24/06/2018, 17:14

Đề thi bồi dưỡng học sinh giỏi – Đề số 8 – Lịch sử 12

ĐỀ SỐ 8 (Đề thi HSG lớp 12, Vĩnh Phúc, năm 2011 -2012) Câu 1 (1,5 điểm) Phân tích nguyên nhân thất bại của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta vào cuối thế kỉ XIX. Câu 2 (1,5 điểm) Nêu các khuynh hướng chính trị và biểu hiện của nó trong phong trào yêu nước cống Pháp ...

ĐỀ SỐ 8

(Đề thi HSG lớp 12, Vĩnh Phúc, năm 2011 -2012)

Câu 1 (1,5 điểm)

Phân tích nguyên nhân thất bại của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta vào cuối thế kỉ XIX.

Câu 2 (1,5 điểm)

Nêu các khuynh hướng chính trị và biểu hiện của nó trong phong trào yêu nước cống Pháp ở Việt Nam từ cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX. Anh (ch) có nhận xét gì về kết cục của các khuynh hướng ấy?
Câu 3 (3,0 điểm)

Trình bày và nhận xét về những quyết định quan trọng của Hội nghị I-an-ta tháng 2 năm 1945.
Câu 4 (2,5 điểm)

Phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á trong những năm: 1945, 1949, 1950, đã giành được những thắng lợi to lớn như thế nào? Từ đó, hãy nhận xét về giai cấp lãnh đạo phong trào giải phóng dân tộc ở các nước châu Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

Câu 5 (1,5 điểm)
Có đúng hay không khi cho rằng: hệ thống tư bản chủ nghĩa trong nửa sau thế kỉ XX có những biến chuyển quan trọng? Vì sao?

HƯỚNG DẪN

Câu 1.

a) Nguyên nhân khách quan

– Thực dân Pháp có sức mạnh của chủ nghĩa tư bản…

b) Nguyên nhân chủ quan

– Cuối thế kỉ XIX, chế độ phong kiến Việt Nam rơi vào tình trạng khủng hoảng sâu sắc. . triều đình nhà Nguyễn đã không có sự chuẩn bị chu đáo trước cuộc kháng chiến…
– Trong quá trình kháng chiến triều đình nhà Nguyễn đã không phát huy được truyền thống đánh gìặc của dân tộc: đoàn kết, đường lối đấu tranh vũ trang…; bỏ qua nhiều cơ hội để xoay chuyển cục diện chiến tranh…

Câu 2.

a) Các khuynh hướng chính trị

– Phong trào yêu nước chống Pháp cuối thế kỉ XIX diễn ra theo khuynh hướng phong kiến, biểu hiện là phong trào cần Vương với các cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy, Ba Định, Hương Khê…
Phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX diễn ra theo khuynh hướng tư sản biểu hiện ở hai xu hướng chủ yếu: xu hướng bạo động đại diện là Phan Bội Châu với việc lập Hội Duy Tân, tổ chức phong trào Đông Du, thành lập Việt Nam Quang Phục Hội xu hướng cải cách đại diện là Phan Châu Trinh với cuộc vận động Duy tân, thành lập trường học mới tiêu biểu là Động Kinh nghĩa thục…

b) Kết cục các khuynh hướng

– Những phong trào yêu nước theo các khuynh hướng phong kiến hoặc tư sản đều thất bại chứng tỏ các hệ tư tưởng phong kiến và tư sản không đủ sức giúp nhân dân Việt Nam thoát khởi nổ lệ. Độc lập dân tộc không gắn liền với chủ nghĩa phong kiến hoặc chủ nghĩa tư bản.

Câu 3. – Thống nhất mục tiêu chung là tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản. Để nhanh chóng kết thúc chiến tranh, từ 2 đến 3 tháng sau khi đánh bại nước Đức phát xít, Liên Xô sẽ tham chiến chống Nhật Bản ở châu Á.

– Nhận xét: Thể hiện quyết tâm của các cường quốc Đồng minh Liên Xô, Mĩ, Anh trong việc đánh bại hoàn toàn chủ nghĩa phát xít Đức và quân phiệt Nhật; thúc đẩy Chiến tranh thế giới thứ hai nhanh chóng kết thúc.
– Thành lập tổ chức Liên hợp quốc nhằm duy trì hoà bình và an ninh thế giới.
– Nhận xét: Dẫn đến sự ra đời của một tổ chức quốc tế mới – Liên hợp quốc, giữ vai trò quan trọng trong việc duy trì nền hoà bình an ninh thế giới, phát trên các mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc và tiến hành sự hợp tác quốc tế giữa các nước.
– Thỏa thuận về việc đóng quân tại các nước nhằm giải gìáp quân đội phát xít, phân chia phạm vi ảnh hưởng ở châu Âu và châu Á:

