24/06/2018, 17:14

Chuyên đề 11: Cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước 1954-1975 – Lịch sử 12

Sau khi Hiệp định Geneve được kí kết, cuộc kháng chiến chống Pháp kết thúc. Quân Pháp rút về nước, miền Bắc nước ta được hoàn toàn giải phóng. Theo Hiệp định Geneve, sau hai năm sẽ tổ chức tổng tuyển cử thống nhất nước Việt Nam. Nhưng đế quốc Mỹ với ý đồ xâm lược Việt Nam từ lâu, đã lợi dụng cơ ...

Sau khi Hiệp định Geneve được kí kết, cuộc kháng chiến chống Pháp kết thúc. Quân Pháp rút về nước, miền Bắc nước ta được hoàn toàn giải phóng. Theo Hiệp định Geneve, sau hai năm sẽ tổ chức tổng tuyển cử thống nhất nước Việt Nam. Nhưng đế quốc Mỹ với ý đồ xâm lược Việt Nam từ lâu, đã lợi dụng cơ hội, gạt Pháp ra, nhảy vào tổ chức, chỉ huy ngụy quyền, ngụy quân tay sai, viện trợ kinh tế quân sự, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới, chia cắt lâu dài nước ta. cả dân tộc ta lại bước vào chiến đấu chống xâm lược mới. Cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước kéo dài 21 năm, lần lượt đánh bại 4 chiến lược chiến tranh của Mĩ, ứng với 5 đời Tổng thống Axen hao, Kenơđi, Gionxơn, Nichxơn và Pho. Cuộc kháng chiến ấy trải qua năm giai đoạn:

* Giai đoạn thứ nhất: từ tháng 7/1954 đến tháng 12/1960:
– Đây là thời kỳ cách mạng miền Nam còn non yếu phải đương đầu với một đế quốc có tiềm lực kinh tế và quốc phòng mạnh. Do đó, cách mạng miền Nam đi từ thế giữ gìn lực lượng chuyển sang khởi nghĩa từng phần bằng phong trào Đồng Khởi. Miền Bắc ra sức củng cố, xây dựng theo hướng xã hội chủ nghĩa làm căn cứ địa vững chắc cho cách mạng cả nước; miền Nam từ đấu tranh chính trị tiến lên kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang và khởi nghĩa từng phần, đánh bại cuộc chiến tranh một phía của Mỹ.
– Với âm mưu chia cắt lâu dài nước ta, biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mỹ, từ năm 1955, đế quốc Mỹ xây dựng nên chính quyền Ngô Đình Diệm để thực hiện chủ nghĩa thực dân mới trên đất nước ta.

– Mĩ và chính quyền Ngô Đình Diệm ra sức phá hoại hiệp định Giơnevơ 1954. Chúng thực hiện chính sách tố cộng, diệt cộng, đánh phá điên cuồng, giết hại, giam cầm hơn nửa triệu cán bộ, đảng viên, quần chúng yêu nước, đàn áp dã man phong trào đấu tranh của nhân dân đòi thi hành hiệp định Giơnevơ và thực hiện tổng tuyển cử tự do để thống nhất đất nước cùng chính quyền dân sinh, dân chủ. Cách mạng miền Nam phải chịu những tổn thất nặng nề và lâm vào tình thế rất hiểm nghèo.

– Trước hành động khủng bố điên cuồng của Mĩ – Diệm, thời gian đầu chúng ta chưa có biện pháp cụ thể chống cuộc chiến tranh một phía của địch, dần dần đảng viên và quần chúng cách mạng tự thấy phải vũ trang chống lại kẻ thù, nếu không cách mạng sẽ bị tiêu diệt. Thực hiện chủ trương đấu tranh chính trị có vũ trang tự vệ, nhân dân miền Nam từng bước khôi phục, phát triển các đội vũ trang, đẩy mạnh hoạt động vũ trang tuyên truyền, diệt ác, phá tề, tổ chức những trận phục kích nhỏ, chống càn, bảo vệ căn cứ. Từ năm 1957, hoạt động vũ trang đã tăng lên phối hợp cùng đấu tranh chính trị. Sang năm 1958, phong trào phát triển hơn.

