Đề thi chuyên đề 3: Châu Á thế kỉ XVIII – Đầu thế kỉ XX ( Phần 2) – Lịch sử 8
ĐỀ 2 Câu 10. Nêu những nét chính về cuộc Cách mạng Tân Hợi (1911)? Câu 11. Quá trình xâm lược của chủ nghĩa thực dân ở các nước Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX diễn ra như thế nào? Câu 12. Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX ...
ĐỀ 2
Câu 10. Nêu những nét chính về cuộc Cách mạng Tân Hợi (1911)?
Câu 11. Quá trình xâm lược của chủ nghĩa thực dân ở các nước Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX diễn ra như thế nào?
Câu 12. Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX diễn ra như thế nào?
Câu 13. Lập niên biểu về các cuộc đấu tranh của nhân dân các nước Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX ?
Câu 14. Nêu những nét cơ bản về sự suy yếu của chế độ Mạc phủ cuối thế kỉ XIX-đầu thế kỉ XX ?
Câu 15. Ghi vào bảng dưới đây về nguyên nhân sâu xa và duyên cớ làm sụp đổ chế độ Mạc phủ ?
Câu 16. Nêu nội dung của cuộc Duy tân Minh Trị theo bảng dưới đây ?
Câu 17. Nhật Bản chuyển sang chủ nghĩa đế quốc như thế nào?
Câu 18. Ghi sự kiện tương ứng với thời gian cho sẵn ờ bảng kê dưới đây về Nhật Bản cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX ?
STT | Thời gian | Sự kiện |
1 | Những năm 60 của thế kỉ XIX | …………………………….. |
2 | Tháng 1 -1868 | …………………………….. |
3 | Sau những năm 1894 – 1895 | …………………………….. |
4 | Năm 1874 | ……………………………. |
5 | Năm 1904-1905 | ……………………………. |
6 | Năm 1901 | ……………………………. |
HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI
Câu 10.
Hướng dẫn trả lời:
– Đại diện ưu tú nhất cho phong trào cách mạng tư sản Trung Quốc đầu thế kỉ XX là Tôn Trung Sơn.
– Tháng 8 11905, Tôn Trung Sơn thành lập Trung Quốc Đồng minh hội đề ra học thuyết Tam dân (Dân tộc độc lập, Dân quyền tự do, Dân sinh hạnh phúc). Mục đích của Đồng minh hội là “đánh đố Mãn Thanh, khôi phục Trung Hoa, thành lập Dân quốc, thực hiện quyền bình đẳng về ruộng đất”.
– Diễn biến của Cách mạng Tân Hợi (1911):
+ Ngày 10 – 10 – 1911, Đồng minh hội lãnh đạo khởi nghĩa ở Vũ Xương và giành thắng lợi. Phong trào lan rộng ra các tỉnh miền Nam, từ Quảng Đông, Quảng Tây đến Tứ Xuyên và tiến dần lên miền Bắc.
+ Ngày 29 – 12 – 1911, Chính phủ lâm thời được thành lập và tuyên b thành lập Trung Hoa Dân quốc, Tôn Trung Sơn được bầu làm Tổng thống. Dưới áp lực của các đế quốc, tháng 2 -1912, Viên Thế Khải – cựu đại thần củ nhà Thanh lên thay Tôn Trung Sơn làm Tổng thống.
– Ý nghĩa lịch sử của cuộc Cách mạng Tân Hợi:
+ Lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế, thành lập chế độ cộng hòa, tạ điều kiện cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản.
+ Ảnh hưởng đến phong trào giải phóng dân tộc ở một số nước châu Á
– Hạn chế: Không nêu vấn đề đánh đuổi đế quốc, không tích cực chống phong kiến, chưa động chạm đến giai cấp địa chủ phong kiến, chưa giải quyền ruộng đất cho nông dân.
Câu 11.
Hướng dẫn trả lời:
– Các quốc gia Đông Nam Á có vị trí địa lí quan trọng, giàu tài nguyên nên sớm trở thành đối tượng xâm lược của các nước tư bản phương Tây.
– Nửa sau thế kỉ XIX, chế độ phong kiến ở các nước Đông Nam Á suy yếu tư bản phương Tây đẩy mạnh các cuộc chiến tranh xâm lược.
+ Anh chiếm Mã Lai, Miến Điện.
+ Pháp chiếm Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia.
+ Tây Ban Nha, sau đó là Mĩ chiếm Phi-líp-pin.
+ Hà Lan, Bồ Đào Nha chiếm In-đô-nê-xi-a
+ Chỉ có Xiêm thoát khỏi tình trạng phụ thuộc.
Câu 12.
