24/06/2018, 17:14

Đề thi bồi dưỡng học sinh giỏi – Đề 10 – Lịch sử 12

ĐỀ SỐ 10 (Đề thi HSG lớp 12, Thanh Hoá năm 2011 -2012) Câu 1 (5,0 điểm) Trình bày sự thành lập, hoạt động, phát triển và phân hoá của Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên trong những năm 1925 – 1929. Câu 2 (4,0 điểm) Tại sao nói sau cách mạng tháng Tám năm 1945, nước Việt Nam Dân chủ Cộng ...

ĐỀ SỐ 10

(Đề thi HSG lớp 12, Thanh Hoá năm 2011 -2012)

Câu 1 (5,0 điểm)
Trình bày sự thành lập, hoạt động, phát triển và phân hoá của Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên trong những năm 1925 – 1929.

Câu 2 (4,0 điểm)
Tại sao nói sau cách mạng tháng Tám năm 1945, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đứng trước tình thế ngàn cân treo sợi tóc? Phân tích những thuận lợi cơ bản để cách mạng nước ta vượt qua những khó khăn thử thách đó.

Câu 3 (5,0điểm)
Chiến dịch biên giới thu đông năm 1950 được mở ra trong hoàn cảnh lịch sử nào? Nêu kết quả và y nghĩa của chiến dịch.

Câu 4 (3,0 điểm)
Trình bày những nét chính về sự thành lập, mục đích, nguyên tắc hoạt động và vai trò của tổ chức Liên hợp quốc. Kể tên một số tổ chức chuyên môn của Liên hợp quốc đang hoạt động ở Việt Nam.

Câu 5 (3,0điểm)
Vì sao Liên Xô và Mĩ đã tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh? Sự kiện này đã tác động đến quan hệ quốc tế như thế nào?

HƯỚNG DẪN

Câu 1 .* Sự thành lập:
Cuối năm 1924. Nguyễn Ái Quốc về Quảng Châu – Trung Quốc, Người đã lựa chọn, giác ngộ một số thanh niên tích cực trong tổ chức Tâm tâm xã để lập ra Cộng sản Đoàn

– Đến tháng 6/1925 thành lập ra Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, cơ
quan cao nhất là Tổng bộ, do Nguyễn Ái Quốc, Hồ Tùng Mậu, Lê Hồng Sơn lãnh đạo. Trụ sở của Tổng bộ ở Quảng Châu – Trung Quốc…
* Hoạt động:
– Nguyễn Ái Quốc mở các lớp huấn luyện đào tạo cán bộ… Các hội viên bí mật về nước tuyên truyền lý luận giải phóng dân tộc và tổ chức nhân dân đấu tranh..,
Hội phát hành báo Thanh niên, số đầu tiên ra ngày 21/6/1925 và tác phẩm Đường Kách mệnh đầu năm 1927. Báo Thanh niên và tác phẩm Đường Kách mệnh, là cơ quan ngôn luận và vũ khí tuyên truyền, huấn luyện cách mạng của Hội…
– Từ cuối năm 1928 Hội chủ trương tiến hành phong trào vô sản hóa…

* Sự phát triển:
– Trong những năm 1927 – 1928, Hội xây dựng được các tổ chức cơ sở ở khắp cả 3 kỳ… Năm 1928 đã có tới 300 hội viên, đến năm 1929 đã lên đến 1700 người.
– Hội còn phát triển được các cơ sở cả ở nước ngoài như Trung Quốc, Thái Lan…
* Sự phân hóa:
– Cuối tháng 3/1929, một số hội viên tiên tiến của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên ở Bắc Kì đã thành lập Chi bộ Cộng sản đầu tiên ở Việt Nam (3/1929)…
– Tại Đại hội toàn quốc lần thứ nhất của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên (5/1929), đoàn đại biểu Bắc Kì kiến nghị về việc thành lập một Đảng Cộng sản nhưng không được chấp nhận. Ngày 17/6/1929, đại biểu các tổ chức cộng sản ở miền Bắc quyết định thành lập Động Dương Cộng sản Đảng…
– Tiếp đó, các hội viên tiên tiến của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên ở Trung Quốc và Nam Kì cũng quyết định thành lập An nam Cộng sản đảng (8/1929)…

