Câu hỏi ôn tập bài 1: Liên xô và các nước Đông Âu từ năm 1945 đến giữa những năm 70 của thế kỉ XX (Phần 3)- Lịch sử 9
CÂU HỎI ÔN TẬP PHẦN 3 Câu hỏi 1: Hệ thống xã hội chủ nghĩa được hình thành trong hoàn cảnh nào? Trả lời câu hỏi: – Sự hình thành hệ thống xã hội chủ nghĩa diễn ra khi các nước Đông Âu bắt đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội đòi hỏi phải có sự hợp tác cao hơn và đa dạng hơn nhiều trong lĩnh vực ...
CÂU HỎI ÔN TẬP PHẦN 3
Câu hỏi 1: Hệ thống xã hội chủ nghĩa được hình thành trong hoàn cảnh nào?
Trả lời câu hỏi:
– Sự hình thành hệ thống xã hội chủ nghĩa diễn ra khi các nước Đông Âu bắt đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội đòi hỏi phải có sự hợp tác cao hơn và đa dạng hơn nhiều trong lĩnh vực với Liên Xô.
– Có sự phân công và chuyên môn hóa trong sản xuất công nông nghiệp.
– Liên Xô và Đông Âu đều có chung một mục tiêu là xây dựng chủ nghĩa xã hội.
– Cùng chung hệ tư tưởng của chủ nghĩa Mác-Lênin.
– Đều do Đảng Cộng sản lãnh đạo.
Câu hỏi 2: Sự hợp tác tương trợ giữa Liên Xô và Đông Âu được thể hiện ở những sự kiện nào?
Trả lời câu hỏi :
Sự hợp tác này được thể hiện:
– Về quan hệ kinh tế: ngày 8-1-1949, Hội đồng tương trợ kinh tế (gọi tắt SEV) ra đời gồm Liên Xô và các nước Đông Âu (Ba Lan, Tiệp Khắc, Hung-ga-ri…).
– Quan hệ chính trị và quân sự: ngày 14-5-1955 tổ chức Hiệp ước Vác-sa-va thành lập.
Câu hỏi 3: Quan hệ hợp tác giữa Liên Xô và các nước Đông Âu được thực hiện dựa trên những cơ sở nào?
Trả lời câu hỏi:
Cơ sở của sự hợp tác giữa Liên Xô và các nước Đông Âu là:
– Liên Xô và các nước Đông Âu đều cùng có chung một mục tiêu là xây dựng chủ nghĩa xã hội.
– Đều do Đảng Cộng sản lãnh đạo.
– Cùng chung hệ thống tư tưởng của chủ nghĩa Mác – Lênin.
Câu hỏi 4: Hãy trình bày mục đích ra đời và những thành tựu của Hội đồng tương trợ kinh tế trong những năm 1951 – 1973 ?
Trả lời câu hỏi:
+ Mục đích: giúp đỡ và thúc đẩy sự phát triển kinh tế của các thành viên, cùng nhau hỗ trợ nghiên cứu
khoa học – kĩ thuật.
+ Thành tựu:
– Tốc độ tăng trưởng sản xuất công nghiệp hằng năm đạt 10%.
– Thu nhập quốc tế năm 1973 tăng 5,7 lần 80 với năm 1950.
Liên Xô đã cho các nước thành viên vay 13 tỉ rúp, viện trợ không hoàn lại 20 tỉ rúp.
Câu hỏi 5: Cho biết những hạn chế của khối SEV?
Trả lời câu hỏi
– “Khép kín”, không hòa nhập vào nền kinh tế đang ngày càng phát triển của thế giới.
– Nặng về trao đổi Hàng hóa mang tính bao cấp.
– Nhân công sản xuất chuyên ngành có chỗ chưa hợp lí.
Câu hỏi 6: Mục đích của Tổ chức Hiệp ước Vác-sa-va (5/1955) là gì?
Trả lời câu hỏi:
Tổ chức hiệp ước Vác-sa-va ra đời (5/1955) nhằm mục đích:
– Bảo vệ công cuộc xây dựng chủ nghĩa xă hội của các nước Đông Âu.
– Duy trì hòa bình, an ninh của châu Âu và thế giới.
– Chống lại sự hiếu chiến của Mĩ và khối NATO.
– Bảo vệ an ninh châu Âu và thế giới.
– Đây là liên minh phòng thủ quân sự và chính trị của các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu.
Một số chuyên mục của lịch sử lớp 9
- Giải bài tập Sách giáo khoa môn Lịch sử lớp 9
- Câu hỏi ôn tập môn Lịch sử lớp 9
- Đề thi – Đáp án môn Lịch sử lớp
- Đề thi học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 9
Xem thêm: Câu hỏi ôn tập bài 1: Liên xô và các nước Đông Âu từ năm 1945 đến giữa những năm 70 của thế kỉ XX (Phần 2)- Lịch sử 9