– Vào ngày 15/1/1959, Hội nghị lần thứ XV Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã xác định: con đường phát triển cơ bản của cách mạng Việt Nam ở miền Nam là khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân. con đường đó là lấy sức mạnh của quần chúng nhân dân, dựa vào lực lượng chính trị của quần chúng là chủ yếu, kết hợp với lực lượng vũ trang để đánh đổ chính quyền thống trị của đế quốc và phong kiến, dựng lên chính quyền cách mạng của nhân dân. Hội nghị còn dự đoán, vi để quốc Mỹ là đế quốc hiếu chiến nhất nên cuộc khởi nghĩa của nhân dân có thể chuyển thành chiến tranh trường kỳ giữa ta và địch.

– Nghị quyết 15 của Đảng đã đáp ứng yêu cầu bức thiết của cách mạng miền Nam, mở đường cho cách mạng tiến lên. Dưới ánh sáng nghị quyết Hội nghị Trung ương XV (1/1959), từ năm 1959 -1 1960 các cuộc khởi nghĩa từng phần liên tiếp nổ ra ở vùng núi miền Trung và đồng bằng Nam Bộ, giành quyền làm chủ về tay nhân dân ở hàng nghìn xã, ấp, đẩy địch vào thế bị động, khủng hoảng. Tiêu biểu như cuộc nổi dậy ở Bắc Ái (4/1959); khởi nghĩa Trà Bồng (8/1959), Đồng khởi Biến Tre ngàỵ (17/1/1960). Cuối năm 1959 đầu năm 1960, một phong trào Đồng Khởi nổi dậy khởi nghĩa diệt bọn tề điệp ác ôn, giải tán chính quyền cơ sở, diệt đồn, phá ách kìm kẹp của địch nổ ra rộng khắp các tỉnh Nam Bộ và vùng rừng núi Trung Trung Bộ, nhân dân giành được quyền làm chủ. Đặc biệt, trận tiến công Tua Hai (Tây Bắc th xã Tây Ninh rạng sáng ngày 21/1/1960, ta tiêu diệt 500 tên, bắt giam  500 tên khác, thu hàng ngàn súng. Đây là một trong những trận đánh tiêu diệt lớn đầu tiên của lực lượng vũ trang miền Nam.

– Phong trào Đồng Khởi đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của cách mạng miền Nam, từ thế giữ gìn lực lượng chuyển sang thế tiến công, từ hình thức đấu tranh chính trị là chính có lực lượng vũ trang hỗ trợ, chuyển sang kết hợp đấu tranh chính trị và đấu tranh quân sự, từ đấu tranh quân sự từng bước lên ngang hàng đấu tranh chính trị.
– Từ cao trào Đồng khởi của nhân dân, lực lượng vũ trang cách mạng miền Nam phát triển nhanh chóng; Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam ra đời vào ngày 20/12/1960.
– Từ miền Bắc, tuyến vận tái chiến lược vào miền Nam bằng đường bộ, đường biển hình thành và phát triển. Cách mạng miền Nam từ thế giữ gìn lực lượng chuyển sang thế tiến công.

