24/06/2018, 17:14

Đề thi bồi dưỡng học sinh giỏi – Đề số 4 -Lịch sử 12

ĐỀ SỐ 04 (Đề thi chọn ĐT thi HSGQG lớp 12, Nghệ An, ngày thứ nhất năm 2010 -2011) Câu 1 (4,0 điểm) Qua những thành tựu tiêu biểu về chính trị, kinh tế, văn hóa, gíao dục thời nhà Lý, anh (ch) hãy làm rõ đóng góp của nhà Lý đối với công cuộc xây dựng và phát triển nhà nước phong kiến độc ...

ĐỀ SỐ 04

(Đề thi chọn ĐT thi HSGQG lớp 12, Nghệ An, ngày thứ nhất năm 2010 -2011)

Câu 1 (4,0 điểm)

Qua những thành tựu tiêu biểu về chính trị, kinh tế, văn hóa, gíao dục thời nhà Lý, anh (ch) hãy làm rõ đóng góp của nhà Lý đối với công cuộc xây dựng và phát triển nhà nước phong kiến độc lập.

Câu 2 (3,0 điểm)
Trình bày cơ sở hình thành truyền thống yêu nước Việt Nam. Vì sao chống ngoại xâm, bảo vệ độc lập dân tộc được xem là nét đặc trưng nổi bật nhất của truyền thống yêu nước Việt Nam thời phong kiến?

Câu 3 (3,0 điểm)
Những điều kiện nào đảm bảo cho cuộc khởi nghĩa Yên Thế kéo dài được 30 năm (1884 — 1913) ?

Câu 4 (4,0 điểm)
Nêu nội động cơ bản của khuynh hướng dân chủ tư sản trong phong trào yêu nước Việt Nam đầu thế kỉ XX. Vì sao khuynh hướng cứu nước này lại do các sĩ phu yêu nước khởi xướng?

Câu 5 (3,0 điểm)
Sau khi giành được độc lập, mặc dù là châu lục đầy tiềm năng về lịch sử văn hóa, kinh tế nhưng châu Phi đang đứng trước những khó khăn, thách thức lớn trên con đường phát triển.
BẰng những hiểu biết về các nước châu Phi sau khi giành độc lập anh (ch) hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.

Câu 6 (3,0 điểm)
So với các giai đoạn lịch sử thế giới trước đây, chưa báo giờ các quan hệ quốc tế được mở rộng và địa dạng như trong nửa sau thế kỉ XX.
(SGK Lịch sử lớp 12 – nâng cao, trang 102)
a) Nêu nguyên nhân dẫn đến tinh hình đó.
b) Đặc điểm nổi bật của quan hệ quốc tế trong giai đoạn này là gì?

HƯỚNG DẪN

Câu 1. * Thành tựu

– Chính trị:
+ Năm 1009, nhà Lý thành lập. Năm 1010, Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long, xây Hoàng thành.
+ 1042, ban hành bộ Hình thư — bộ luật thành văn đầu tiến của nước ta.
+ 1054, Lý Thánh Tổng đổi tên nước thành Đại Việt, từng bước hoàn chỉnh chính quyền trung ương và địa phương.
– Kinh tế:
+ Diện tích canh tác mở rộng, đắp để trị thủy, bảo vệ trâu bò, trồng nhiều loại lương thực.
+ Thủ công nghiệp truyền thống tiếp tục phát triển với nhiều ngành nghề, chất lượng cao như gốm, đúc đồng, dệt
+ Hình thành các địa điểm trao đổi hàng hóa với nước ngoài ở biên giới Việt — Trung và trên bến (cảng Vân Đồn).

– Văn hóa, giáo dục:
+ Đạo phật thịnh đạt, truyền bá rộng rãi trong cả nước.
+ 1070, lập Văn Miêu. Năm 1075, khoa thi quốc gia đầu tiên được tổ chức.
+ Kiến trúc, điêu khắc tinh tế, độc đáo với nhiều chùa chiền, đúc chuông, phù điêu..,
* Đóng góp:
+ Nhà Lý đã chọn đất định Đô Thực là chỗ hội họp của bốn phương, nơi thượng đô của kinh sư muôn đời, mở ra thời kì phát triển mới của nước Đại Việt.
+ Kinh tế phát triển, đời sống nhân dân ổn định, độc lập thống nhất được củng cố.
+ Góp phần củng cố và phát triển nền văn hóa truyền thống.

Câu 2. – Cơ sở:

+ Bắt nguồn từ tình cảm của con người đối với gia đình, cộng đồng.
+ Bắt nguồn từ quá trình lao động gian khổ để dựng nước.
+ Trải qua quá trình giao lưu trao đổi thường xuyên, lâu dài trên đất nước.
+ Bắt nguồn từ quá trình đấu tranh để giữ nước, bảo vệ độc lập dân tộc.
– Chống ngoại xâm, bảo vệ độc lập dân tộc được xem là nét đặc trưng nổi bật nhất vì:
+ Trong quá trình xây dựng và bảo vệ đất nước, nhân dân ta thường xuyên phải đốĩ mặt với gìặc ngoại xâm.

