao có sự chuyển hướng đấu tranh đó.

Câu 5. (3,0 điểm)

Trình bày hoàn cảnh lịch sử diễn ra Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ II (1951) của Đảng. Vì sao nói đại hội này đánh dấu bước phát triển mới trong quá trình lãnh đạo và trưởng thành của Đảng ta?

Câu 6. (2,5 điểm)

Vì sao từ năm 1954 – 1975, cách mạng Việt Nam phải thực hiện cùng lúc hai
nhiệm vụ cách mạng trên hai miền. Nêu nhận xét về việc thực hiện hai nhiệm vụ
của cách mạng Việt Nam trong giai đoạn này.

Câu 7. (3,0 điểm)

Nói Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc đã làm biến đổi sâu sắc tình hình thế giới có đúng hay không? Vi sao?

HƯỚNG DẪN

Câu 1. Hãy cho biết ý kiến về nhận định: Cách mạng Việt Nam từ cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX dường như đi trong đêm tối không tìm được đường ra.

– Nói cách mạng Việt Nam từ cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX dường như đi trong đêm tôi không tìm được đường ra là một nhận định đúng, sở dĩ khẳng định như vậy vì những lý do sau đây:
Năm 1884 với Hiệp ước Patơnốt mà nhà Nguyễn kí với thực dân Pháp đã đánh dấu Việt Nam trở thành thuộc địa của Pháp, nhân dân ta bị bọn thực dân và phong kiến bóc lột, sống kiếp nô lệ. Mâu thuẫn giữa nhân dân ta với đế quốc và tay sai trở nên gay gắt. Độc lập, tự do là khát .vọng của cả dân tộc, giải phóng dân tộc trở thành nhu cầu tất yếu.
– Từ năm 1885 — 1896, phong trào cần vương bùng nổ – đây là một phong trào yêu nước theo khuynh hướng phong kiến với các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu như Ba Định, Bãi Sậy, Hương Khê, Hùng Lĩnh. Bên cạnh phong trào Cần vương còn có phong trào nông dân Yên Thế – đây là một phong trào nông dân tự vệ ở các địa phương. Tuy nhiên, các phong trào này lần lượt bị thất bại.

– Các phong trào đó thất bại do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan khác nhau. Tuy nhiên, nguyên nhân quan trọng nhất là thiếu một giai cấp lãnh đạo với một đường lối đấu tranh đúng đắn. Sự thất bại này cũng chứng tỏ con đường cứu nước dưới ngọn cờ phong kiện không thể giải phóng dân tộc. Độc lập dân tộc không gắn liền với chế độ phong kiến.
– Đầu thế kỉ XX, do công cuộc khai thác thuộc địa lần nhất của Pháp đã làm cho kinh tế và xã hội Việt Nam biến đổi sâu sắc. Cùng lúc đó, những trào lưu dân chủ tư sản thâm nhập vào Việt Nam, tác động đến một số văn thân, sĩ phu tiến bộ. Chính họ đã phát động một phong trào yêu nước theo khuynh hướng mới – khuynh hướng dân chủ tư sản với hai xu hướng bạo động của Phan Bội Châu và cải cách của Phan Châu Trinh. Mặc dù diễn ra sôi nổi với nhiều hình thức đấu tranh phong phủ nhưng cuối cùng phong trào của bị thất bại.

– Sự thất bại của phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan khác nhau. Nguyên nhân chính vẫn là phong trào chưa có giai cấp lãnh đạo với một đường lối đấu tranh đúng đắn. Sự thất bại này đã chứng tỏ ngọn cờ dân chủ tư sản không thể giải phóng dân tộc, độc lập dân tộc không gắn liền với chế độ phong kiến.
– Như vậy từ cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX, các phong trào yêu nước, cách mạng ở Việt Nam đã diễn ra sôi nổi nhưng đều thất bại. Nguyên nhân là do thiếu giai cấp lãnh đạo với đường lối đấu tranh đúng đắn. Điều này đã khiến cách mạng Việt Nam lâm vào tình trạng khủng hoảng về đường lối đấu tranh.

