24/06/2018, 16:42

Câu hỏi ôn tập bài 6: Trung Quốc thời Đường, Tống – Lịch sử 10

Câu 1. Chính quyền phong kiến ở Trung Quốc thời Đường, Tống được củng cố và mở rộng như thế nào Gợi ý làm bài – Nhà Đường tiếp tục tăng cường bộ máy cai trị, Hoàng đế có uy quyền vô biên. Cùng với việc củng cố bộ máy triều đình, các hoàng đế nhà Đường đã thi hành hai việc đáng chú ý: ...

Câu 1. Chính quyền phong kiến ở Trung Quốc thời Đường, Tống được củng cố và mở rộng như thế nào

Gợi ý làm bài

–        Nhà Đường tiếp tục tăng cường bộ máy cai trị, Hoàng đế có uy quyền vô biên. Cùng với việc củng cố bộ máy triều đình, các hoàng đế nhà Đường đã thi hành hai việc đáng chú ý:

+ Một là cử người thân tín cai quản các địa phương, đặc biệt là cử những người thân tộc và các công thần giữ chức Tiết độ sứ cai quản các vùng biên cương (đây là chức quan ch1 huy, cai quản cả quân sự và dân sự).

+ Hai là đặt các khoa thi để tuyển chọn người làm quan. Không chỉ có dòng dõi quý tộc, mà con em địa chủ, nếu học giỏi có tài, thi đỗ cũng có thể ra làm quan, được phong tước vị.

Như thế, chế độ phong kiến đã tạo điều kiện cho các tầng lớp phong kiến được tham gia bộ mấy cai trị từ trung ương đến địa phương. Chính quyền phong kiến đến thời Đường đã được tăng cường nhằm nâng cao quyền lực tuyệt đối của Hoàng đế.

–        Đến thời Tống, chức Tiết độ sứ bị bãi bộ. Triều đình cử các quan ở kinh đô đến nắm quyền ở các châu, huyện. Nhà Tông cũng tiếp tục tổ chức khoa cử để chọn kẻ sĩ tham gia vào bộ mấy chính quyền, số lượng người được tuyển chọn nhiều hơn so với nhà Đường. Bên cạnh đó, nhà Tông đã bãi bỏ việc liến cử nhân tài

Với sức mạnh và quyền lực to lớn của mình, các vuạ nhà Đường tiếp tục đi xâm chiếm đất đai. Nhà Đường đã đem quân lán chiếm vùng Nội Mông ở phía Bắc, chinh phục Tây Vực ở phía tầy (nay là Tấn Cương), xâm lược bán đảo Triều Tiên, củng cố chế độ thống trị ở “An Nam” (lãnh thổ nước ta thời ấy), ép nước Tây Tạng phải thần phục. Trải qua các thời Tần, Hán, nhất là thời Đường, lãnh thổ Trung Quốc được mở rộng.

Câu 2. Trình bày sự phát triển kinh tế và đời sống nhân dân ở Trung Quốc thời Đường, Tống.

Gợi ý làm bài

–        Thời Đường, kinh tế phát triển tương đối toàn diện. Nhà Đường thực hiện việc lấy đất công và ruộng bỏ hoang đem chia cho nông dân, gọi là chế độ quân điền.

–        Khi nhận ruộng, nông dân phải thực hiện nghĩa vụ đói với nhà nước theo chế độ tô, dung, điệu (tô: thuế ruộng – bằng lúa; dung: thuế thân – bằng  giao dịch; điệu: thuế hộ khẩu – bằng vải lụa).

