24/06/2018, 16:43

Đề thi chuyên đề 1: Thời kì xác lập của chủ nghĩa từ thế kỉ XVI đến nửa sau thế kỉ XIX – Lịch sử 8

ĐỀ 1 Câu 1. Nêu những nét chính về tình hình Nê-đéc-lan trước khi Cách mạng bùng nổ ? Câu 2. Tóm tắt diễn biến chính của Cách mạng Hà Lan ? Câu 3. Nêu ý nghĩa của Cách mạng tư sản Hà Lan và Cách mạng tư sản Anh ? Câu 4. Nêu tình hình nước Anh trước khi Cách mạng bùng nổ ? Câu 5. Tóm tắt ...

ĐỀ 1

Câu 1. Nêu những nét chính về tình hình Nê-đéc-lan trước khi Cách mạng bùng nổ ?

Câu 2. Tóm tắt diễn biến chính của Cách mạng Hà Lan ?

Câu 3. Nêu ý nghĩa của Cách mạng tư sản Hà Lan và Cách mạng tư sản Anh ?

Câu 4. Nêu tình hình nước Anh trước khi Cách mạng bùng nổ ?

Câu 5. Tóm tắt diễn biến của Cách mạng tư sản Anh ?

Câu 6. Nêu đặc điểm tình hình kinh tế, xã hội Nê-đéc-lan trước Cách mạng. Những sự kiện nào chứng tỏ kinh tế Hà Lan phát triển?

Câu 7. Tại sao nói: “Tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của Hà Lan trước Cách mạng chuẩn bị điều kiện cho Cách mạng bùng nổ”?

Câu 8. Vì sao cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc Nê’đéc-lan có ý nghĩa như một cuộc cách mạng tư sản đầu tiên của thế giới? Nêu thái độ của quần chúng nhân dân và tư sản, quý tộc trong cuộc Cách mạng ?

Câu 9. Quan hệ tư bản chủ nghĩa xâm nhập vào nông thôn Anh như thế nào? Nêu kết quả của nó ?

Câu 10. Nêu đặc điểm tình hình nước Anh trước cách mạng ?

Câu 11. Trình bày tính chất của Cách mạng tư sản Hà Lan và Cách mạng tư sản Anh ?

Câu 12. So sánh Cách mạng tư sản Hà Lan và Cách mạng tư sản Anh ?

Câu 13. Chính phủ Anh đã thực hiện những chính sách gì đối với sự phát triển kinh tế thuộc địa ở Bắc Mĩ? Nêu hậu quả của những chính sách đó ?

HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI:

Câu 1.

Hướng dẫn trả lời:

– Đầu thế kỉ XVI, Nê-đéc-lan là một trong những vùng kinh tế phát triển nhất châu Âu:

+ Nhiều thành phố, hải cảng xuất hiện và trở thành trung tâm thương mại nổi tiếng như U-trếch, Am-xtéc-đam.

+ Nhiều ngân hàng được thành lập và đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế.

– Cùng với sự phát triển công thương nghiệp, giai cấp tư sản Nê-đéc-lan sớm hình thành, ngày càng có thếlực về kinh tế.

– Tư tưởng tôn giáo của Can-vanh phát triển.

– Vương quốc Tây Ban Nha tăng cường kiểm soát và va vét của cải của

nhân dân Nê-đéc-lan, đồng thời đàn áp những người theo tôn giáo.

Câu 2.

Hướng dẫn trả lời:

– Tháng 8 – 1566, nhân dân miền Bắc Nê-đéc-lan khởi nghĩa, lực lượng phát triển mạnh, làm chủ nhiều nơi.

– Tháng 8 – 1567, Tây Ban Nha đưa quân sang đàn áp khởi nghĩa nhưng không ngăn cản được sự phản kháng của quần chúng.

– Tháng 4 – 1572, quân khởi nghĩa giải phóng nhiều vùng rộng lớn.

– Ngày 4 -11 -1576, quân đội Tây Ban Nha tân công, giết chết 8000 người, phá hủy một trung tâm thương mại.

– Ngày 23 I 01 – 1579, Hội nghị U-trếch gồm đại biểu các tỉnh miền Bắc họp tuyên bố thành lập “Các tỉnh Liên hiệp”.

– Năm 1648, Tây Ban Nha chính thức công nhận nền độc lập của “Các tỉnh Liên hiệp”.

Câu 3.

Hướng dẫn trả lời:

– Ý nghĩa của Cách mạng tư sản Hà Lan:

+ Là cuộc cách mạng tư sản đầu tiên trên thế giới.