+ Nhân dân ta đã đoàn kết, vượt qua gìan khổ, hi sinh chiến đấu vi sự sống còn của dân tộc, vi độc lập, tự do của Tổ quốc.
+ Từ trongngày cuộc chiến đấu bảo vệ đất nước, lòng yêu nước phát triển đến mức cao nhất.

Câu 3. – Nghĩa quân biết dựa vào địa thế đồi núi hiểm trở những thuận lợi để xây dựng căn cứ.

– Khởi nghĩa xuất phát từ lợi ích sống còn của người nông dân nhằm giữ gìn cuộc sống và đất đai mà họ đã đổ mồ hôi xương máu để khai phá, vì vậy nghĩa quân và nhân dân cùng đồng cam cộng khổ chiến đấu.
– Do điều kiện và hoàn cảnh sống đã tạo nên tính cách mạnh mẽ, khả năng tự vệ cao của nông dân Yên Thế (lực lượng chính của khởi nghĩa).
– Lãnh đạo khởi nghĩa xuất thân từ nông dân, tiêu bịểu là thủ lĩnh Hoàng Hoa Thám nên họ gắn bỏ với nông dân.
– Chủ trương đúng đắn, phương thức tác chiến linh hoạt: kết hợp đấu tranh quân sự với thương lượng, hoà hoãn; vừa chiến đấu, vừa sản xuất, chuẩn bị lực lượng để đánh gìặc; chiến thuật du kích…
– Phong trào cần Vương đang diễn ra rộng khắp, quyết liệt gây tổn thất lớn cho Pháp…

Câu 4. – Nội dung:

+ Yêu nước gắn liền với thương dân, cứu nước gắn liền với duy tân, giải phóng dân tộc gắn liền với giải phóng xã hội.
+ Thiết lập xã hội dân chủ, dân quyền theo thể chế dân chủ tư sản.
+ Phương pháp bạo động, cải cách; đấu tranh trên nhiều lĩnh vực chính trị; kinh tế, văn hóa, xã hội; lực lượng bao gồm các tầng lớp nhân dân.

– Khuynh hướng này do các sĩ phu yêu nước khởi xướng vì:
+ Chế độ phong kiến đã thối nát, nhà Nguyễn đầu hàng Pháp, phong trào yêu nước theo hệ tư tưởng phong kiến thất bại…
+ Ảnh hưởng của tư tưởng dân chủ tư sản từ bên ngoài đến Việt Nam (Trung Quốc, Nhật Bản, Tân thư — tân văn).
+ Xã hội Việt Nam đầu thế kỉ XX đã xuất hiện các giai tầng mới, là cơ sở xã hội tiếp nhận tư tưởng mới nhưng tầng lớp tư sản, tiểu tư sản còn nhỏ bé, yếu ớt, giai cấp công nhân số lượng ít, còn mang tính tự phát.
+ Các sĩ phu yêu nước tiến bộ chuyển biến tư tưởng, nhận thấy muốn cứu nước phải gắn liền duy tân và thay đổi xã hội, họ khởi xướng khuynh hướng cứu nước mới.

Câu 5. – Châu lục đầy tiềm năng:

+ Về lịch sử, văn hóa: Là cái nôi của loài người, cái nôi của nền văn minh nhân loại
+ Tiềm năng kinh tế: Đất đai rộng lớn, tài nguyên phong phú, nhân lực dồi dào…
– Khó khăn, thách thức:
+ Đói nghèo, bịênh tật, mù chữ, bùng nổ dân số.
+ Xung đột, đảo chính, nội chiến diễn ra liên miền.
+ Nợ nần, phụ thuộc vào nước ngoài.
– Nguyên nhân dẫn đến khó khăn, thách thức:
+ Hậu quả của sự thống trị lâu dài, tàn bạo của chủ nghĩa thực dân cũ.
+ Tinh trạng lạc hậu kéo dài, mâu thuẫn sắc tộc, tổn gìáo…
+ Sự can thiệp của các thế lực từ bên ngoài.

Câu 6.

a) Nguyên nhân

– Sự tham gia ngày càng động của các nước mới giành được độc lập ở Á, Phi,
Mĩ – Latinh vào các hoạt động chính trị quốc tế.
– Quy mô toàn cầu của các hoạt động kinh tế – tài chính và chính trị của các quốc gìa và các tổ chức quổíc tế.
– Những tiến bộ kì diệu của khoa học – kĩ thuật làm cho các nước xích lại gần nhau.

b) Đặc điểm nổi bật

– Tình trạng đối đầu gay gắt giữa hai siêu cường, hai phe kéo dài hơn bốn thập kỉ
– Các quốc gia vẫn cùng tồn tại hoà bình, vừa đấu tranh vừa hợp tác.
– Từ năm 1989, Chiến tranh lạnh chấm dứt, thế giới chuyển dần sang xu thế hoà hoãn, đối thoại và hợp tác.

Những chuyên mục hay của Lịch sử lớp 12:

  • Giải bài tập Sách giáo khoa môn Lịch sử lớp 12
  • Câu hỏi ôn tập môn Lịch sử lớp 12
  • Đáp án môn Lịch sử lớp 12
  • Đề thi học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 12
0