–        Ruộng tư nhân cũng phát triển. Do việc bạn cấp ruộng đất cho các cận thần nên nhiều người tập trung trong tay rất nhiều ruộng đất. Có người được mệnh danh 1à “ông nhiều ruộng” (Lư Tùng Nguyên), “kẻ nghiện đất” (Lý Bành Niên)…

–        Ở thời Tống, nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, nhiều vấn đề cấp bách được đặt ra cần phải giải quyết. Được nhà vua đồng ý, năm 1069 Vương An Thạch đã đề ra một chương trình cải cách toàn diện, mạnh dạn. Trong đó có điểm đáng chú ý là: Nhà nước sẽ đứng ra cho dân vay nợ trong kì giáp hạt, giảm nhẹ đóng góp của nhân dân, khuyến khích khẩn hoang, làm các công trình thủy lợi để phát triển sản xuất. Tuy nhiên, hiệu quả của cải cách không được bao nhiêu, mặc dù chính sách cải cách của Vương An Thạch vẫn được thi hành cho đến khi Tông Thần Tông chết (1085) mới bãi bỏ.

–        Thủ công nghiệp và thương nghiệp được mở rộng hơn. Nghề dệt có nhiều tiến bộ.

–        Từ thế kỉ VI ngoại thương đã phát triển. Trung Quốc đã có quan hệ buôn bán với hầu hết các nước châu Á. Lái buôn nước ngoài, hoặc bằng đường biển, hoặc dùng lạc đà, vượt sa mạc chở hàng quý như ngà voi, sừng tê, thủy tinh… đến Trung Quốc bán rồi chà về nước họ vàng, bạc và sản phẩm nổi tiếng như lụa, đồ sứ, giấy bút

–        Sự phát triển nói trên tuy có cải thiện ít nhiều đời sống của nhân dân, nhất là thời gian đầu, nhưng chủ yếu là làm lợi ẹho Hoàng đế, quan lại, địa chủ và thương nhân. Ngược lại, tình cảnh nông dân thật là cùng cực. Cuối thời Đường, phần lớn ruộng đất mở nông dân được cấp đã lọt vào tay địa chủ. Những nông dân linh canh phải nộp nhiều tô, thuế bằng thóc lúa, vải lụa, chịu lao dịch nặng nề .Cảnh nghèo túng diễn ra khắp nời, nạn chết đói thường xuyên xảy ra. Nông dân nổi dậy chống chính quyến phong kiến,

Câu 3. Trình bày văn hóa Trung Quốc thời  Đường, Tống.

Gợi ý làm bài

– Văn học: Thời Đường, thơ ca Trung Quốc có bước nhảy vọt. Về văn học, thời Đường thịnh nhất là thơ. Thơ Đường có số lượng lớn, phản ánh sâu sắc đời sống xã hội lúc bây giờ và đạt đến trình độ cao về nghệ thuật. Trong hơn 2.000 nhà thơ còn lưu tên tuổi thì Lý Bạch, Đỗ Phủ và Bạch Cư Dị là những thi nhân ưu tú nhất mở tên tuổi còn sáng mãi đến ngày nay.

– Phật giáo:

+ Từ cuối thời Tây Hán, Phật giáo từ Ấn Độ được truyền vào Trung Quốc. Lúc đầu, Phật giáo chỉ  được truyền bá rộng rãi trong nhân dân, chùa chiên dần được xây dựng.

+ Đến thời Tùy, Đường, Phật giáo đã thịnh hành. Các nhà sư như Huyền Trang, Nghĩa Tĩnh đã tìm đường sang Án Độ để tìm hiểu giáo lí của đạo Phật. Ngược lại, nhiều nhà sư của các nước Án Độ, Cham-pa lại đến Trung Quoc truyền đạo. Kinh Phật được dịch ra chữ Hán ngày một nhiều.

+ Khi Bắc Tống mới thành lập, nhà vua cũng tôn sùng Phật giáo, nên đã cho xây chùa, tạc tượng, in kinh và tiếp tục cử các nhà sư đi tìm hiểu thếm về đạo Phật tại Ấn Độ.

–        Nho giáo: Đến thời Tống, Nho giáo được phát triển thêm một bước về lí luận. Các vua Tống đề cao Nho học, đồng thời cũng làm cho Nho giáo đượm thêm màu sắc tôn giáo.

–        Thời Tống là giai đoạn phát triển nhất của từ. Từ là lời của điệu nhạc có sẵn, do thơ Đường biến thể mở thành. Đây là một hình thức văn học nghệ thuật phục vụ cho giai cấp phong kiến và cũng là món ăn tinh thần của tầng lớp thị dân.