* Giai đoạn thứ hai từ tháng 1/1961 đến tháng 6/1965:
– Cách mạng miền Nam từ khởi nghĩa từng phần phát triển thành chiến tranh cách mạng, đánh bại chiến lược Chiến tranh đặc biệt của Mỹ.
– Thắng lợi của phong trào Đồng Khởi đã làm thất bại cuộc chiến ngày chiến tranh một phía của Aixenhao, đẩy chính quyền Ngô Đình Diệm vào thời kỳ khủng hoảng triền miên, Trước nguy cơ sụp đổ của chính quyền tay sai. Mỹ phải đối phó bằng chiến lược chiến tranh đặc biệt , ra sức củng cố và phát triển quân đội Sài Gòn, tăng cường viện trợ, cô vân và lực lượng yểm trợ của Mỹ; mở các cuộc hành quân càn quét, gom dân, lập ấp chiến lược theo kế hoạch Stalay-Taylor.
– Chính quyền Kenơdi công bố học thuyết chiến tranh mới: Chiến lược Chiến tranh đặc biệt và chọn miền Nam Việt Nam làm nơi thí điểm. Nội dung chủ yếu của Chiến tranh đặc biệt là: củng cố ngụy quyền, tăng cường khả năng chiến đấu của ngụy quyền bằng chỉ huy, trang bị vũ khí, yểm trợ kỹ thuật Mỹ, tăng cường phá hoại miền Bắc, chống miền Nam thăm nhập, bình định dồn dân vào ấp chiến lược để thực hiện tất nước bắt cá, cô lập, đi đến tiêu diệt cách mạng miền Nam. Ngụy quyền, ngụy quân và ấp chiến lược được coi là xương sống của Chiến tranh đặc biệt.

– Trên đà thắng lợi, cách mạng miền Nam tiếp tục đẩy mạnh đấu tranh vũ trang và đấu tranh chính trị, đưa dần đấu tranh vũ trang lên ngang hàng với đấu tranh chính trị, giành và giữ thế chủ động, xây dựng lực lượng mọi mặt, củng cố mở rộng căn cứ địa, phá chương trình bình định của Mỹ – Diệm, đẩy cách mạng lên một bước mới. Ngày 16/2/1962, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam đã cổ vũ động viên nhân dân miền Nam bước vào giai đoạn cách mạng mới. Cách mạng miền Nam từ khởi nghĩa từng phần phát triển thành chiến tranh cách mạng? kết hợp đấu tranh vũ trang với đấu tranh chính trị, đánh địch bằng 3 mũi giáp công trên 3 vùng chiến lược; đẩy mạnh chiến tranh du kích tiêu hao, tiêu diệt địch đánh bại các chiến thuật trực thăng vận, thiết xa vận của Mỹ và quân đội Sài Gòn, hỗ trợ cho nhân dân đấu tranh chống càn quét và phá ấp chiến lược. Trong năm 1962, quân dân miền Nam đã kết hợp đấu tranh chính trị và quân sự đánh bại hàng loạt cuộc hành quân càn quét lùa dân vào ấp chiến lược. Nhiều trận lực lượng vũ trang ta tiến công các căn cứ địch, diệt hàng trăm tên. Chương trình bình định 18 tháng của Mỹ-Diệm thất bại.

– Ngày 2/1/1963, trận ấp Bắc, đã đánh bại quân địch, diệt 450 tên. Chiến thắng ấp Bắc quy mô không lớn nhưng có ý nghĩa báo hiệu sự phá sản của chiến lược Chiến tranh đặc biệt của Mỹ
– Được sự chi viện ngày càng lớn của miền Bắc, Quân Giải phóng Miền Nam phát triển lớn mạnh, từ tác chiến du kích tiến lên tác chiến tập trung, mở các chiến dịch tiến công lớn nhằm tiêu diệt một bộ phận quan trọng quân ngụy như Chiến dịch Bình Giã (2/12/1964 đến 3/1/1965, BÀ Ra, Long Khánh). Chiến dịch Ba Gia (28/5 đến ngày 20/7/1965, Quảng Ngãi). Chiến dịch Đồng Xoài (10/5 đến 22/7/1965, Bình Phước).
– Những thắng lợi quân sự lớn chứng tỏ sự trưởng thành của lực lượng vũ trang cách mạng miền Nam, đủ sức đánh bại hoàn toàn quân ngụy dù có sự chỉ huy, hỗ trợ của quân Mỹ. Đến giữa năm 1965, chiến lược Chiến tranh đặc biệt của Mỹ ngụy sụp đổ.

