24/06/2018, 16:42

Câu hỏi ôn tập bài 7: Các nước Mĩ La-tinh ( Phần 1) – Lịch sử 9

CÂU HỎI ÔN TẬP PHẦN 1 Câu hỏi 1: Em có nhận xét gì về thời gian giành độc lập của các nước Mĩ La-tinh châu Phi và châu Á ? Trả lời câu hỏi : Khác với châu Á, châu Phi, nhiều nước ở Mĩ La-tinh đã giành được độc lập từ những thập niên đầu của thế kỉ XIX như: Bra-xin, Ac-hen-ti-na, Pê-ru. ...

CÂU HỎI ÔN TẬP PHẦN 1

Câu hỏi 1: Em có nhận xét gì về thời gian giành độc lập của các nước Mĩ La-tinh châu Phi và châu Á ?

Trả lời câu hỏi :

Khác với châu Á, châu Phi, nhiều nước ở Mĩ La-tinh đã giành được độc lập từ những thập niên đầu của thế kỉ XIX như: Bra-xin, Ac-hen-ti-na, Pê-ru.

Câu hỏi 2: Em hãy cho biết Mĩ La-tinh bao gồm khu vực nào? Vì sao gọi là Mĩ La- tinh?

Trả lời câu hỏi:

– Mĩ La-tinh chiếm một bộ phận lãnh thổ rộng lớn của châu Mĩ, gồm toàn bộ khu vực Trung-Nam Mĩ và những đảo lớn nhỏ ở vùng biển Ca-ri-bê, diện tích 20 triệu km2, dân số 500 triệu người (năm 1999).

– Đến cuối thế kỉ XVIII, trừ vài bộ phận nhỏ, tất cả Trung Mĩ cùng Nam Mĩ đều là thuộc địa Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. Vì ảnh hưởng của ách nô dịch lâu dài của chế độ thực dân, nên đa số các dân tộc ở Mĩ La-tinh đều sử dụng tiếng Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, một số nơi nói tiếng Pháp… là những ngôn ngữ thuộc hệ ngôn ngữ La-tinh. Do vậy, lãnh thổ rộng lớn này đã mang tên chung là Mĩ La-tinh.

Câu hỏi 3: Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, tình hình Mĩ la-tinh có nét gì nổi bật?

Trả lời câu hỏi:

Những thập niên đầu của thế kỉ XIX, nhiều nước ở Mĩ La-tinh đã giành được độc lập từ tay thực dân Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. Nhưng ngay sau đó, một số nước ở lục địa này lại rơi vào vòng lệ thuộc và trở thành “Sân sau” của đế quốc Mĩ.

Câu hỏi 4: Em hãy nêu những nét nổi bật của tình hình Mĩ La-tinh từ sau năm 1945 ?

Trả lời câu hỏi:

– Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, với ưu thế về kinh tế và quân sự, Mĩ đã tìm mọi cách để biến khu vực Mĩ La-tinh thành “Sân sau” của mình và dựng lên các chế độ độc tài thân Mĩ. Không cam chịu cảnh áp bức, cuộc đấu tranh chống chế độ độc tài của nhân dân các nước Mĩ La-tinh lại bùng nổ và phát triển.

– Mở đầu là cách mạng Cu-ba thành công (1955) đánh dấu bước phát triển mới của phong trào giải phóng dân tộc, từ đầu những năm 80 của thế kỉ XX, cao trào đấu tranh bùng nổ mạnh mẽ, đấu tranh vũ trang diễn ra ở nhiều nước, Mĩ La-tinh trở thành “lục địa núi lửa”. Các chính quyền độc tài phản động ở nhiều nước bị lật đổ, các chính phủ dân tộc dân chủ được thành lập. Thời kì này nổi bật là những sự kiện ở Chi-lê và Ni-ca-ra-goa.

– Trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, các nước Mĩ La-tinh đã thu được những thành tựu quan trọng: củng cố độc lập chủ quyền, dân chủ hóa sinh hoạt chính trị, tiến hành cải cách kinh tế, thành lập các tổ chức liên minh khu vực về hợp tác và phát triển kinh tế.

– Từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX, tình hình kinh tế, chính trị ở Mĩ La-tinh gặp nhiều khó khăn, có lúc căng thẳng.

Câu hỏi 5: Em có nhận xét gì về phong trào giải phóng dân tộc của Mĩ La-tinh 80 với phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á, châu Phi?

Trả lời câu hỏi :

Phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ La-tinh là đấu tranh thoát khỏi sự lệ thuộc vào Mĩ còn phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á, châu Phi là chống đế quốc tay sai, giành độc lập tự do, thành lập nhà nước độc lập.

Câu hỏi 6: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ La-tinh được mệnh danh là “Đại lục núi lửa”. Em hãy cho biết vì sao lại có tên gọi như thế?

Trả lời câu hỏi :

Cơn bão cách mạng làm thay đổi cục diện chính trị ở nhiều nước Mĩ La-tinh từ chỗ bị rơi vào vòng nô lệ, bị lệ thuộc nặng nề và trở thành “sân sau” của Mĩ. Từ khi phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh mẽ, cuồn cuộn như những ngọn núi lửa tấn công vào chủ nghĩa thực dân mới của Mĩ, các nước Mĩ La-tinh thành lập chính phủ, giành được quyền dân tộc thực sự.

Câu hỏi 7: Cuộc cách mạng Cu Ba diễn ra trong bối cảnh lịch sử nào?

Trả lời câu hỏi :

– Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, với sự giúp đỡ của Mĩ, tháng 3-1952, Tướng Ba-ti-xta đã xóa bỏ Hiến pháp tiến bộ, cấm các đảng phái chính trị hoạt động và bắt giam nhiều người yêu nước.

– Không cam chịu sự thống trị của chế độ độc tài, nhân dân Cu Ba đã kiên trì tiến hành cuộc đấu tranh giành chính quyền, mở đầu là cuộc tấn công trại lính Môn-ca-đa vào ngày 26-7-1953, dưới sự chỉ huy của Phi-đen Ca-xtơ-rô.

 Một số chuyên mục của lịch sử lớp 9

  • Giải bài tập Sách giáo khoa môn Lịch sử lớp 9
  • Câu hỏi ôn tập môn Lịch sử lớp 9
  • Đề thi – Đáp án môn Lịch sử lớp
  • Đề thi học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 9 

Xem thêm: Câu hỏi ôn tập bài 5: Các nước Đông Nam Á ( Phần 2) – Lịch sử 9

0