Câu 2. Phân tích lý do sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ triển khai và thực hiện Chiến lược toàn cầu . Việc thực hiện Chiến lược này có tác động như thế nào đến tình hình thế giới.

– Lý do sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ triển khai và thực hiện chiến lược toàn cầu.
+ Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nhờ những lợi thế từ chiến tranh, nước Mĩ đã vươn lên trở thành siêu cường kinh tế số 1 thế giới, là trung tâm kinh tế – tài chính duy nhất trên thế giới. Với việc chế tạo thành công vũ khí hạt nhân, Mĩ trở thành nước có tiềm lực quân sự mạnh nhất thế giới. Với tiềm lực kinh tế và quân sự to lớn Mĩ có tham vọng bá chủ thế giới.
+ Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, các nước đế quốc phát xít thất bại, các nước để quốc dân chủ Tây Âu bị thiệt nặng nề. Trong bối cảnh đó, Mĩ muốn nhân cơ hội đó không chế và chi phối các nước tư bản đồng minh để thực hiện âm mưu bá chủ thế giới của mình.

+ Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, hệ thống xã hội chủ nghĩa hình thành và phát triển ở Liên Xô và Đông Âu. Sự hình thành hệ thống xã hội chủ nghĩa khiến cho Mĩ lo sợ sẽ đe dọa đến tham vọng của mình. Vi vậy, Mĩ muốn tìm cách đẩy lùi và tiêu diệt
+ Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh, nhiều nước giành độc lập và định hướng đi lên chủ nghĩa xã hội. Mĩ lo ngại phong trào giải phóng dân tộc phát triển sẽ làm thu hẹp trận địa của chủ nghĩa đế quốc. Vì vậy, Mĩ tìm cách ngăn chặn, đẩy lùi phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới
– Việc thực hiện chiến lược toàn cầu đã tác động đến tình hình thế giới
+ Tạo nên sự đối đầu Đông – Tây giữa hai hệ thống tư bản chủ nghĩa và xă hội chủ nghĩa. Chiến tranh lạnh bao trùm toàn bộ thế giới (1945 – 1991) chi phối các quan hệ quốc tế trong thời kì này.
+ Nhiều cuộc chiến tranh cục bộ, bạo loạn và lật đổ diễn ra trên khắp thế giới, Những cuộc chiến tranh cục bộ đó không đơn giản là những cuộc nội chiến, chiến tranh xâm lược mà còn là cuộc chiến tranh giữa hai phe tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa.

Câu 3. Từ năm 1919 -1930, tư tưởng cách mạng của Nguyễn Ái Quốc được thể hiện trong những tác phẩm sách, báo nào Vai trò của những tác phẩm đó đối với cách mạng Việt Nam.

– Từ năm 1919 – 1930, tư tưởng cách mạng của Nguyễn Ái Quốc được thể hiện qua những tác phẩm sách, báo nào? :

_ Các sách, báo ở Pháp (từ năm 1921 1923): báo Người cùng khổ của Hội Liên hiệp thuộc địa Pari, báo Nhân đạo của Đảng Cộng sản Pháp, báo Đời sống công nhân của Tổng Liên đoàn lao động Pháp.
+ Các sách, báo ở Liên Xô (từ năm 1923 — 1924): báo Sự thật của Đảng Cộng sản Liên Xô, tạp chí Thư tín quốc tế của Quốc tế cộng sản. Một số bài tham luận tại hội nghị Quốc tế nông dân. Đại hội V của Quốc tế cộng sản.
+ Các sách báo ở Trung Quốc (từ năm 1925 — 1929): báo Thanh niên cùa Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên, tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp và tác phẩm Đường Kách mệnh.
– Vai trò của những tác phẩm sách, báo đó đổi với cách mạng Việt Nam.
+ Vạch rõ chính sách áp bức bóc lột của chủ nghĩa thực dân đối với các nước thuộc địa nói chung, cũng như của thực dân Pháp đối với nhân dân Việt Nam. Từ đó, dấy lên lòng căm thù giặc, tinh thần yêu nước, đoàn kết dân tộc của nhân dân Việt Nam.
+ Những tác phẩm của Người đã hợp thành hệ thống quan điểm lý luận về cách mạng giải phóng dân tộc theo con đường cách mạng vô sản, được truyền bá vào Việt Nam thúc đẩy phong trào dân tộc Pháp triển.
+ Những tác phẩm của Người là ánh sáng soi đường cho lớp thanh niên yêu nước Việt Nam đang tìm chân lí ở đầu thế kỉ XX. Là sự chuẩn bị về tư tưởng chính trị cho sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Đồng thời đó cũng là nền móng cho sự ra đời Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng.

