Câu hỏi ôn tập bài 7: Trung Quốc thời Minh-Thanh – Lớp 10
Câu 1. Trình bày tình hình chính trị Trung Quốc thời Minh, Thanh Gợi ý làm bài – Năm 1368, khởi nghĩa nông dân lật đó nhà Nguyên. Chu Nguyên Chương lên ngôi Hoàng đế ở Nam Kinh, lập ra nhà Minh (1368- 1644). – Minh Thái Tổ rất quan tâm đến việc xây dựng chế độ quan ...
Câu 1. Trình bày tình hình chính trị Trung Quốc thời Minh, Thanh
Gợi ý làm bài
– Năm 1368, khởi nghĩa nông dân lật đó nhà Nguyên. Chu Nguyên Chương lên ngôi Hoàng đế ở Nam Kinh, lập ra nhà Minh (1368- 1644).
– Minh Thái Tổ rất quan tâm đến việc xây dựng chế độ quan chủ chuyên chế tập quyền nhằm chấm dứt tình trạng hỗn chiến và mưu phân. Năm 1380, ông quyết định bỏ các chức Thừa tướng, Thái úy trước đây và thay thế vào đó là các quan Thượng thư phụ trách các bộ. Nhà Minh đã lập ra sáu bộ: Lễ, Binh, Hình, Công, Lại, Hộ, phụ trách các việc về lễ nghi, quan sự, luật pháp, xây dựng, bộ máy nhấn sự và dân sự; hoàn chỉnh bộ máy triều đình. Các quan ở tỉnh chịu sự chỉ đạo của các bộ ở triều đình. Hoàng đế tập trung mọi quyền hành trong tay, trực tiếp nắm quan đội. Hoàng đế còn tăng cường phong tước và ban cấp đất đai cho con cháu trong hoàng tộc, cho công thần thấn tín để làm chỗ dựa của triều đình.
– Cuối thời Minh, mâu thuẫn xã hội trở nên gay gắt, khởi nghĩa Lý Tự Thành bùng nổ. Nhấn cơ hội đó, người Mãn chiếm toàn bộ Trung Quốc, lập ra nhà Thánh (164411911).
– Cùng với quá trình chinh phục, nhà Thanh ra sức củng cố bộ máy chính quyền và thực hiện việc áp bức dân tộc. Nhà Thanh cũng cho người Hán làm quan, thi hành chính sách mua chuộc giai cấp địa chủ người Hán, thu hút nhiều trí thức Hán tộc vào bộ máy quan lại. Tuy nhiên, quyền hành vẫn tập trung vào tay người Mãn.
– Các hoàng đế Minh, Thanh đều đem quan đi xâm lẤn các nước lẤng giềng. Minh Thành Tổ đã 5 lần tự mình đem quân đi đánh người tác-ta và O-ra của tộc Mông Cổ; cử sứ giả đến các nước Đông Nam Á, Nam Á để phô trương sức mạnh.
– Đến giữa thế kĩ XVIII, nhà Thánh thôn tính được Mông cổ, Tây Tạng, Tán Cương. Cá nhà Minh và nhà Thánh đã từng đưa quan xâm lược nước ta, nhưng đều bị quan Đại Việt đánh bại bằng cuộc khỏi nghĩa Làm Sơn, do Lê Lợi đứng đầu, đã tiêu diệt quan Minh năm 1427, và phong trào nông dân Tây Sơn, do Nguyễn Huệ lãnh đạo, đánh bại quan Thánh vào năm 1789.
Câu 2. Sự phát triển kinh tế Trung Quốc dưới thời Minh, Thanh như thế nào?
Gợi ý làm bài
– Về nông nghiệp:
+ Có những tiến bộ về kĩ thuật gieo trồng. Diện tích trồng trọt vượt xa thời trước, sản lượng lương thực tăng nhiều.
+ Tuy nhiên, tình trạng chiếm ruộng đất của địa chủ, quý tộc vẫn gia tăng.
+ Sự suy thoái có tính chất chu kì về chính trị, nền nông nghiệp cũng phát triển hoặc suy thoái tương ứng.