+ Mở đường cho chủ nghĩa tư bản Hà Lan phát triển.

+ Mở ra thời đại mới – bùng nổ các cuộc cách mạng tư sản.

+ Hạn chế: Quan hệ sản xuất phong kiến còn tồn tại ờ một số nơi, nhân dân không được hưởng quyền lợi kinh tế, chính trị.

– Ý nghĩa của Cách mạng tư sản Anh:

+ Lật đổ chế độ phong kiến, mở đường cho chủ nghĩa tư bản ờ Anh phát triển.

+ Mở ra thời kì quá độ từ chế độ phong kiến sang chếđộ tư bản.

Câu 4.

Hướng dẫn trả lời:

– Đầu thế kỉ XVII, Anh là nước có nền kinh tế phát triển mạnh nhất châu Âu nhờ sự phát triển mạnh mẽ của ngoại thương, chủ yếu là bán len dạ và buôn nô lệ da đen.

– Địa chủ, quý tộc chuyển hướng kinh doanh theo lối tư bản chủ nghĩa; dần dần tư sản hóa và trở thành tầng lớp quý tộc mới.

– Sự xâm nhập của chủ nghĩa tư bản vào trong nông nghiệp diễn ra mạnh mẽ.

– Mâu thuẫn giữa tư sản và quý tộc mới với các thế lực phong kiến phản động trở nên gay gắt.

Câu 5.

Hướng dẫn trả lời:

– Giai đoạn I (1642 -1648):

+ Năm 1640, vua Sác-lơ I triệu tập Quốc hội, mầm mống cuộc Nội chiên xuâ’t hiện.

+ Tháng 1 – 1642, Sác-lơ I chạy lên miền Bắc chuẩn bị lực lượng.

+ Ngày 22 – 8 -1642, Sác-lơ I tuyên chiến với Quốc hội – Nội chiến bắt đầu.

+ Ngày 14 – 6 – 1645, quân đội nhà vua thất bại, Sác-lơ I bị bắt.

+ Mùa xuân 1648, Sác-lơ I tiếp tục gây chiến tranh chống Quốc hội nhưng bị thất bại – Nội chiến kết thúc.

– Giai đoạn II (1649 -1688):

+ Ngày 30 -1 -1649, Sác-lơ I bị xử tử; nước Anh trở thành nước cộng hòa.

+ Năm 1653, Ô. Crôm-oen trở thành Bảo hộ công; chế độ độc tài quân sự được thiết lập.

+ Ngày 3 – 9 – 1658, Ô. Crôm-oen chết. Con Sác-lơ I là Sác-lơ III lên ngôi vua.

+ Tháng 11 – 1688, V. Ô-ran-giơ cùng 12.000 quân đổ bộ vào Anh, chế độ quân chủ lập hiến được xác lập.

Câu 6.

Hướng dẫn trả lời:

* Đặc điểm tình hình kinh tế, xã hội Nê-đéc-lan trước Cách mạng

– Về kinh tế:

Đầu thế kỉ XVI, Nê-đéc-lan là một trong những vùng kinh tế phát triển nhất châu Âu:

Nhiều thành phố hải cảng xuất hiện và trở thành trung tâm thương mại nổi tiếng như U-trếch, Am-xtéc-đam.

Nhiều ngân hàng được thành lập và đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế.

-Về xã hội: Cùng với sự phát triển công thương nghiệp, giai cấp tư sản Nê-đéc-lan sớm hình thành, ngày càng có thế lực về kinh tế nhưng bị cản trở bởi ách thống trị của thực dân Tây Ban Nha.

– Về tư tưởng: Anh hưởng của làn sóng Cải cách tôn giáo đang lan rộng khắp châu Âu, Nê-đéc-lan cũng là địa bàn thuận lợi cho tư tưởng Tân giáo của Can-vanh phát triển.

Vương quốc Tây Ban Nha tăng cường kiểm soát và vơ vét của cải của nhân dân Nê-đéc-lan, đồng thời đàn áp những người theo tôn giáo. Đó là nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự bùng nổ Cách mạng Nê-đéc-lan.

* Những sự kiện chứng tỏ kinh tế Hà Lan phát triển:

– Sản xuất trong các công trường thủ công phát triển (các ngành nấu đường, xà phòng, dệt,…)

-Nhiều thành thị xuất hiện và trở thành trung tâm sản xuất, thương mại lớn như Lai-đen, U-trêch, Am-xtéc-đam,…

– Nhiều ngân hàng được thành lập và đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế đất nước.