– Như vậy, Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên đã phân hóa thành hai tổ chức cộng sản… Sự phân hóa của Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên không phải là sự phân hóa để tan rã mà là phân hóa để phát triển cho phù hợp với xu thế phát triển khách quan của cách mạng Việt Nam.
* Tại sao nói…
– Sau cách mạng tháng Tám 1945, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đã phải đối mặt với muôn vàn khó khăn thử thách….
– về chính trị, quân sự:
+ Chính quyền cách mạng vừa mới thành lập, còn non trẻ…
+ Từ vĩ tuyến 16 trở ra Bắc, gần 20 vạn quân Trung Hoa Dân Quốc kéo vào nước ta….
+ Từ vĩ tuyến 16 trở vào Nam hơn 1 vạn quân Anh kéo vào, tạo điều kiện cho quân Pháp quay trở lại xâm lược.

+ Hơn 5 vạn quân Nhật vẫn còn lại ở nước ta…
+ Bọn phân động trong nước ngóc đầu dậy hoạt động…
Về kinh tế: vốn nghèo nàn, lạc hậu lại bị chiến tranh tàn phá… Nạn đói trầm trọng…
– Tài chính: Ngân sách nhà nước trồng rỗng, chỉ còn 1,2 triệu đồng…
– Văn hóa: tàn dư văn hóa lạc hậu của chế độ thực dân phong kiện để lại hêt sức nặng nề, hơn 90% dân số mù chữ…
– Nhận xét: Những khó khăn thử thách chồng chất, trong đó khó khăn lớn nhất là kẻ thù bao vây từ nhiều phía. Vận mệnh dân tộc như ngàn cân treo sợi tóc.

* Phân tích những thuận lợi:
– Nhân dân ta đã giành được quyền làm chủ, bước đầu được hưởng quyền lợi do chính quyền cách mạng đưa lại nên rất phấn khởi, tin tưởng vào chế độ mới… nên đã phát huy được sức mạnh đoàn kết toàn dân – là điều kiện cơ bản làm nên thắng lợi…
– Cách mạng nước ta có Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng suốt lãnh đạo… Đây là điều kiện quyết định đưa nước ta vượt qua khó khăn thử thách…
– Trên thế giới, hệ thống xã hội chủ nghĩa đang hình thành, phong trào giải phóng dân tộc dâng cao… Đây là hoàn cảnh thuận lợi để cách mạng nước ta có sự ủng hộ từ bên ngoài…

Câu 3. * Hoàn cảnh

– Quốc tế:
+ Cách mạng Trung Quốc thắng lợi… Ngày 1/10/1949 nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa ra đời…
+ Lực lượng xã hội chủ nghĩa hình thành… Liên Xô, Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa đặt quan hệ với ta…
– Trong nước: Mĩ từng bước can thiệp ngày càng sâu vào cuộc chiến tranh Đông Dương. Được sự trợ giúp của Mĩ, Pháp thực hiện kế hoạch Rơve, với âm mưu:
+ Tăng cường phòng thủ trên tuyến đường số 4…
+ Thiết lập hành lang Đông — Tây …
+ Ngăn chặn quan hệ giữa ta với Trung Quốc và thế giới…
+ Chuẩn bị tấn công Việt Bắc lần thứ 2.

– Trong hoàn cảnh trên, 6/1950 Trung ương Đảng và Chính phủ quyết định mở chiến dịch Biên giới…
_ Mục đích: Tiêu diệt sinh lực địch… khai thông biên giới Việt – Trung… Mở
rộng căn cứ địa Việt Băc…
* Kết quả:
– về phía Pháp: hơn 8000 tên bị tiêu diệt và loại khỏi vòng chiến đấu, nhiều vũ khí phương tiện chiến tranh bị phá hủy… Hành lang Đông – Tây bị chọc thủng nhiều nơi. Kế hoạch Rơve bị thất bại.
– Về phía ta: Chiến dịch Biên giới kết thúc thắng lợi. Ta đã giải phóng một vùng biên giới Việt — Trung từ Cao Bằng tới Định Lập với 35 vạn dân. Căn cứ Việt Bắc được giữ vững và mở rộng. Đường liên lạc với các nước xã hội chủ nghĩa được khai thông…