– Thủ công nghiệp và thương nghiệp: phát triển hơn các thời trước, các hình thức công xưởng thủ công đã xuất hiện trong các nghề dệt, làm giấy, đồ sứ.
+ Ở Giang Tây, có các trung tâm làm gốm lớn như Cảnh Đức với khỏang 3000 lò làm gốm sứ.
+ Trong nghề dệt có một số” chủ đem bống và tơ giaọ cho người thợ dệt cá thể rồi thu thành phẩm. Một số” khác còn sắm khung cửi trong nhà, thuê thợ dệt rồi lây,một phạn sản phẩm.
+ Trong việc sản xuất đường, vào mùa xuấn, eác ông chủ xuất vốn cho nông đâri trồng mía để đến mùa đáng họ thu lại bằng đường.
-Về thương nghiệp:
+ Từ thế kỉ XVI đã có một số thương nhân châu Âu đến Trung Quốc buôn bán. Đến triều nhà Thanh, do thi hành chính sách đóng cửa biển, đã hạn chế người châu Âu vào Trung Quốc và cả thương nhân Trung Quốc cũng không được ra nước ngoài bằng đường biển.
+ Tuy vậy, do sự phát triển cua công thương nghiệp, thành thị cũng sớm trở nên đông đúc nhộn nhịp.
– Mặc dù Trung Quốc có nền công thương nghiệp sớm phát triển, nhưng suốt thời phong kiến, nền kinh tế tự nhiên luôn chiếm địa vị thống trị.
Câu 3: Nêu một số thành tựu văn hóa Trung Quốc thời Minh, Thanh
Gợi ý làm bài
– Văn học
– Xuất hiện một loại hình văn học mới là “Tiểu thuyết chương hồi”, Loại hình này phắt triển mạnh mẽ dưới thời Minh, Thánh.
+ Những tác phẩm lớn và nổi tiếng trong giai đoạn này là Thủy hử cửa Thi Nại Am, Tam quốc diễn nghĩa của La Quan Trung, Tây du kí của Ngô Thừa Ấn, Nho lâm ngoại sử của Ngô Kính Tử, Hồng lâu mộng của Tởo Tuyết cần…
– Sử học:
+ Từ thời Tống, cơ quan viết sử (Quốc sử giấn) của nhà nước được thành lập và biên soạn một cách hệ thống lịch sử của từng vương triều: Tống sử, Minh sử… và nhiều tác phẩm như Minh thực lục, Đại Thánh nhất thống.
+ Bên cạnh đó, những tác phẩm lịch sử văn hóa, từ điển… được biên soạn cũng khá nhiều.
+ Thời Minh, Thánh đã cho ra đời những bộ sách rất đồ sộ, đó là Vĩnh Lạc đại điển, Tứ khố toàn thư…
– Nghệ thuật lâu đời của Trung Quốc với trình độ cao, phong cách độc đáo biểu hiện ở các mặt hội họa, điêu khắc, kiến trúc, mĩ thuật công nghiệp… cũng là những lĩnh vực nổi tiếng.
Câu 4. Lập niên biểu về tiến trình phát triền của lịch sử Trung Quốc qua các triều đại theo bảng sau:
Nội dung | Thời Tầni HẤn | Thời Đườngi Tống | Thời Minhi Thánh |
Niên đại | |||
Tổ chức bộ máy nhà nước | |||
Chính sách đối ngoại |
Gợi ý làm bài
Câu 5 : Trình bày những thành tựu văn hóa Trung Quốc thời phong kiến. Các thành tựu đó đã ảnh hưởng đến thế giới như thế nào? Nhân dân ta đã tiếp thu nền văn hóa Trung Quốc như thế nào?
Gợi ý làm bài
- a) Những thành tựu văn hóa Trung Quốc thời phong kiến:
* Tư tưởng:
– Nho giáo: giữ vai trồ quan trọng.
+ Do Khổng Tử khởi xướng.
+ Thời HẤn Vũ Đế, Nho giáo trở thành công cụ sắc bén phục vụ cho nhà nước phong kiến tập quyền, trở thành cơ sở lí luận và tư tưởng của chế độ phong kiến Trung Quốc.