Câu 7.

Hướng dẫn trả lời:

– Sự phát triển kinh tế ờ Hà Lan đã tạo điều kiện cho lực lượng sản xuất tư bản chủ nghĩa hình thành, phát triển, dẫn đến mâu thuẫn gay gắt giữa lực lượng sản xuất tiên tiến tư bản chủ nghĩa và quan hệ sản xuất phong kiến.

– Trong xã hội xuất hiện một giai cấp mới gắn liền với lực lượng sản xuất tư bản chủ nghĩa. Đó là giai cấp tư sản – giai cấp trực tiếp lãnh đạo Cách mạng.

– Chính sách thống trị hà khắc, sự bóc lột tàn bạo về vật chất và tinh thần của đế quốc Tây Ban Nha dẫn đến mâu thuẫn gay gắt không thể điều hòa nổi giữa toàn thể dân tộc Nê-đéc-lan với đế quốc Tây Ban Nha.

– Tất cả tình hình nêu trên đã dẫn đến cuộc Cách mạng giải phóng dân tộc mang tính chất tư sản ở Nê-đéc-lan chống lại ách thống trị của đế quốc Tây Bạn Nha.

Câu 8.

Hướng dẫn trả lời:

– Lí do cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc Nê-đéc-lan có ý nghĩa như một cuộc cách mạng tư sản đầu tiên của thế giới:

+ Sau khi Cách mạng thắng lợi, chủ nghĩa tư bản đã được thiết lập và phát triển ở Hà Lan. Ngành sản xuất dệt len, nhuộm, thủy tinh và chế tạo kính quang học được đẩy mạnh; thương nghiệp phát triển; thành thị sầm uất trở thành trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của đất nước (tiêu biểu là thành phố Am-xtéc-đam); các công ti thương mại củạ Hà Lan (công ti Phương Đông, công ti Đông Ấn,…) không chỉ mở rộng việc buôn bán với nhiều nước trên thế giới mà còn tiến hành xâm chiếm thuộc địa.

+ Đây là cuộc cách mạng nổ ra sớm nhất, thúc đẩy sự bùng nổ nhiều cuộc cách mạng tư sản tiếp theo. Các cuộc cách mạng tư sản sau này đều diễn ra dưới ánh sáng tư tưởng của Cách mạng Hà Lan.

+ Sau thắng lợi của Cách mạng, nhà nước tư sản đầu tiên trên thế giới được thiết lập, mở ra thời kỳ mới trong lịch sử nhân loại – thời kỳ lịch sử cận đại, thời đại thắng lợi và xác lập phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa trên phạm vi thế giới.

-Thái độ của các tầng lớp trong Cách mạng:

+ Quần chúng nhân dân là lực lượng kiên quyết đấu tranh. Họ đóng vai trò quan trọng trong tiến trình phát triển của cách mạng, là động lực quan trọng góp phần tạo nên thắng lợi của Cách mạng.

+ Giai cấp tư sản, quý tộc Nê-đéc-lan là người tổ chức lãnh đạo nhân dân đấu tranh song lại lo sợ phong trào cách mạng của quần chúng nên dao động, để thỏa hiệp với kẻ thù.

Câu 9.

Hướng dẫn trả lời:

– Quan hệ kinh tế tiền tệ đã xâm nhập vào nông thôn, làm thay đổi cơ cấu kinh tế và phương thức kinh doanh: Lãnh chúa phong kiến và một bộ phận nông dân chuyển sang nuôi cừu, bán lông cừu; một số địa chủ đuổi tá điền chiếm ruộng đất và biên ruộng đất thành một vùng rộng lần, áp dụng phương thức canh tác mới hoặc trồng cỏ để nuôi cừu.

– Nông dân bị đuổi khỏi đồng ruộng, đi làm thuê cho địa chủ quý tộc, được trả tiền công. Họ sản xuất nguyên liệu và thực phẩm để cung cấp cho thị trường Anh và các thuộc địa của Anh.

Nhiều công trường chuyên sản xuất len dạ xuất hiện, nhiều ngành công nghiệp khác cũng lớn mạnh.

Câu 10.

Hướng dẫn trả lời:

Đầu thế kỉ XVII, nước Anh đã xuất hiện tiền đề của cuộc cách mạng tư sản.

Về kinh tế:

+ Nông nghiệp; Sự xâm nhập của chủ nghĩa tư bản vào trong nông nghiệp.