– ở miền Bắc, ngày 4/8/1964, Mỹ dựng lên sự kiện vịnh Bắc Bộ loan báo tàu
chiến Mỹ bị Hải quân Việt Nam tấn công ở hải phận quốc tế ngoài khơi vịnh Bắc Bộ, lấy cớ để ngày 5/8/1964, gây ra cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân, hải quân đối với miền Bắc nước ta.Quân và dân ta đã đánh thắng ngay từ trận đầu và kiên quyết đánh trả hoạt động phá hoại tiếp theo của không quân Mỹ từ tháng 2/1965.
* Giai đoạn thứ ba từ tháng 7/1965 đến tháng 12/1968:
– Chiến lược toàn cầu phản ứng linh hoạt của Kenơdy đề ra 3 hình thức chiến tranh: đặc biệt, cục bộ, tổng lực. Sau thất bại của chiến lược Chiến tranh đặc biệt, Mỹ bị động chuyển sang tiến hành chiến lược Chiến tranh cục bộ hòng nhanh chóng kết thúc chiến tranh, cuộc Chiến tranh cục bộ là loại hình chiến tranh xâm lược thực dân mới, nhưng sử dụng mức độ hạn chế quân Mỹ cùng với quân chư hầu trong khu vực và quân ngụy, trong đó quân Mỹ giữ vai trò tác chiến chủ yếu trên chiến trường. Mục tiêu Chiến tranh cục bộ ở miền Nam là nhanh chóng tạo ra ưu thế binh lực, hoả lực tìm diệt chủ lực ta, giành lại thế chủ động trên chiến trường, mở rộng và củng cố vùng kiểm soát, giành lại dân; đồng thời gây chiến tranh phá hoại miền Bắc, ngăn chặn sự chi viện từ miền Bắc vào miền Nam, phá hoại sự nghiệp xây dựng miền Bắc, làm lung lay ý chí giải phóng miền Nam của Đảng ta và nhân dân ta.

– Từ giữa năm 1965, Mỹ ồ ạt đưa quân chiến đấu vào miền Nam lúc cao nhất tới 542.000, cùng với quân các nước phụ thuộc Mỹ và quân đội Sài Gòn hợp thành 2 lực lượng chiến lược với những phương tiện chiến tranh hiện đại nhất; liên tục mở hai cuộc phản công chiến lược mùa khô 1965- 1966 và 1966-1967 với y đồ tìm diệt cơ quan đầu não kháng chiến và một bộ phận chủ lực quân giải phóng miền nam Việt Nam.
– Quân và dân miền Nam giữ vững và phát triển thế tiến công, quân dân miền Nam càng quyết tâm đánh Mỹ và thắng Mỹ. Sau Sau trận Núi Thành mở đầu đánh Mỹ, trận Vạn Tường (Bình Sơn, Quảng Ngãi) tháng 8/1965, ta đẩy lùi cuộc hành quân của quân Mỹ, diệt 900 tên đã chứng tỏ quân ta có đủ khả năng diệt quân Mỹ. Sau đó, một phong trào Tìm Mỹ mà đánh, tìm Ngụy mà diệt dâng cao khắp miền Nam.
– Hai cuộc phản công chiến lược mùa khô 1965 – 1966 và 1966 – 1967 của Mỹ với trên 1.000 cuộc hành quân lớn nhỏ đánh vào các vùng giải phóng của ta, lớn nhất là cuộc hành quân Jon-xon City bị thất bại. Trên toàn miền Nam, quân dân ta đã loại khỏi vòng chiến đấu trên 15 vạn quân địch, trong đó có 68.200 tên Mỹ. Phong trào đấu tranh chính trị vùng địch chiếm, nhất là các thành phố lớn dâng lên mạnh mẽ làm mất ổn định chế độ Mỹ – Ngụy. Chiến lược Chiến tranh cục bộ bị thất bại một bước quan trọng.