Câu 4. Từ năm 1939 -1941, Đảng Cộng sản Đông Dương đã chuyển hướng đấu tranh như thế nào? Vì sao có sự chuyển hướng đấu tranh đó.

– Trong Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 6 (9/1939) và Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 8 (5/1941), Đảng Cộng sản Đông Dương đã chuyển hướng đấu tranh đó là đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu với mục tiêu trước mắt là đánh đổ đế quốc và tay sai làm cho Đông Dương hoàn toàn độc lập và tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất.
– Sở dĩ có sự chuyển hướng đấu tranh đó là vì:
+ Tháng 9/1939, phát xít Đức tấn công Ba Lan. ạnh, Pháp tuyên chiến với Đức. Chiến tranh thế giối thứ hai bùng nổ,
+ Tháng 6/1940, phát xít Đức tấn công Pháp, chính phủ Pháp nhanh chóng đầu hàng Đức và làm tay sai cho quân Đức. Tháng 9/1940, phát xít Nhật từ Trung Quốc tiến quân vào xâm chiếm các nước Đông Dương, thực dân Pháp đầu hàng Nhật và làm tay sai cho quân Nhật.

+ Từ khi chiến tranh bùng nổ, ở Đông Dương Chính phủ Pháp thực hiện chính sách thù địch đổi với các lực lượng tiến bố trong nước và phong trào cách mạng ớ các nước thuộc địa (trong đó có Đông Dương).
+ Thực dân Pháp ra lệnh tống đông viên và thực hiện chính sách Kinh tế chỉ huyngày đổi với Đông Dương. Chúng ra sức vơ vét bóc lột đổi với nhân dân Đông Dương để đổ vào cuộc chiến tranh và để công nạp cho quân Nhật.
+ Khi quân Nhật vào Đông Dương, quân Nhật cũng ra sức vơ vét bóc lột nhân dân Đông Dương, chúng bắt nhân dân ta phải nhố lúa trịồng đay, nhổ ngô trịồng dầu… để phục vụ cho cuộc chiến tranh của chúng.
+ Như vậy, nhân dân ta bị một cổ hai tròng, chính sách đàn áp khủng bố, vơ vét bóc lột của Pháp – Nhật đã đẩy nhân dân ta đến chỗ cùng cực. Mâu thuẫn dân tộc giữa nhân dân ta với đế quốc phát xít Pháp — Nhật hết sức gay gắt. Yêu cầu Đảng ta phải chuyển hướng đấu tranh để phù hợp với tình hình mới.

Câu 5. Trình bày hoàn cảnh lịch sử diễn ra Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ II (1951) của Đảng. Vì sao nói đại hội này đánh dấu bước phát triển mới trong quá trình lãnh đạo và trưởng thành của Đảng ta?