+ Thủ công nghiệp công trường thủ công chiếm ưu thế, so với phường hội.

+ Thương nghiệp: Việc buôn bán len dạ đã đem lại lợi nhuận kếch xù cho chủ tư sản.

Về chính trị: Chế độ chuyên chế phản động đứng đầu là Sác- lơ I đã dựa vào quý tộc, Giáo hội, thực hiện nhiều chính sách cản trở sự phát triển của kinh tế tư bản chủ nghĩa và sự làm giàu của tư sản, quý tộc mới.

– Về xã hội: Xuất hiện tầng lớp quý tộc mới.

Câu 11.

Hướng dẫn trả lời:

– Tính chất của Cách mạng tư sản Hà Lan;

Cách mạng tư sản Hà Lan vừa là một cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, vừa là cuộc cách mạng tư sản, bởi vì nó vừa chống bọn xâm lược Tây Ban Nha vừa mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển. Động lực của cách mạng là đông đảo quần chúng nhân dân (nông dân, thợ thủ công, dân nghèo thành thị). Lãnh đạo cách mạng là giai cấp tư sản. Cách mạng đã đánh đổ ách thống trị của Tây Ban Nha, giành độc lập dân tộc, lập nên Nhà nước Cộng hòa.

– Tính chất của Cách mạng tư sản Anh:

+ Lãnh đạo cách mạng là tư sản, quý tộc mới.

+ Động lực chủ yếu của cuộc Cách mạng là nông dân, thợ thủ công, tư sản nhỏ,…

+ Mục tiêu Cách mạng là lật đổ chính quyền phong kiến, mò đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.

+ Kết quả của Cách mạng: Hạn chế quyền lực của nhà vua, đem lại quyền lợi cho giai cấp tư sản và quý tộc mới, thành lập nhà nước quân chủ lập hiến, nhân dân không được hưởng lợi gì.

Câu 12.

Hướng dẫn trả lời:

*Giống nhau:

+ Có mục tiêu tấn công là Giáo hội Ki-tô.

+ Chịu ảnh hưởng của tôn giáo.

+ Mở đường cho kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển.

*Khác nhau:

Cách mạng tư sản Hà Lan Cách mạng tư sản Anh

+ Là cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.

+ Kết cục của cách mạng thiết lập nền cộng hòa tư sản.

+ Kết quả của cách mạng là tiêu diệt chế độ phong kiến Tây Ban Nha, mở đầu thời đại tư bản chủ nghĩa.

+Là cuộc nội chiến chống phong kiến.

+ Kết cục của cách mạng thiết lập nền quân chủ lập hiến.

+ Kết quả chưa tiêu diệt tận gốc chế độ phong kiến.

Câu 13.

Hướng dẫn trả lời:

– Những chính sách của chính phủ Anh:

+ Cấm Bắc Mĩ sản xuất nhiều loại hàng công nghiệp, cấm mở doanh nghiệp, cấm đem máy móc và thợ lành nghề từ Anh sang, đồng thời ban hành chế độ thuế khóa nặng nề.

+ Các thuộc địa Bắc Mĩ không được tự do buôn bán với các nước khác.

+ Các thuộc địa ở Bắc Mĩ không được khai hoang những vùng đất ờ miền Tây.

+ Ban hành những đạo luật nhằm ngăn cản sự phát triển của kinh tế thuộc địa, như Luật hàng hải (1651): Việc chuyển hàng hóa từ Bắc Mĩ sang Anh và ngược lại phải do tàu Anh đảm nhiệm; Luật đường (1764): Cấm  buôn bán đường và rượu của các thuộc địa Bắc Mĩ với các nước khác,…

– Hậu quả:

+ Đã kìm hãm sự phát triển kinh tế của 13 thuộc địa, làm tổn hại đến quyền lợi của nhân dân thuộc địa, gây nên sự phản ứng mạnh mẽ trong nhân dân.

+ Làm cho mâu thuẫn giữa toàn thể nhân dân 13 bang thuộc địa với thực dân Anh trở nên gay gắt. Đó là nguyên nhân dẫn đến bùng nổ chiến tranh.

Những chuyên mục hay của Lịch sử lớp 8:

  • Giải bài tập Sách giáo khoa môn Lịch sử lớp 8
  • Câu hỏi ôn tập môn Lịch sử lớp 8
  • Đề thi – Đáp án môn Lịch sử lớp 8
  • Đề thi học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 8

0