+ Nội dung: quy định về các mối quan hệ cơ bấn trong xã hội (tam cương) và kĩ cương của chế độ phong kiến (ngũ thường), rèn luyện phẩm chất đạo đức, giáo dục con người trong khuôn phép của chế độ phong kiến.
– Phật giáo: thịnh hành, nhất là vào thời Đường.
+ Các nhà sư như Huyền TrẤng, Nghĩa Tĩnh sáng Ấn Độ tìm hiểu giáo lí đạo Phật. Ngược lại, nhiều nhà SƯ các nước Ấn Độ, Cham i pa đến Trung Qucíc truyền đạo.
+ Kinh Phật được dịch ra chữ HẤn ngày một nhiều.
+ Khi Bắc Tống thành lập, nhà vua tôn sùng Phật giáo, cho xây chùa, tạc tượng, in kinh, cử các nhà sư đi tìm hiểu thêm về đạo Phật tại Ấn Độ.
* Sử học: từ thời Tây HẤn đã trở thành lĩnh vực nghiên cứu độc lập, người đặt nền mòng là Tư Mã Thiên với bộ Sử kí. Thời Đường, thành lập Sử quan, là cơ quan biên soạn lịch sử của nhà nước.
* Văn học:
– Thơ Đường phân Ấnh toàn diện bộ mặt xã hội, đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật. TÍêu biểu nhất là cầc nhà thơ Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị,…
i Tiểu thuyết là hình thức văn học mới phát triển thời Minh, Thánh. Dựa vào sự tích lịch sử, các nhà văn đã viết thành tiểu thuyết. Nhiều tác phẩm lớn, nổi tiếng như Tam quốc diễn nghĩa của Là Quan Trung, Thủy hử của Thi Nại Am, Tây du kí của Ngô Thừa Ấn, Hồng lâu mộng của Tởo Tuyết cần,…
* ToẤn học, Thiên văn học, Y dược,… đạt được nhiều thành tựu quan trọng.
– Quyển Cửu chương toán thuật thời Hán nêu các phương pháp tính diện tích và khối lượng khác nhau,… Tổ Xung Chi (thời Nam – Bắc triều) tìm ra số Pi đến 7 số lẻ.
– Thời Tần, Hán, Trung Quốc phát minh ra nông lịch, chia 1 năm thành 24 tiết để nông dần dựa vào đó biết thời vụ sản xuất. Trương Hành làm được dụng cụ đo động đất gọi là địa động nghi,…
– Từ rất sớm, Trung Quốc đâ cổ nhiều thầy thuốc giỏi. Nổi tiếng nhất là Hoa Đà (thời HẤn), biết dùng phẫu thuật để chữa bệnh. Tác phẩm Bấn thảo cương mục của Lý Thời Trấn là một quyển sách thuốc rất cổ giá trị.
* Kĩ thuật: có 4 phát minh quan trọng: giấy, kĩ thuật in, la bàn và thuốc súng.
* Kiến trúc: có nhiều công trình kiến trúc nghệ thuật đặc sắc: Vạn lí trường thành, những cung điện, những bức tượng Phật,…
- b) Ảnh hưởng đến thếgiới:
– Ảnh hưởng đến các nước trong đó có cả Việt Nam trên các lĩnh vực: tư tưởng, triết học, văn học, chữ viết,…
– Những thành tựu về kĩ thuật ảnh hưởng tới cả thế giới như thuốc súng dùng để chế tạo đạn dược, là bàn dùng trong hàng hải, giấy và kĩ thuật in sử dụng cho việc dạy học và là phương tiện phát triển khoa học.
- c) Nhân dân Việt Nam đã tiếp thu nền văn hóa Trung Quốc:
– Hơn mười thế kỉ Bắc thuộc, văn hóa Trung Qụếc đã xâm nhập vào nước ta tạo ấnh hưởng trên nhiều lĩnh vực: tư tưởng, triết học, văn học, chữ viết, một số phong tục tập quan,…
– Tuy nhiên, nhân dân ta đã biết tiếp thu một cách có chọn lọc và giữ cái đẹp cái hay của văn hóaTrung Quốc, góp phần làm phong phú thêm nền văn hóa dân tộc. Ta đã biết biến cái hay của “người” thành của mình (“Việt hóa”). Trong giai đoạn ngày nay, một số giá trị văn hóa của người Trung Quốc vẫn còn đậm nét trong văn hóa Việt.