+ Ở châu Âu: quân đội Liên Xô chiếm đóng miền Đông nước Đức, Động BÉclin và các nước Đông Âu; quân đội Mĩ, Anh, Pháp chiếm đóng miền Tây nước Đức, Tây Béclin và các nước Tây Âu. Vùng Động Âu thuộc ảnh hưởng của Liên Xô; vùng Tây Âu thuộc ảnh hưởng của Mĩ.
+ ở châu Á: trả lại Liên Xô miền Nam đảo Xakhalin, đóng quân ở miền Bắc Triều Tiến. Quân đội Mĩ chiếm đóng Nhật Bản, Nam Triều Tiến. Trừ Trung Quốc các vùng còn lại ở châu Á thuộc phạm vi ảnh hưởng của các nước phương Tây.
– Nhận xét: Sự phân chia này chủ yếu là sự phân chia giữa Liên Xô và Mĩ. Sự phân chia đó cùng những thỏa thuận sau đó giữa ba cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh trở thành khuôn khổ của trật tự thế giới mới, trật tự hai cực I-an-ta. Các nước vốn là Đồng minh trong Chiến tranh thế giới thứ hai nhanh chóng chuyển sang thế đối đầu.

Câu 4.

1. Phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á…
a) Năm 1945: Một số quốc gia độc lập ra đời

– Ngay sau khi Nhật Bản đầu hàng Đồng minh (15/8/1945), một số quốc gia tuyên bố độc lập. Ngày 17/8/1945, Inđônêxia tuyên bố độc lập và thành lập nước Cộng hoà Inđônêxia…
– Cuộc cách mạng tháng Tám của nhân dân Việt Nam thành công dẫn đến sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (2/9/1945).
– Tháng 8/1945 nhân dân các bộ tộc Lào nổi dậy, ngày 12/10/1945 nước Lào tuyên bố độc lập

b) Năm 1949: Nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa được thành lập

– Sau khi kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống quân phiệt Nhật, ở Trung Quốc đã diễn ra cuộc nội chiến giữa Quốc dân đảng và Đảng Cộng sản, kéo dài hơn 3 năm (1946 – 1949). Cuối năm 1949, cuộc nội chiến kết thúc, toàn bộ lục địa Trung Quốc được giải phóng. Ngày 1/10/1949, nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa chính thức được thành lập. Thắng lợi này chấm dứt hơn 100 năm nô dịch của đế quốc, xoá bỏ tàn dư phong kiến, đưa Trung Quốc bước vào kỉ nguyên độc lập tự do và tiến lên chủ nghĩa xã hội; tạo điều kiện nối liền chủ nghĩa xã hội từ châu Âu
sang châu Á và ảnh hưởng sâu sắc đến phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.

c) Năm 1950: Ấn Độ tuyên bố độc lập

– Sau Chiến tranh thế giới thứ hai cuộc đấu tranh đòi độc lập của nhân dân Ấn Độ dưới sự lãnh đạo của Đảng Quốc đại bùng lên mạnh mẽ. Trước áp lực đấu tranh của nhân dân Ấn Độ, thực dân Anh đã đề ra phương án độc lập cho An Độ. Ngày 15/8/1947, Ấn Độ tách thành hai quốc gia tự trị là Ấn Độ và Pakixtan. Không thoả mãn với quy chế tự trị nhân dân Ấn Độ tiếp tục đấu tranh, thực dân Anh buộc phải trao trả độc lập hoàn toàn cho Ấn Độ. Ngày 26/1/1950, Ấn Độ tuyên bố độc lập và thành lập nước cộng hoà. Nước Cộng hoà Ấn Độ được thành lập đánh
đấu thắng lợi của nhân dân Ấn Độ trong cuộc đấu tranh giành độc lập, có ảnh hưởng sâu sắc đến phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.

2. Nhận xét

Trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc sau Chiến tranh thế giới thứ hai,
các nước châu A đã lựa chọn con đường đấu tranh phù hợp với đặc điểm của lịch sử
dân tộc, dưới sự lãnh đạo của giai cấp tư sản (Inđônêxia, Ân Độ) hoặc của giai cấp vô sản (Việt Nam, Lào)…

Câu 5. Chủ nghĩa tư bản trong nửa sau thế kỉ XX có những chuyển biến quan trọng:

– Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ vươn lên trở thành đế quốc giàu mạnh nhất. Với lực lượng kinh tế – tài chính, quân sự vượt trội, giới cầm quyền Mĩ đã ráo riết thực hiện các chiến lược toàn cầu nhằm thực hiện mưu đồ thống trị thế giới…
– Nhờ có sự tự điều chỉnh kịp thời, nền kinh tế các nước tư bản đã có sự tăng trưởng khá liên tục, đưa lại những thay đổi về chất trong cơ cấu cũng như xu hướng phát triển và hình thành các trung tâm kinh tế lớn của thế giới.
– Dưới tác động to lớn của cách mạng khoa học kĩ thuật, nhất là sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất, các nước tư bản ngày càng có xu hướng liên kết kinh tế khu vực, tiêu biểu là sự ra đời từ hơn 40 năm qua của Cộng đồng kinh tế châu Âu (EEC) mà ngày nay là Liên minh Châu Âu (EU). Mĩ, EU, Nhật Bản trở thành ba trung tâm kinh tế lớn của thế giới.

Những chuyên mục hay của Lịch sử lớp 12:

  • Giải bài tập Sách giáo khoa môn Lịch sử lớp 12
  • Câu hỏi ôn tập môn Lịch sử lớp 12
  • Đáp án môn Lịch sử lớp 12
  • Đề thi học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 12
0