*Ý nghĩa:
– Đây là một chiến thắng quân sự lớn của ta, với thắng lợi này quân đội ta đã trưởng thành về nhiều mặt…
Với chiến thắng Biên giới, ta đã giành được thế chủ động trên chiến trường chính (Bắc bộ), mở ra bước phát triển mới của cuộc kháng chiến…

Câu 4. * Sự thành lập:

– Tại Hội nghị I-an-ta (2/1945)… đã đưa ra quyết định thành lập tổ chức Liên hợp quốc nhằm duy trì hoà bình an ninh thế giới…
– Từ ngày 25/4 – 26/6/1945 tại Hội nghị Xan Phranxixcô (Mĩ), đại biểu 50 nước đã thông qua Hiến chương tuyên bố thành lập tổ chức Liên hợp quốc.
* Mục đích:
– Duy trì hoà bình và an ninh thế giới.
– Phát triển các mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc và tiến hành hợp tác quốc tế giữa các nước…

* Nguyên tắc hoạt động:
– Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết giữa các dân tộc.
– Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của tất cả các nước.
– Không can thiệp vào công việc nội bộ của bất kì nước nào.
– Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hoà bình.
– Chung sống hoà bình và sự nhất trí giữa các nước lớn…

* Vai trò:
– Liên hợp quốc trở thành một tổ chức quốc tế lớn nhất hành tinh có vai trò rất to lớn vừa hợp tác vừa đấu tranh nhằm duy trì hoà bình và an ninh thế giới.
– Đã góp phần giải quyết các vụ tranh chấp và xung đột ở nhiều nước và khu vực. Thúc đẩy mối. quan hệ hữu nghị và hợp tác quốc tế, giúp đỡ các dân tộc về kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế, nhân đạo…
* Một số tổ chức chuyên môn của Liên Hợp Quốc đang hoạt động ở Việt Nam:
– Tổ chức lương thực, nông nghiệp – PAO
– Tổ chức văn hóa – khoa học — giáo dục – UNESCO

 Quỹ tiền tệ quốc tế – IMF
– Tổ chức thương mại – WTO
– Tổ chức y tế thế giới — WHO Câu 5. * Vi sao…
– Cuộc chạy đua vũ trang kéo dài hơn bộn thập niên đã làm cho cả hai nước quá tốn kém và suy gìâm thế mạnh của họ trên nhiều mặt so với các cường quốc khác…
– Nhiều khó khăn thử thách to lớn đã đặt ra trước hai nước do sự vươn lên mạnh mẽ của Nhật Bản và Tây âu…
– Liên Xô ngày càng lâm vào tình trạng trì trệ, khủng hoảng.
– Hai cường quốc Xô – Mĩ cần phải thoát khỏi thế đối đầu để ổn định và củng cố vị trí của mình.
– Tháng 12/1989, trong cuộc gặp không chính thức tại đảo Manta (Địa Trung Hải) hai nhà lãnh đạo M. Goocbachốp và G. Busơ đã chính thức tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh
* Tác động đến quan hệ quốc tế:
– Chiến tranh lạnh chấm dứt mở ra chiều hướng và những điều kiện để giải quyết hoà bình các vụ tranh chấp, xung đột diễn ra ở nhiều khu vực trên thế giới…
– Hoà bình thế giới được củng cố. Xu thế hoà bình, hợp tác và phát triển đang mở ra một tương lai tốt đẹp cho loài người…
– Sau Chiến tranh lạnh, các quốc gia đều điều chỉnh chiến lược phát triển tập trung vào phát triển kinh tế, xây dựng sức mạnh thực lực của mỗi quốc gia…
– Sau Chiến tranh lạnh, trật tự thế giới hai cực sụp đổ, nhưng trật tự thế giới đang hình thành theo xu hướng địa cực với sự vươn lên của các cường quốc lớn…
Mĩ đang ra sức thiết lập một trật tự thế giới một cực để làm bá chủ thế giới, nhưng điều đó là không thể…

Những chuyên mục hay của Lịch sử lớp 12:

  • Giải bài tập Sách giáo khoa môn Lịch sử lớp 12
  • Câu hỏi ôn tập môn Lịch sử lớp 12
  • Đáp án môn Lịch sử lớp 12
  • Đề thi học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 12
0