Câu 6. Hãy nêu nhận xét tổng quát về quá trình diễn biến lịch sử Trung Quốc dưới thời phong kiến.
Gợi ý làm bài
-Chế độ phong kiến Trung Quốc ra đời từ rất sớm, tồn tại rất dai dẳng (hơn 22 thế kỉ). Chế độ phong kiến Trung Quốc ra đời vào thế kỉ III trước công nguyên, với việc thống nhất đất nước của Tần Dânh Chính (năm 221 TCN), lập ra triều đại phong kiến đầu tiên i triều đại nhà Tần. Chế độ phong kiến Trung Quốc kết thúc năm 1911, với cuộc cách mạng Tân Hợi lật đó nhà Mãn Thanh
– Trung Quốc thời phong kiến có những triều đại HẤn tộc (triều đại phong kiến của chính người Trung Quốc), nhưng cũng có triều đại ngoại tộc (do ngoại tộc xâm lược thống trị, thiết lập nên) như triều Nguyên và Thánh.
Những điểu cần biết bổi dưởng học sinh giỏi Lịch sử 10i Phạm Vãn Đông
– Trung Quốc dưới thời phong kiến cổ lúc đất nước thống nhất, nhưng cũng có thời giẤn bị phân liệt. Thời kì thống nhất: Tần, Hán, Tán, Tùy, Đường, Tống, Nguyên, Minh, Thánh. Thời kì phân liệt: Tam quốc, Nam – Bắc triều, Ngũ đại thập quốc.
– Mỗi triều đại phong kiến gắn liền với một giai đoạn, một trình độ nhât định của xã hội phong kiến Trung Quốc.
+ Thời Tần-Hán: chế độ phong kiến được xác lập và củng cố”.
+ Thời Đường: chế độ phong kiến đạt đến đỉnh cao.
+ Thời Nguyên: do sự thống trị của một triều đại ngoạị tộc nên xã hội trì tuệ, khủng hoấng.
+ Thời Minh: là giai đoạn kinh tế có bước phát triển mới, mầm mông quan hệ sản xuất tư bấn chủ nghĩa xuất hiện.
+ Thời Thánh: giai đoạn bị ngoại tộc thống trị, chế độ phong kiến Trung Quốc.rơi.vào tình trạng khủng hoấng nghiêm trọng.
– Hầu như mỗi triều đại đều có những cuộc khởi nghĩa của nông dân xảy ra với số lượng nhiều, liên tục, có tính chu kì:
+ Thời Tần: khởi nghĩa Trần Thắng, Ngô Quang.
+ Thời HẤn: khởi nghĩa Lục Lâm, Xích Mi, Hoàng Cấn.
+ Thời Đường: khởi nghĩa Hoàng Sào.
+ Thời Nguyên: khởi nghĩa Chu Nguyên Chương.
+ Thời Minh: khởi nghĩa Lý Tự Thành,…
Câu 7. So sánh điểm giống nhau và khác nhau giữa bộ máy nhà nước phong kiến Trung Quốc thời Tần -Hán và Minh Thanh. Chứng minh rằng, dưới triều Minh- Thanh, quyền hành tập trung cao độ hơn vào tay các hoàng đế và bộ máy chính quyền trung ương mạnh hơn.
Gợi ý làm bài
- a) Điểm giống nhau và khác nhau giữa bộ máy nhà nước phong kiến Trung Quốc thời Tần -Hán và Minh – Thanh:
* Giống nhau:
– Bộ máy chính quyền phong kiến tập trung.
– Hoàng đế tự xưng là đấng tối cao, có quyền tuyệt đối, đứng đầu bộ máy nhà nước, tổ chức thống nhất trong cả nước.
* Khác nhau:
Thời Tần – Hán
+ Đặt các chức Thừa tướng (đứng đầu các quan văn), Thái úy (đứng đầu các quan võ) để giúp Hoàng đế trị nước.