Hướng dẫn trả lời:
– Ngay khi bị thực dân xâm lược, nhân dân các nước Đông Nam Á đã kiên quyết đấu tranh bảo vệ Tổ quốc.
– Thực dân thi hành chính sách cai trị hà khắc. Điểm chung của chính sách cai trị thuộc địa của thực dân phương Tây là: Vơ vét tài nguyên, không mở mang công nghiệp, tăng các loại thuế mở đồn điền, bắt lính, đàn áp phong trào yêu nước.
– Cuộc đấu tranh chống xâm lược giải phóng dân tộc của nhân dân các nước Đông Nam Á phát triển liên tục, rộng khắp.
+ Ở In-đô-nê-xi a: Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, nhiều tổ chức yêu nước của trí thức tư sản tiến bộ ra đời. Năm 1905, nhiều tổ chức công đoàn được thành lập và truyền bá chủ nghĩa Mác vào In-đô-nê-xi a.
+ Ở Phi-líp-pin: Cuộc cách mạng 1896-1898 bùng nổ đánh dấu sự ra đời của nước Cộng hòa Phi-líp-pin. Sau đó, Mĩ tiến hành xâm lược, phong trào kháng chiến chống Mĩ phát triển nhưng đã thất bại.
+ Ờ Cam-pu-chia. Năm 1863 – 1866,A-cha-xoa lãnh đạo khởi nghĩa ớ Ta-keo, năm 1866 – 1867, Pu-côm-pô chỉ huy khởi nghĩa Cra-chê.
+ Ở Lào: Năm 1901, Pha-ca-đuốc lãnh đạo nhân dân đấu tranh vũ trang; đồng thời khởi nghĩa ở cao nguyên Bô- lô -ven nổ ra.
+ Ở Miến Điện: Năm 1885, nhân dân anh dũng kháng chiến chống thực dân Anh.
+ Ở Việt Nam: Nổi bật là phong trào Cần Vương, khởi nghĩa Yên Thế (1884- 1913).
Các phong trào đấu tranh chống xâm lược giải phóng dân tộ châu Á đều thất bại vì chưa có đường lối cứu nước đúng đắn.
Câu 13.
STT | Tên nước | Thời gian | Các cuộc đấu tranh tiêu biểu | Kết quả |
1 | In-đô-nê-xi-a | 1905-1908 | Thành lập nghiệp đoàn xe lửa.
Thành lập Hội Liên hiệp công nhân. |
Đảng Cộng sản In-đô-nê-xi-a được thành lập |
2 | Phi-líp-pin | 189611898 | Cách bùng nổ và lan rộng nhiều nơi. | Nước Cộng hòa Phi-líp-pin ra đời. |
3 | Cam-pu-chia | 1863-1868 | Khởi nghĩa Ta keo, khởi nghĩa Cra-chê. | Gây cho Pháp nhiều tổn thất, bước đầu thành lập liên minh chống Pháp. |
4 | Lào | 1901 -1907 | – Đấu tranh vũ trang ở Xa-van-na-khét.
– Khởi nghĩa ở cao nguyên Bô-lô-ven. |
Gây cho Pháp nhiều tổn thất, bước đầu thành lập liên minh chống Pháp. |
5 | Việt Nam | -1885 -1896 -1884-1913 | – Phong trào Cần Vương.
– Khởi nghĩa nông dân Yên Thế”. |
Bước đầu thành lập liên minh chống Pháp. |
6 | Miên Điện | 1885 | Kháng chiến chống thực dân Anh. | Chưa thu được kết quả. |
Câu 14.
Hướng dẫn trả lời:
Chế độ Mạc phủ được thành lập từ năm 1603 đến cuối thế kỉ XIX đã rơi vào tình trạng suy yếu, ngăn cẳn sự phát triển đất nước và không có khả năng tổ chức cuộc đấu tranh chống sự xâm lược của thực dân phương Tây. Những biểu hiện của sự suy yếu đó:
– Nông dân, chiếm 80% dân số, làm tá điền cho quý tộc phong kiến, thân phận chẳng khác gì nông nô. Kinh tế hàng hoá, tiền tệ phát triển, hàng nước ngoài tràn vào Nhật Bản làm cho đời sống nông dân càng thêm khốn khổ.
– Thủ công nghiệp, thương nghiệp phát triển song bị chế độ phong kiến cản trở.
– Chế độ đẳng cấp được duy trì: Tầng lớp Đai-my-ô là những quý tộc phong kiến lớn quản lí các vùng lãnh địa trong nước. Họ có quyền lực tuyệt đối trong các lãnh địa của họ. Tầng lớp võ sĩ không có ruộng đất, chỉ phục vụ cho các Đai-my-ô.