-Hoàn cảnh lịch sử diễn ra Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng
+ Hệ thống xã hội chủ nghĩa hình thành và lớn mạnh ở Liên Xô và Đông Âu. Liên Xô đạt nhiều thành tựu trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, đặc biệt chế tạo thành công bom nguyên tử phá thế độc quyền của Mĩ tạo ra sự cân bằng về mặt quân sự giữa Mĩ và Liên Xô. Đồng thời, với sự thành công của cách mạng Trung Quốc (1949), chủ nghĩa xã hội đã mở rộng từ Âu – Á.
+ Chiến tranh lạnh bước vào giai đoạn ác liệt, mâu thuẫn Đông — Tây hết sức gay gắt. Chiến tranh lạnh đã tác động mạnh mẽ đến các quan hệ quốc tế trong thời gian này.
+ Phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới phát triển mạnh mẽ ở châu Á châu Phi và khu vực Mĩ Latình. Cùng với đó, ở các nước tư bản phong trào công nhân và phong trào đấu tranh của các lực lượng tiến bố cũng diễn ra mạnh mẽ.

+ ở Đông Dương, đế quốc quốc bắt đầu can thiệp vào cuộc chiến tranh Đông Dương bằng việc viện trợ USD và vũ khí cho quân Pháp, chuẩn bị kế hoạch thay thế Pháp để độc chiếm Đông Dương. Được sự trợ giúp của Mĩ, Pháp đã đề ra và thực hiện kế hoạch quân sự mới gây khó khăn cho ta.
+ Từ cuối năm 1949 đến đầu năm 1950, Trung Quốc, Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu đã lần lượt công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với Việt Nam và tuyên bố giúp đỡ nhân dân ta về vật chất và tinh thần trong kháng chiến chống Pháp. Từ đây, cuộc chiến tranh Đông Dương mang bóng dáng của hai phe tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa.

+ Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam sau 5 năm (1945 – 1950) đã giành được những thắng lợi to lớn trên tất cả các lĩnh vực. Đặc biệt trên lĩnh vực quân sự, với chiến thắng Biên giới năm 1950, quân đội ta đã giành được thế chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ.
+ Trong bối cảnh quốc tế và trong nước có nhiều chuyển biến sâu sắc như vậy đòi hỏi Đảng ta phải kịp thời nhận thức tình hình đề ra đường lối chủ trương mới đến đưa cuộc kháng chiến đi đến thắng lợi. Tháng 2/1951, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần II của Đảng đã diễn ra.

— Nói Đại hội II đánh dấu bước phát triển mới trong quá trình lãnh đạo và trưởng thành của Đảng là vi:
+ Đại hội đã tách Đảng Cộng sản Đông Dương và thành lập ở mỗi nước một Đảng riêng, ở Việt Nam, Đại hội quyết định đưa Đảng ra hoạt động công khai với tên gọi là Đảng Lao động Việt Nam. Với quyết định này đã góp phần tăng cường sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng đối với cách mạng Việt Nam.
+ Đại hội một lần nữa nêu rõ nhiệm vụ cơ bản của cách mạng Việt Nam là đánh đuối để quốc, giành độc lập dân tộc, làm cho người cày có ruộng, tiến lên chủ nghĩa xã hội. Quyết định này đã góp phần tạo niềm tin của nhân dân với Đảng và chính quyền cách mạng, từ đó góp phần tăng cường sức mạnh cho cuộc kháng chiến.

Câu 6. Vì sao từ năm 1954 – 1975, cách mạng Việt Nam phải thực hiện cùng lúc hai nhiệm vụ cách mạng trên hai miền. Nêu nhận xét về nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam trong giai đoạn này.

– Từ năm 1954 – 1975, cách mạng Việt Nam phải thực hiện cùng lúc hai nhiệm vụ cách mạng ở hai miền là vì
+ Với việc kí kết và thực hiện Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về chấm dứt chiến tranh lập lại hoà bình ở Đông Dương, nước Việt Nam tạm thời bị chia cắt thành hai miền, lấy vĩ tuyến 17 làm giới tuyến quân sự tạm thời. Việt Nam sẽ thống nhất đất nước vào 2 năm sau đó.
+ Miền Bắc hoàn toàn được giải phóng. Ngày 10/10/1954, bộ đội Việt Nam tiến vào tiếp quản Thủ đô Hà Nội. Ngày 16/5/1955, toán lính Pháp cuối cùng rút khỏi đảo Cát Bà. Như vậy, ở miền Bắc cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đã hoàn thành, tạo điều kiện cho miền Bắc bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.

