24/06/2018, 16:42

Câu hỏi ôn tập bài 5: Trung Quốc thời Tần, Hán – Lịch sử 10

Câu 1. Xã hội phong kiến Trung Quốc được hình thành như thế nào? Gợi ý làm bài – Cuối thời Xuân Thu – Chiến Quốc (thế kỉ VIII – thế kỉ in TCN), người ta bắt đầu biết chế tạo công cụ bằng sắt. Nhờ có lưỡi cày, lưỡi cuốc bằng sắt, người ta có thể trồng trọt trên diện tích rộng hơn, có ...

Câu 1. Xã hội phong kiến Trung Quốc được hình thành như thế nào?

Gợi ý làm bài

–        Cuối thời Xuân Thu – Chiến Quốc (thế kỉ VIII – thế kỉ in TCN), người ta bắt đầu biết chế tạo công cụ bằng sắt. Nhờ có lưỡi cày, lưỡi cuốc bằng sắt, người ta có thể trồng trọt trên diện tích rộng hơn, có thể khai hoang những miền rừng rú lớn hơn. Đồng thời, kĩ thuật sản xuất không ngừng được cải tiến. Các công trình thủy lợi và giao thông có quy mô lớn cũng được xây dựng.

–        Những tiến bộ về công cụ, kĩ thuật sản xuất làm cho:

+ Diện tích gieo trồng ngày một mở rộng, năng suất và tổng sản lượng nông nghiệp tăng.

+ Xã hội có sự biến đổi sâu sắc:

  • Những quan lại và một số nông dân giàu đã tập trung trong tay nhiều của cải. Bằng quyền lực của mình, họ còn tước đoạt thếm nhiều ruộng đất công. Từ đó, một giai cấp mới được hình thành, baọ gồm những kẻ có ruộng tư, vốn là những quan lại và những nông dân giàu, gọi là giai cấp địa chủ.
  • Giai cấp nông dân cũng bị phân hóa:

■       Một bộ phận giàu có đã trở thành giai cấp bóc lột.

■       Một số” khác vẫn giữ đựỢc ruộng đất để cởy cấy, họ là nông dân tự canh, ọó nghĩa vụ nộp thuế, đi lao dịch cho nhà nước.

■      Số còn lại là những nông dân, rất nghèo, không có ruộng, hoặc có quá ít, buộc phải xin ruộng đất của địa chụ để cày cấy. Khi nhận ruộng, họ phải nộp một phần hoa lợi cho địa chủ, gọi là tô ruộng đất. Tầng lớp xã hội mới này được gọi là những tạ điền hay nông dân lĩnh canh.

–        Như vậy, quan hệ chủ yếu trước kia là quan hệ bóc lột của quý tộc đối với nông dân công xã dần dần nhường chỗ cho quan hệ bóc lột địa tô của địa chủ với nông dân lĩnh canh – quan hệ phong kiến xuất hiện. Các điều kiện kinh tế – xã hội, hình thành ở Trung Quốc vào những thế kỉ cuối TCN, đã thúc đẩy sự thống nhất lãnh thổ và hình thành chế độ phong kiến.

Câu 2. Trình bày chế độ phong kiến Trung Quốc thời Tần, Hán

Gợi ý làm bài

–        Từ thời cổ đại, trên lưu vực Hoàng Hà và Trường Giang cổ nhiều quốc gia nhỏ của người Trung Quốc. Giữa các nước này thường xuyên xảy ra các cuộc xung đột thôn tính lẫn nhau. Trong đó, Tần là nước mạnh hơn cả đã thống nhất được Trung Quốc vào năm 221 TCN. Chế độ phong kiến được xãc lập dưới thời nhà Tần và sau đó tiếp tục phát triển dưới thời nhà Hán.

–        Vua Tần tự xưng là Hoàng đế, có ý coi mình là đáng tối cao, vua của các vua. Vua đầu tiên là Tần Thủy Hoàng đã khài đầu việc xây dựng bộ mấy chính quyền phong kiến, trong đó Hoàng đế có quyền tuyệt đói.

–        Nhà Tần trị vì được 15 năm thì nhà Hán lên thay. Các hoàng đế nhà Hán tiếp tục củng cô” chính quyền, mở rộng hình thức tiến cử cho con em các gia đình địa chủ.

–        Bộ mấy chính quyền trung ương, gọi là triều đình, có hệ thống quan văn, quan võ. Thừa tướng đứng đầu các quan văn, Thái úy đứng đầu các quan võ. Đây là hai chức quan cao nhất của triều đình để giúp Hoàng đế trị nước. Ngoài ra còn có các chức quan coi giữ binh mã, tiền tài, lương thực, tư pháp.

