24/06/2018, 16:42

Câu hỏi ôn tập bài 11: Trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ II ( Phần 3)- Lịch sử 9

CÂU HỎI ÔN TẬP PHẦN 3 Câu hỏi 9: Hãy nêu những biểu hiện của tình trạng “Chiến tranh lạnh”? Trả lời câu hỏi Những biểu hiện của tình trạng “ Chiến tranh lạnh”: Mĩ và các nước đế quốc đã ráo riết chạy đua vũ trang, tăng cường ngân sách quân sự, thành lập các khôi ...

CÂU HỎI ÔN TẬP PHẦN 3

Câu hỏi 9: Hãy nêu những biểu hiện của tình trạng “Chiến tranh lạnh”?

Trả lời câu hỏi Những biểu hiện của tình trạng “ Chiến tranh lạnh”:

  • Mĩ và các nước đế quốc đã ráo riết chạy đua vũ trang, tăng cường ngân sách quân sự, thành lập các khôi quân sự cùng các căn cứ quân sự bao quanh Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa.
  • Mĩ tiến hành nhiều cuộc chiến tranh đàn áp cuộc đấu tranh giải phóng của các dân tộc trên nhiều khu vực của thế giới.

Câu hỏi 10: Trước những hoạt động của Mĩ và các nước đế quốc, Liên Xô đã có những hành động gì?

Trả lời câu hỏi:

Trước tình hình bị đe dọa, Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa buộc phải tăng ngân sách quốc phòng, củng cô” khả năng phòng thủ của Mĩnh.

Câu hỏi 11: “Chiến tranh lạnh” đã dẫn đến những hậu quả gì?

Trả lời câu hỏi:

“Chiến tranh lạnh” đã gây ra những hậu quả hết sức nặng nề. Đó là:

  • Thế giới luôn ở trong tình trạng căng thẳng, thậm chí có  lúc  đứng trước nguy cơ bùng nổ một cuộc chiến tranh thế giới mới.
  • Tuy đang trong thời kì hòa bình, nhưng các cường quốc đã chi một khối lượng khổng lồ về tiền của và sức người để sản xuất các loại vũ khí huỷ diệt, xây dựng hàng nghìn căn cứ quân sự, do đó đời sống của nhân dân nhiều nước bị giảm sút, tình hình xã hội biết ổn.
  • Loài người vẫn phải chịu đựng biết bao khó khăn do dịch bệnh, đói nghèo, thiên tai… gây ra, nhất là các nước ở châu Á, châu Phi.

Câu hỏi 12: Mĩ và Liên Xô tuyên bố chấm dứt “Chiến tranh lạnh từ khi nào?

Trả lời câu hỏi :

Mĩ và Liên Xô tuyên bố chấm dứt “Chiến tranh lạnh” vào tháng 12/1989.

Câu hỏi 13: Vì sao Mĩ và Liên Xô tuyên bố chấm dứt “Chiến tranh lạnh ?

Trả lời câu hỏi :

Hai siêu cường Xô – Mĩ tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh là vì:

  • Cuộc chạy đua vũ trang kéo dài hơn 4 thập niên đã làm cho cả hai nước quá tốn kém và suy giảm “thế mạnh” của họ trên nhiều mặt so với các cường quốc khác.
  • Sự vươn lên mạnh mẽ của Đức, Nhật Bản và các nước Tây Âu. Các nước này đã trở thành những đối thủ cạnh tranh đáng gờm đối với Mĩ. Còn nền kinh tế Liên Xô lúc này ngày càng lâm vào tình trạng trì trệ, khủng hoảng.
  • Hai cường quốc Xô – Mĩ đều cần phải thoát khỏi thế “đối đầu” để ổn định và củng cố vị thế của Mĩ, vươn lên kịp các nước khác.

Câu hỏi 14: Hãy nêu lên các xu thế phát triển của thế giới ngày nay ?

Trả lời câu hỏi:

Các xu thế phát triển của thế giới ngày nay là:

+ Xu thế hòa hoãn và hòa dịu trong quan hệ quốc tế. Các nước lớn tránh xung đột trực tiếp, đối đầu nhau. Các cuộc xung đột quân sự ở nhiều khu vực được giải quyết bằng biện pháp hòa bình, thương lượng.

+ Sự tan rã của Trật tự hai cực I-an-ta và thế giới đang tiến tới xác lập một Trật tự thế giới mới đa cực, nhiều trung tâm. Nhưng Mĩ lại chủ trương “thế giới đơn cực” để dễ bề chi phối, thống trị thế giới.

+ Từ sau “chiến tranh lạnh” và dưới tác động to lớn của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật, hầu hết các nước đều ra sức điều chỉnh chiến lược phát triển lấy kinh tế làm trọng điểm.

+ Do những mâu thuẫn về dân tộc, tôn giáo và tranh chấp biên giới, lãnh thổ, ở nhiều nơi, ở nhiều khu vực lại xảy ra những vụ xung đột quân sự hoặc nội chiến giữa các phe phái làm cho đất nước không ổn định và gây bao đau khổ cho người dân, nhất là phụ nữ và trẻ em.

Tuy nhiên, xu thế chung của thế giới ngày nay là hòa bình ổn định và hợp tác phát triển kinh tế. Đây vừa là thời cơ, vừa là thách thức của các dân tộc trong đó có Việt Nam.

Câu hỏi 15: Tại sao nói rằng xu thế hợp tác vừa là thời cơ vừa là thách thức của các dân tộc?

Trả lời câu hỏi :

Xu thế hợp tác vừa là thời cơ, vừa là thách thức của các dân tộc bởi vì:

+ Thời cơ: Các dân tộc có điều kiện để hội nhập vào nền kinh tế của thế giới và khu vực, có điều kiện khai thác các nguồn vốn đầu tư, kĩ thuật công nghệ và kinh nghiệm quản lí từ bên ngoài, nhất là các tiến bộ khoa học – kĩ thuật để rút ngắn thời gian xây dựng, rút ngắn khoảng cách với các nước phát triển.

+ Thách thức: Nếu không nắm bắt kịp thời cơ, không hội nhập để phát triển thì sẽ bị tụt hậu. Nhưng nếu hội nhập mà không có con đường và cách thức hợp lí thì sẽ gặp nhiều rủi ro, bất lợi như dễ đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc.

Câu hỏi 16: Nhiệm vụ lớn nhất hiện nay của nhân dân ta là gì?

Trả lời câu hỏi :

Nhiệm vụ lớn nhất hiện nay của nhân dân ta là phải tập trung sức phát triển kinh tế với đường lối công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, tích cực mở cửa, hội nhập thế giới làm ra nhiều của cải để chiến thắng nghèo nàn và lạc hậu, đem lại cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc cho nhân dân.

Một số chuyên mục của lịch sử lớp 9

  • Giải bài tập Sách giáo khoa môn Lịch sử lớp 9
  • Câu hỏi ôn tập môn Lịch sử lớp 9
  • Đề thi – Đáp án môn Lịch sử lớp
  • Đề thi học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 9 

Xem thêm: Câu hỏi ôn tập bài 11: Trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ II ( Phần 2)- Lịch sử 9

0