+ ở miền Nam, tháng 5/1956, Pháp rút quân khỏi miền Nam khi chưa thực hiện cuộc hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất hai miền Nam – Bắc. Mĩ vào thay chân Pháp, đưa Ngô Đình Diệm lên nắm chính quyền, âm mưu chia cắt lâu dài nước Việt Nam, bên miền Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mĩ ở Đông Dương và Đông Nam Á.
+ Do đó, sự nghiệp cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân chưa hoàn thành trên cả nước, ở hai miền có hai hoàn cảnh khác nhau nên nhiệm vụ cách mạng của hai miền cũng khác nhau: ở miền Bắc tiến hành cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa; ở miền Nam tiến hành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.

-Nhận xét về việc thực hiện hai nhiệm vụ cách mạng ở Việt Nam trong thời kì 1954 -1975.
+ Việc thực hiện cùng lúc hai nhiệm vụ chiến lược ở hai miền của một đất nước trong một thời kỳ dưới sự lãnh đạo của một Đảng Lao động Việt Nam là một việc chưa có trong lý luận của chủ nghĩa Mác — Lênin cũng như chưa có tiền lệ trong lịch sử dân tộc và thế giới. Đây là một sự lãnh đạo đúng đắn và sáng tạo của Đảng ta.
+ Việc thực hiện cùng lúc hai nhiệm vụ cách mạng sẽ góp phần kết hợp sức mạnh của hậu phương với sức mạnh của tiền tuyến, kết hợp sức mạnh của dân tộc đối với sức mạnh của thời đại, từ đó tạo ra sức mạnh tổng hợp để đánh thắng ngoại xâm thống nhất đất nước.

Câu 7. Nói Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc đã làm biến đổi sâu sắc tình hình thế giới có đúng hay không? Vì sao?

– Nói Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc đã làm biến đổi sâu sắc tình hình thế giới là một nhận định đúng.
– Sở dĩ nói như vậy là vì những lý do sau đây:
+ Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc đã đưa đến sự ra đời của các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu và như vậy Hệ thống xã hội chủ nghĩa cũng được hình
thành trở thành đổi trọng với Hệ thống tư bản chủ nghĩa.
+ Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc đã làm cho chủ nghĩa tư bản thay đổi. Các nước đế quốc phát xít bại trận mất hết vai trò quốc tế. Các nước để quốc dân chủ cũng có nhiều thay đổi. Mĩ vươn lên trở thành siêu cường kinh tế quân sự lớn nhất thế giới. Các nước tư bản khác thì bị chiến tranh tàn phá nặng nề.

+ Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc với việc kẻ thù bị đánh bại hoặc suy yếu đã tạo điều kiện khách quan và cổ vũ nhân dân các dân tộc Á, Phi, Mĩ Latinh đứng lên đấu tranh giải phóng dân tộc. Vì vậy, phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh mẽ. Ngay trong năm 1945, đã có nhiều nước giành độc lập.
+ Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc đã chuyển các nước Mĩ và Liên Xô từ quan hệ đồng minh chuyển sang quan hệ đối đầu căng thẳng, từ đó đã dẫn đến sự đối đầu Đông – Tây và gây ra cuộc chiến tranh lạnh trên thế giới giữa hai phe tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa.
+ Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, với sự ra đời của tổ chức Liên hợp quốc Sau khi ra đời tổ chức này đã có những đóng góp quan trọng trong việc giải quyết các vấn đề quốc tế cũng như duy trì hoà bình và an ninh của thế giới.

Những chuyên mục hay của Lịch sử lớp 12:

  • Giải bài tập Sách giáo khoa môn Lịch sử lớp 12
  • Câu hỏi ôn tập môn Lịch sử lớp 12
  • Đáp án môn Lịch sử lớp 12
  • Đề thi học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 12
0