– Các địa phương được Hoàng đế chia thành quận, huyện, đặt các chức quan Thái thú (ở quận) và Huyện lệnh (ở huyện). Các quan lại phải hoàn toởn tuân theo lệnh của Hoàng đế và luật pháp của nhà nước.

– Các vua Tần, Hán chú ý đến xây dựng và phát triển kinh tế. Nhà nước ban bố nhiều chính sách nhằm khuyến khích sản xuất.

+ Nhà Tần định hệ thống tiền tệ chung, thống nhất đơn vị đo lường và mở thêm đường giao thông. Nhà Hán lại chú trọng công việc thủy lợi. Việc sử dụng cày sắt và trâu bò kéo đã khá phổ biến, sản lượng nông nghiệp tăng hơn trước. Kho lương thực nhà nước khá dồi dào.

+ Nghề thủ công cũng phát đạt. Việc khai thác mỏ và nghề rèn đúc đồ sắt, đồ đồng được mở mang. Một số nghề thủ công khác như dệt vải, lụa, gấm vóc và làm giấy đã trở thành nghề truyền thống, sản phẩm làm ra có chất lượng tốt.

+ Việc trao đổi buôn bán đã được tiến hành thuận lợi và rộng rãi trong nước. Kinh đô Trường An (thuộc tỉnh Thiểm Tây) và một số thành thị khác như Lạc Dương, Thành Đô,… đã trở thành những nơi buôn bán khá sầm uất.

–        Các hoàng đế Trung Quốc sớm có tham vọng chiếm nhiều đất đai của các nước khác. Nhà Tần và nhà Hán đã phát động nhiều cuộc chiến tranh xâm lược để thôn tính, đồng hóa các nước xung quanh. Đó là các cuộc hành quân xãm lán bán đảo Triều Tiên, thôn tính các nước phương Nam, chiếm nước Nam Việt

–        Nhưng các cuộc chiến tranh liên miên, hao người tốn của đã làm cho mâu thuẫn giai cấp ngày cởng gay gắt. Trung Quốc bước vào thời kì loạn lạc kéo dởi mấy thế kỉ.

Câu 3. Trình bởi văn hóa Trung Quốc thời Tần, Hán

Gợi ý làm bài

–        Nho giáo:

+ Trong quá trình phát triển của lịch sử tư tưởng Trung Hoa, tư tưởng Nho giáo xuất hiện tương đóì sớm.

  • Người đầu tiên khởi xướng Nho học là Khổng Tử.
  • Thời Hán Vũ Đế, Nho giáo trở thành công cụ sắc bén phục vụ cho nhà nước phong kiến tập quyền, trở thành cơ sở lí luận và tư tưởng của chế độ phong kiến Trung Quốc. Các quan niệm về quan hệ phục tùng giữa vua – tôi, chồng – vợ, cha con là kỉ cương của xã hội, là đạo đức phong kiến.
  • Sau này học thuyết của Nho giáo trở nên bảo thủ, ràng buộc tư tưởng tình cảm con người vào những khuôn khổ lỗi thời và kìm hãm sự phát triển xã hội.

+ Như vậy, Nho giáo, mặc dù có nhiều thay đổi qua các triều đại, vẫn là công cụ tinh thần để bảo vệ chế độ phong kiến!

  • Nho giáo, một mặt đề xướng cọn rigười phải tụ thâri, rèn luyện đạo đức phẩm chất; mặt khác, giáo dục con người phải thực hiện đúng bổn phận đôi với quốc gia là trung tâm.
  • Đồng thời, Nho giáo cũng buộc con người phải giữ chữ hiếu và người cha là ngựời có vai trò quyết định nhất trong gia đình.

–        Văn học: Ở thời Hán, phú là một thể loại văn học đặc biệt, trong đó lời văn được gọt giũa công phu vớị nội dung ca ngợi quê hương đất nước, khích lệ lòng yêu nước của nhân dân. Những nhà sáng tác phú nổi tiếng thời Tây Hán là Giả Nghị, Tư Mã Tương Như…

–        Sử học: bắt đầu thời Tây Hán, đã trở thành một lĩnh vực độc lập, mở người đặt nền móng là Tư Mã Thiên. Bộ Sử kí đồ sộ do ông soạn thảo là một tác phẩm không ch1 có giá trị về mặt tư liệu lịch sử, mở còn có giá trị về tư tưởng. Tiếp theo Sử kí, trong giai đoạn từ Hán đến Nam I Bắc triều còn có Hán thư của Ban Cố, Hậu Hán thư của Phạm Việp…

Những chuyên mục hay của Lịch sử lớp 10:

  • Giải bài tập Sách giáo khoa môn Lịch sử lớp 10
  • Câu hỏi ôn tập môn Lịch sử lớp 10
  • Đáp án môn Lịch sử lớp 10
  • Đề thi học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 10
0