+ Lãnh thổ được chia thành các châu, quận, huyện. Đặt các chức quan Thứ sử (chầu), Thái thứ (quận) và Huyện lệnh (huyện).
+ Tuyển dụng quan lại chủ yếu là hình thức tiến cử.
– Thời Minh -Thanh:
+ Thời nhà Minh, bãi bỏ các chức Thừa tướng, Thái úy, vua trực tiếp nắm quan đội. Lập ra sáu bộ do các quan Thượng thư phụ trách từng bộ: Lễ, Binh, Hình, Công, Lại, Hộ.
+ Lãnh thổ chia thành tỉnh, có quan tổng đóc hoặc tuần vũ (tuần phủ) đứng đầu. Tỉnh lại chia thành phủ, huyện, châu.
+ Thay thế dần chế độ tuyển cử bằng chế độ thi cử để chọn người tài làm quan.
b) Dưới triều Mình – Thánh, quyền hành tập trung cao độ h(tn:
– Bãi bỏ các chức Thừa tướng, Thái úy có quyền hành lớn, lẤn át vua, nhiều khi còn chuyên quyền; vua trực tiếp nắm quân đội.
– Bãi bỏ việc tiến cử quan lại để trừ họa bè phái mưu phân.
– Lập ra sáu bộ, chia lãnh thổ thành nhiều tỉnh để thống nhất việc quan lí.
– Đặt chế độ thi cử để các tầng lớp phong kiến có thể tham gia vào bộ máy cai trị.
Câu 8. Hãy chứng minh sự hoàn chỉnh của bộ máy nhà nước phong kiến Trung Quốc qua các triều đại Tần – Hán, Đường – Tống, Minh – Thanh.
Gợi ý làm bài
– Thời Tần – Hán:
+ Chính quyền trung ương (triều đình): đứng đầu là Hoàng đế có quyền lực tuyệt đối dưới có hệ thống quan văn, quan võ. Thừa tướng đứng đầu quan văn, Thái úy đứng đầu quan võ. Đây là hai chức quan cao nhất của triều đình để giúp Hoàng đế tri nước. Ngoài ra còn có các chức quan coi giữ binh mã, tiền tài, lương thực, tư pháp.
+ Các địa phương được Hoàng đế chia thành quận, huyện, đặt eác chức quan Thái thú (ở quận) và Huyện lệnh (ở huyện). Các quan lại phải hoàn toàn tuấn theo mệnh lệnh của Hoàng đế và luật pháp của nhà nước.
– Thời Đường – Tống:
+ Nhà Đường tiếp tục tăng cường bộ máy cai trị, Hoàng đế có uy quyền vô biên. Cùng với việc củng cố bộ máy triều đình, các hoàng đế nhà Đường đã thi hành hai việc đáng chú ý
- Một là cử người thân tín cai quan các địa phương, đặc biệt là cử những người thân tộc và các công thần giữ chức Tiết độ sứ cai trị các vùng biên cương (đây là chức quan chỉ huy, cai quan cả quan sự và dân sự).
- Hai là đặt các khoa thi để tuyển chọn người làm quan, tạo điều kiện cho các tầng lớp phong kiến được tham gia bộ máy cai trị từ trung ương đến địa phương.
+ Đến thời Tống, chức Tiết độ sứ bị bãi bỏ. Triều đình cử các quan lại ở kinh đô đến nắm quyền ở châu, huyện. Tiếp tục tổ chức khoa cử để chọn nhấn tài tham gia vào bộ máy chính quyền, bãi bỏ việc tiến cử nhấn tài.