Câu 4. Hãy cho biết những chính sách kinh tế dưới thời Đường, Tông và nêu nhận xét.

Gợi ý làm bài

  1. a) Những chính sách kinh tế dưới thời Đường, Tống:

–        Nhà Đường thực hiện việc lấy đất công và ruộng bỏ hoang đem chia cho nông dân, gọi là chế độ quân điền.

Nội dung chính của chế độ quân điền là:

+ Nhà nưởc đem ruộng đất do mình trực tiếp quản để chia cho nông dân cày cấy.

+ Gác quan lại, túy theo chức vụ cao thấp, được cấp ruộng đất làm bổng lộc.

+ Ruộng trồng lúa, người làm thuê đến 60 tuổi phải trả lại cho nhà nước; ruộng trồng dâu được cha truyền con nôì.

– Khi nhận ruộng, nông dân phải thực hiện chế độ tô, dung, điệu (tô: thuế ruộng – bằng lúa; dung: thuế thân – bằng lao dịch; đ1ệu: thuế hộ khẩu I bằng vải lụa)

­- Nhà Tống (Vương An Thạch) đã đề ra một chương trình cải cách tòan diện, mạnh dạn. Trong đó có điểm đáng chú ý là: Nhà nước sẽ đứng ra cho dân vay nợ trong kì giáp hạt, giảm nhẹ đóng góp của nhân dân, khuyến khích khẩn hoang, làm các công trình thủy lợi để phát triển sản xuất.

Nhận xét:

–        Kinh tế phát triển tương đói tòan diện.

–        Ruộng tư nhân phát triển.

–        Thời gian đầu, đời sống nhân dân được cải thiện.

–        Chủ yếu làm lợi cho Hòang đế, quan lại, địa chủ và thương nhân.

Câu 5. Hãy chứng minh rằng dưới thời nhà Đường, chế độ phong kiến Trung Quốc phát triển đến đỉnh cao.

Gợi ý làm bài

–        Nhà Đường lập ra vào năm 618 và tồn tại đến năm 907. Dưới thời Đường, chế độ phong kiến Trung Quốc phát triển đến đỉnh cao.

–        Những biểu hiện cụ thể trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa.

+ Kinh tế: phát triển tương đói toởn diện.

  • Nông nghiệp:

■       Thực hiên chế độ quân điền, lấy đất công, ruộng bỏ hoang đem chia cho nông dân và chế độ tô, dung, điệu.

■       Ruộng tư phát triển.

  • Thủ công nghiệp:

■       Các nghề dệt, in, gốm, sứ phát triển, đạt tới trình độ cao.

■       Xuất hiện tổ chức phường hội.

  • Thương nghiệp:

■       Ngoại thương phát triển.

– Ngoài đường biển đã hình thành con đường tơ lụa buôn bán với nước ngoài.

+ Chỉnh trị:

  • Tiếp tục củng cố, hoàn thiện bộ máy cai trị từ trung ương đến    địa phương, cử người thân tín cai quản các địa phương, cử những người thân tộc và các công thần giữ chức Tiết độ sứ cai trị vùng biên cương.
  • Mở các khoa thi tuyển chọn người tài làm quan, tạo điều   kiện cho các tầng lớp phong kiến được tham gia vào bộ máy cai trị.
  • Tiếp tục đi xâm chiếm đất đai, lấn chiếm vùng Nội Mông ở phía  Bắc, chinh phục Tây Vực ở phía tâỵ (nay là Tấn Cương), xâm lược bán đảo Triều Tiên, củng cố chế độ thống trị ở “An Nam” (lãnh thổ nước ta thời ấy), ép nước Tây Tạng phải thuần phục.

Những chuyên mục hay của Lịch sử lớp 10:

  • Giải bài tập Sách giáo khoa môn Lịch sử lớp 10
  • Câu hỏi ôn tập môn Lịch sử lớp 10
  • Đáp án môn Lịch sử lớp 10
  • Đề thi học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 10
0