– Nắm vững thời cơ có lợi, đêm 30, rạng ngày 31/1/1968, quân dân ta mở Cuộc tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân đồng loạt tiến công địch ở 4 thành phố, 37 th xã, hàng trăm thị trấn trên toàn miền Nam gây cho địch thiệt hại lớn và khủng hoảng tinh thần; vây hãm, tiến công quân Mỹ trong chiến dịch Đường 9-Khe Sanh (7/1968), từ Cửa Việt đến biên giới Việt – Lào), giành thắng lợi lớn, bồi thêm một đòn nặng vào quân Mỹ – Ngụy, tạo bước ngoặt quyết định của cuộc kháng chiến chống Mỹ.
– Quân dân miền Bắc quyết tâm vừa đánh thắng Mỹ vừa đâm bảo sản xuất và đời sống, vừa tích cực chi viện cho miền Nam. Đến cuối năm 1968, đánh bại chiến tranh phá hoại lần 1 bằng không quân và hải quân của Mỹ.
– Bị thất bại nặng nề ở Việt Nam, trước làn sóng phản đối chiến tranh xâm lược Việt Nam trên thế giới và ngay trong nước Mỹ ngày càng mạnh mẽ, ngày 1/11/1968, chính phủ Mỹ buộc phải tuyên bố chấm dứt ném bom bắn phá miền Bắc và phải ngồi vào bàn thương lượng ở Hội nghị Pari (1968 – 1973). Chiến tranh cục bộ của Mỹ bị phá sản.

* Giai đoạn thứ tư từ tháng 1/1969 đến 1/1973:
– Đánh bại chiến lược Việt Nam hoá chiến tranh và chiến tranh phá hoại lần thứ hai của Mỹ ở miền Bắc, buộc Mỹ phải kí hiệp định Pari 1973 về Việt Nam, rút hết quân Mỹ vể nước.
– Chiến lược chiến tranh cục bố bị phá sản, Tổng thống Nich-xon chuyển sang thực hiện chiến lược Việt Nam hoá chiến tranh, ra sức phát triển và hiện đại hoá quân đội Sài Gòn để từng bước thay thế quân Mỹ rút dần về nước; đẩy mạnh bình định ở miền Nam Việt Nam và mở rộng chiến tranh ra toàn bán đảo Đông Dương.
– Đầu 1971, quân đội Sài Gòn được sự yểm trợ, chi viện hoả lực của Mỹ và sự phối hợp của quân đội phải hữu Lào mở cuộc hành quân Lam Sơn 719 đánh ra đường 9 – Nam Lào, nhằm cắt đứt hành lang vận chuyển chiến lược Bắc – Nam của ta, chia cắt 3 nước Động Dương. Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam phối hợp với lực lượng vũ trang cách mạng Lào mở chiến dịch phân công, đánh bại hoàn toàn cuộc hành quân của địch.

– Phát huy quyền chủ động tiến công, từ tháng 3/1972, ta mở cuộc tiến công chiến lược vào hệ thống phòng ngự của địch trên ba hướng, gồm các chiến dịch: chiến dịch Trị Thiên (từ ngày 30/3 đến 27/6/1972); chiến dịch Bắc Tây Nguyên (từ ngày 30/3 đến 5/6/1972); tiếp đó, mở các chiến dịch tiến công tổng hợp đánh phá bình định ở đồng bằng Khu 5, Khu 8. Phối hợp với cách mạng Lào mở chiến dịch tiến công giải phóng Cánh Đồng Chum và đánh bại các cuộc phân kích, lấn chiếm của địch.