– Do bị áp bức bóc lột nặng nên dân lao động, chủ yếu là nông dân, thị dân liên tiếp nổi dậy chống phong kiến.
Câu 15.
Nguyên nhân | Nội dung |
Sâu xa | – Mâu thuẫn giữa nhân dân lao động, chủ yếu là nông dân với chế độ phong kiến 9 đại diện là chính quyền Sô-gun.
– Mâu thuẫn giữa tư sản, quý tộc với chính quyền Sô-gun, đang cản trở sự phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa. – Mâu thuẫn giữa Thiên hoàng và Tướng quân. |
Duyên cớ | Chính quyền Tô-ku-ga-oa kí các hiệp ước bất bình đẳng với Mĩ và các nước tư bản khác, khơi dậy truyền thống yêu nước của nhân dân, đấu tranh để bảo vệ nền độc lập và làm cho nước nhà cường thịnh. |
Câu 16.
STT | Lĩnh vực | Nội dung |
1 | Kinh tế | Thống nhất tiền tệ, xóa bỏ độc quyền ruộng đất của giai cấp địa chủ phong kiến, tăng cường kinh tế tư bản chủ nghĩa ở nông thôn, xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ giao thông liên lạc. |
2 | Chính trị | Xóa bỏ chế độ nông nô, đưa quý tộc tư sản hóa và đại tư sản lên nắm chính quyền. |
3 | Văn hoá, giáo dục | Thi hành chính sách giáo dục bắt buộc, chú trọng nội dung khoa học – kĩ thuật, cựu học sinh ưu tú đi ; du học ở phương Tây. |
4 | Quân sự | Quân đội được tổ chức và huấn luyện theo kiểu phương Tây, chế độ nghĩa vụ thay cho chế độ trưng binh. Công nghiệp đóng tàu, sản xuất vũ khí được chú trọng. |
5 | Kết quả chung | Nhật Bản thoát khỏi nguy cơ trở thành thuộc địa, phát triển thành một nước tư bản công nghiệp. |
Câu 17.
Hướng dẫn trả lời:
- Sau chiến tranh Trung – Nhật (1894 – 1895), nhờ tiền bồi thường và của cải cướp được ở Triều Tiên, Trung Quốc, kinh tế Nhật Bản ngày càng phát triển mạnh mẽ.
+ Trong 14 năm (từ 1900 – 1914), tỉ lệ công nghiệp tăng từ 19% lên 42%.
+ Nhiều công ti độc quyền xuất hiện như Mít -xưi và Mít-su-bi-si giữ vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế chính trị Nhật Bản.
- Bước sang thế kỉ XX, Nhật Bản ráo riết thực hiện chính sách xâm lược, bành trướng; sau chiến tranh Nga – Nhật (1904 – 1905), với sự thất bại của Nga, Nhật chiếm bán đảo Liêu Đông, các đảo phía nam Xa-kha-lin, Đài Loan và cảng Lữ Thuận. Năm 1914, Nhật Bản dùng vũ lực để mà rộng khu vực ảnh hưởng ờ Trung Quốc và chiếm Sơn Đông. Thuộc địa của Nhật mở rộng Tất nhiên. Nhật Bán trò thành đế quốc hùng mạnh ờ châu Á.
- Đế quốc Nhật Bản có đặc điểm là chủ nghĩa đế quốc phong kiến quân phiệt.
Câu 18.
STT | Thời gian | Sự kiện |
1 | Những năm 60 của thế kỉ XIX | Chế độ Mạc phủ ờ Nhật Bản bị sụp đổ. |
2 | Tháng 1 -1868 | Thiên hoàng Minh Trị lên ngôi, thực hiện cuộc cải cách nhằm đưa nước Nhật thoát khỏi tình trạng một nước phong kiến lạc hậu. |
3 | Sau những năm 189411895 | Chủ nghĩa tư bản phát triển nhanh chóng ở Nhật Bản. |
4 | Năm 1874 | Nhật gây chiến tranh với Đài Loan. |
5 | Năm 1904-1905 | Diễn ra cuộc chiến tranh Nga – Nhật, Nhật giành được thắng lợi. |
6 | Năm 1901 | Đảng Xã hội dân chủ Nhật Bản được thành lập, dưới sự lãnh đạo của Ca-tai-a-ma Xen. |
Những chuyên mục hay của Lịch sử lớp 8:
- Giải bài tập Sách giáo khoa môn Lịch sử lớp 8
- Câu hỏi ôn tập môn Lịch sử lớp 8
- Đề thi – Đáp án môn Lịch sử lớp 8
- Đề thi học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 8
Xem thêm: Đề thi chuyên đề 3: Châu Á thế kỉ XVIII – Đầu thế kỉ XX ( Phần 1) – Lịch sử 8