– Thời Minh-Thanh:
+ Minh Thái Tổ bỏ các chức Thừa tướng, Thái úy, thay vào đó là các quan Thượng thư phụ trách các bộ. Nhà Minh đã lập ra sáu bộ: Lễ, Đinh, Hình, Công, Lại, Hộ, phụ trách các việc về lễ nghi, qưấn sự, luật pháp, xây dựng, bộ máy nhấn sự và dân sự; hoàn chỉnh bộ máy triều đình. Chia nước thành nhiều tỉnh và các quan ở tỉnh chịu sự chỉ đạo của các bộ ở triều đình. Hoàng đế tập trung mọi quyền hành trong tay, trực tiếp nắm quan đội,…
+ Nhà Thanh ra sức củng cố bộ máy chính quyền, thực hiện việc áp bức dân tộc, mua chuộc giai cấp địa chủ người Hán, thu hút nhiều trí thức Hán tộc vào bộ máy quan lại, nhưng quyền hành vẫn tập trung vào tay người Mãn.
Câu 9. Hãy thống kê các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu của nông dân Trung Quốc thời phong kiến. Rút ra nhộn xét về đặc đ1ểm của các phong trào.
Gợi ý làm bài
Thống kê các cuộc khởi nghĩa:
Tên triệu đại | Tên các cuộc khởi nghĩa |
Nhà Tần | Khởi nghĩa do Trần Thắng – Ngô Quang lãnh đạo |
Nhà Tây Hán | Khởi nghĩa xích Mi – Lục Lâm |
Nhà Đông Hán | Khởi nghĩa của Trương Giác |
Nhà Tùy | Khởi nghĩa Lý Mật, Đậu Kiến Đức |
Nhà Đường | Khởi nghĩa Hoàng Sào |
Nhà Tống | Khởi nghĩa của Tống Giang, Lý Thuật |
Nhà Nguyên | Khởi nghĩa của Chu Nguyên Chương |
Nhà Minh | Khởi nghĩa Lý Tự Thành |
Nhà Thánh | Khởi nghĩa Thái bình Thiên quốc |
b) Nhận xét về đặc điểm của các phong trào:
* Các cuộc khởi nghĩa nông dân Trung Quốc thường nổ ra vào cuối mỗi triều đại phong kiến, khi các vương triều đã thối nát, mâu thuẫn xã hội gay gắt, nhấn dân không thể chịu đựng được nữa.
– Mục tiêu đấu tranh chủ yếu nhằm chống lại các triều đại phong kiến, nhưng cũng có những cuộc khởi nghĩa nhằm mục tiêu giải phóng dân tộc như cuộc khởi nghĩa nông dân do Chu Nguyên Chương lãnh đạo.
_Các cuộc khởi nghĩa có quy mô lớn, mức độ đấu tranh quyết liệt; khởi nghĩa Hoàng Sào, Lý Tự Thành hoạt động trong phạm vi cả nước. Hầu hết các cuộc khởi nghĩa nông dân không đi đến thắng lợi hoàn toàn.
– Phong trào nông dân có vai trò to lớn, đánh dấu sự sụp đổ của một triều đại phong kiến và là sự khởi đầu của một triềụ đại mới với nhiều chính sách tiến bộ hỢn.
Câu 10. Kể tên các triều đại phong kiến Trung Quốc, thời gian tồn tại. Nhận xét chung về các triều đại đó.
Gợi ý làm bài
a) Các triều đại phong kiến Trung Quốc:
– Nhà Tần: 221 -206 TCN.
– Nhà Hán: 206 TCN1220.
– Nhà Tùy: 581- 6Ị8.
– Nhà Đường: 618 i 907- Nhà Tống: 960 – 1279.
-Nhà Nguyên: 1271 i 1368.
– Nhà Minh: 1368 – 1644.
– Nhà Thánh: 1644-1911.
b) Nhận xét chung:
– Các triều đại hầu hết được thành lập sau các cuộc khởi nông dân.
– Khi mới thành lập, các triều đại đều có những chính sách tiến bộ, đưa đất nước phát triển và đạt được một số thành tựu
Cuối triều đại, cùng với chính sách bành chướng xâm lược là việc chiếm ruộng đất của nhân dân, sưu thuế nặng nề làm cho cuộc sống của nhân dân vô cùng cơ cực.
Những chuyên mục hay của Lịch sử lớp 10:
- Giải bài tập Sách giáo khoa môn Lịch sử lớp 10
- Câu hỏi ôn tập môn Lịch sử lớp 10
- Đáp án môn Lịch sử lớp 10
- Đề thi học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 10