– Trước thất bại nặng nề của quân đội Sài Gòn, Mỹ cho không quân và h quân trở lại đánh phá ác liệt ở miền Nam và tiến hành chiến tranh phá hoại lần thứ hai đối với miền Bắc. Cuộc tập kích chiến lược 12 ngày đêm (từ ngày 18 đến 29/12/1972) của Mỹ đã bị đập tan và đã tạo nên Điện Biên Phủ trên không đối với đế quốc Mỹ, buộc Mỹ phải kí hiệp định Pari về Việt Nam (27/1/1973), rút hết quân Mỹ và quân các nước phụ thuộc Mỹ ra khỏi miền Nam Việt Nam, cam kết tôn trọng độc lập chủ quyền thống nhất toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. Chiến lược Việt Nam hoá chiến tranh thất bại.

* Giai đoạn thứ năm từ tháng 12/1973 đến 30/4/1975):
– Tạo thế, tạo lực và thực hành cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ.
– Tuy rút hết quân đội, nhưng Mỹ vẫn để lại 2 vạn cố vấn quân sự đội lốt dân sự, để lại vũ khí, trang bị chiến tranh và tiếp tục viện trợ quân sự cho chính quyền Nguyễn Văn Thiệu. Quân ngụy lên đến 1.100.000 tên và ra sức lấn chiếm phá hoại Hiệp định Pari. Quân dân miền Nam kiên quyết đánh bại các cuộc hành quân tràn ngập lãnh thổ của địch, cả nước khẩn trương tạo thế, tạo lực để tiến lên giải phóng hoàn toàn miền Nam.

– Được Mỹ tiếp sức, chính quyền Sài Gòn ra sức phá hoại hiệp định Pari, liên tiếp mở các cuộc hành quân càn quét, các chiến dịch tràn ngập lãnh thổ.
– Quân và dân ta đánh bại các cuộc tiến công lấn chiếm của địch, khẩn trương tạo thế, tạo lực, mở rộng vùng giải phóng. Thắng lợi của chiến dịch đường 14 – Phước Long (13/12/1974 đến 6/1/1975) đặt cơ sở cho Hội nghị Bộ Chính trị họp cuối năm 1974, đầu 1975 thông qua kế hoạch chiến lược giải phóng miền Nam (1975 – 1976), quyết định nắm vững thời cơ chiến lược, mở cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 với ba cuộc tiến công chiến lược.

– Thứ nhất, Chiến dịch Tây Nguyên (từ ngày 4/3 – 24/3/1975). Từ cuối năm 1974, quân ta đã bí mật đàn thế trận chiến dịch Tây Nguyên, lấy Buôn Ma Thuột làm trận then chốt mở màn. Ngày 4/3/1975, quân ta tiến công cắt đường 19, 21 nối Tây Nguyên với đồng bằng khu V. Ngày 9/3/1975, đánh chiếm Đức Lập 4 Núi Lửa, cô lập hoàn toàn Buôn Ma Thuột.
– Chiến dịch Tây Nguyên mở màn bằng trận Buôn Ma Thuột (10/3/1975). Ngày 10/3/1975, bốn cánh quân ta tiến công Buôn Ma Thuột. Sau hai ngày chiến đấu, quân ta tiêu diệt hoàn toàn quân địch ở đây, làm chủ th xã. Địch điều quân phân kích bị quân ta diệt gọn. Nắm bắt y đồ của địch rút chạy khỏi Tây Nguyên, ta bố trí đánh chặn và truy kích tiêu diệt và làm tan rã Quân đoàn 2 — Quan khu 2 của địch, giải phóng toàn bộ Tây Nguyên và các tỉnh Nam Trung Bộ.

Thứ hai, Chiến dịch Trị Thiên- Huế (từ ngày 5 đến 26/3/1975) và chiến dịch )à (từngày 28 đến 29/3/1975), cùng với hoạt động tiến công và nổi dậy của quân va dan Khu 5 giải phóng các tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên, Quảng Nam, Quảng Tín, Quảng Ngãi và hai thành phố Huế, Đà Nẵng, loại khỏi chiến đấu Quân đoàn 1 — Quân khu 1 của địch. Vừa đánh địch rút chạy khỏi Tây Nguyên, ngày 21/3/1975 quân ta thọc sâu bao vây Huế. Ngày 26/3/1975, quân ta tiêu diệt và làm tan rã lực lượng địch ở Huế, thành phố Huế và toàn tỉnh Thừa Thiên được giải phóng. Quân ta tiếp tục tấn công Đà Nẵng, phối hợp với quần chúng nổi dậy. Ngày 29/3/1975, Đà Nẵng được giải phóng.

– Thứ ba,: Chiến dịch Hồ Chí Minh (từ ngày 26 đến 30/4/1975). Ngày 14/4/1975, Bộ Chính trị Trung ương Đảng quyết định chiến dịch tiến công vào Sài Gòn giải phóng hoàn toàn miền Nam mạng tên Chiến dịch Hồ Chí Minh.
– Sau khi chọc thủng và đập tan tuyến phòng thủ vòng ngoài Sài Gòn – Gia Định của địch, ngày 26/4/1975, năm cánh quân ta tiến vào Sài Gòn; sáng 30/4/1975, thọc sâu đánh chiếm các mục tiêu chủ yêu trong nội đô, 10 giò 45 phút, ngày 30/4/1975, xe tăng ta tiến vào Dinh Độc Lập, tổng thống ngụy quyền Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng không điều kiện; kết hợp với nổi dậy của nhân dân, tiêu diệt và làm tan rã Quân đoàn 3 – Quân khu 3 của địch, giải phóng Sài Gòn – Gia Định, buộc chính quyền Sài Gòn phải đầu hàng vô điều kiện, Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng. Đồng thời phát triển tiến công và nổi dậy tiêu diệt, bắt và làm tan rã toàn bộ lực lượng Quân đoàn 4 – Quân khu 4 của địch, giải phóng các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và các hải đảo do quân đội Sài Gòn đóng giữ, kết thúc toàn thắng cuộc Kháng chiến chống Mỹ.

– Cuộc kháng chiến chống Mỹ thắng lợi hoàn toàn. Nhân dân Việt Nam đã đánh thắng cuộc chiến tranh xâm lược thực dân mới với quy mô lớn quy mô lớn nhất dài ngày nhất, ác liệt nhất từ sau Chiến tranh Thế giới thứ hai. Đây cũng là cuộc chiến bại chưa từng có trong lịch sử 200 năm của nước Mỹ.
– Xâm lược Việt Nam, Mỹ đã qua năm đời tổng thống, huy động 6 triệu lượt bình sĩ Mỹ, chi phí 352 tỉ USD, ném xuống Việt Nam 7.850.000t bịom, hàng chục triệu lít chângàyt độc diệt cây, sử dụng những loại vũ khí, kỹ thuật mới nhất (chỉ trừ vũ khí hạt nhân), nhưng đã chu thất bại chưa từng có trong lịch sử nước Mỹ.
– Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đã hoàn thành thắng lợi sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc kéo dài hơn 100 năm, mở ra một kỉ nguyên mới của lịch sử dân tộc – cả nước Việt Nam hòan toàn độc lập, thống nhất và đi lên chủ nghĩa xã hội; đồng thời tạo điều kiện cho cách mạng Lào và cách mạng Campuchia giành thắng lợi quyết định, góp phần to lớn vào cuộc đấu tranh của nhân dân thế giới  hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.

Những chuyên mục hay của Lịch sử lớp 12:

  • Giải bài tập Sách giáo khoa môn Lịch sử lớp 12
  • Câu hỏi ôn tập môn Lịch sử lớp 12
  • Đáp án môn Lịch sử lớp 12
  • Đề thi học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 12
0