Đề thi bồi dưỡng học sinh giỏi – Đề số 14 – Lịch sử 12
ĐỀ SỐ 14 (Đề thi HSG lớp 12, Yên Bái, năm 2012 -2013) Câu 1 (2,5 điểm) Phong trào Tây Sơn thống nhất đất nước trong hoàn cảnh nào? Đánh giá công lao của phong trào Tây Sơn trong việc thống nhất đất nước và vai trò của Nguyên Huệ – Quang Trung trong cuộc kháng chiến chống quân ...
ĐỀ SỐ 14(Đề thi HSG lớp 12, Yên Bái, năm 2012 -2013) |
Câu 1 (2,5 điểm)
Phong trào Tây Sơn thống nhất đất nước trong hoàn cảnh nào? Đánh giá công lao của phong trào Tây Sơn trong việc thống nhất đất nước và vai trò của Nguyên Huệ – Quang Trung trong cuộc kháng chiến chống quân Xiêm và quân Thanh. Câu 2 (2,5 điểm) Vì sao sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ và Liên Xô chuyển sang thế đối đầu và đi tới tình trạng Chiến tranh lạnh? Dựa vào cơ sở nào Mĩ tự cho mình có quyền lãnh đạo thế giới? Nêu khái niệm Chiến tranh lạnh. Câu 3 (3,0 điểm) Lập bảng so sánh phong trào dân tộc ở Việt Nam trong những năm cuối thế kỉ XIX với phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX theo các tiêu chí sau: Lãnh đạo. tính chất, lực lượng tham gia, hình thức đấu tranh, địa bàn; kết quả, ý nghĩa. Tại sao nói phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX có bước tiến mới so với phong trào ở cuối thế kỉ XIX? Câu 4 (3,0 điểm) Những đề nghị cải cách ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX có ưu điểm, hạn chế gì? Tại sao hầu hết những đề nghị cải cách này lại không thực hiện được? Câu 5 (3,0 điểm) Xác định kẻ thù, mục tiêu đấu tranh của cách mạng Việt Nam từ 1930 – 1945 Câu 6 (3,0 điểm) Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (19/12/1946) trong hoàn cảnh lịch sử nào? Ý nghĩa lịch sử của Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến. Câu 7 (3 điểm) Trình bày các giai đoạn phát triển của cách mạng Lào từ 1945 – 1975. Nêu các chiến dịch thể hiện tinh thần đoàn kết chiến đấu của hai dân tộc Lào – Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954). |
HƯỚNG DẪNPhong trào Tây Sơn thống nhất đất nước trong hoàn cảnh: Thế kỉ XVI – XVIII đất nước ta bị chia cắt, biểu hiện: + BỊ chia cắt về lãnh thổ và chính trị: Với sự tồn tại của tập đoàn phong kiến Đàng Trong, Đàng Ngoài. + Nền kinh tế đất nước có chuyển biến: Nông nghiệp ngày càng sa sút, thủ công nghiệp và thương nghiệp đang phát triển mạnh. + Hoàn cảnh đó đặt cho vương triều Tây Sơn sau khi thành lập phải giải quyết nhiều vấn đề về chính trị, kinh tế, văn hóa… * Đánh giá công lao của phong trào Tây Sơn trong việc thống nhất đất nước + Lật đổ các tập đoàn phong kiến Nguyễn, Lê- Trịnh. + Thống nhất đất nước về mặt lãnh thổ. + Chiến thắng quân xâm lược Xiêm – Thanh, hoàn thành nhiệm vụ giải phóng dân tộc. + Xây dựng một vương triều mới tiến bộ * Vai trò của Nguyễn Huệ – Quang Trung trong cuộc kháng chiến chống quân Xiêm và Thanh. – Ông có tầm nhìn chiến lược, xây dựng kế hoạch đúng đắn, sáng tạo, chủ động tiến công địch bất ngờ, chắc thắng. – Chủ động tiến công địch thần tốc, táo bạo, sử dụng nhiều bình chủng, hợp đồng tác chiến khéo léo, đột phá mạnh, cơ động nhanh, cách đánh từng trận sáng tạo. – Thiên tài quân sự của ông biểu hiện ở sự tinh tường, biết lựa chọn đối đầu đúng với kẻ địch chủ yêu nhất, là cuộc chiến tranh chính quy, tập trung cao, chủ yếu là công thành, đánh trận địa chiến kết hợp với đánh vận động. – Đoàn kết quân dân, phát huy sức mạnh toàn dân tộc. Câu 2. – Từ sau Chiến tranh thế giới hai, Liên Xô và Mĩ đã nhanh chóng chuyển sang đối đầu đi tới Chiến tranh lạnh, vì mục tiêu của hai cường quốc đối lập nhau:+ Liên Xô chủ trương duy trì hoà bình, an ninh thế gìới đẩy mạnh phong trào cách mạng thế gìới. + Mĩ tìm cách chống phá Liên Xô, các nước xã hội chủ nghĩa đẩy lùi phong trào cách mạng thế gìới nhằm thực hiện mưu đồ bá chủ thế gìới. Do vậy, Mĩ rất lo ngại sự lớn mạnh của Liên Xô và hệ thống xã hội chủ nghĩa. * Dựa vào cơ sở nào Mĩ tự cho mình có quyền lãnh đạo thế giới: – Sau chiến tranh thế giới hai, Mĩ đã vươn lên thành một nước tư bản giàu mạnh nhất về kinh tế, tài chính, vượt xa các nước tư bản khác… lại độc quyền về bom nguyên tử. |
* Khái niệm chiến tranh lạnh:
— Đó là cuộc đối đầu căng thẳng giữa hai phe, phe tư bản chủ nghĩa do Mĩ đứng đầu, phe xã hội chủ nghĩa do Liên Xô đứng đầu. Cuộc chiến tranh này diễn ra ở hầu hết các lĩnh vực: kinh tế, chính trị…Tuy không xảy ra chiến tranh thế giới nhưng tình hình thế giới rất căng thẳng và đã dẫn đến một số cuộc chiến tranh cục bộ Câu 3. Bảng so sánh vé phong trào dân tộc ở Việt Nam trong những năm cuối thế kỉ XIX với phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX |
* Tại sao nói phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX có bước tiến mới so với phong trào cuối thế kỉ XIX?
– Phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX đã đoạn tuyệt với chế độ phong kiến, hướng tới xây dựng một xã hội tiến bộ ở nước ta,đã kết hợp độc lập với tiến bộ xã hội. – Lực lượng tham gia gồm rất nhiều tầng lớp nhân dân…sử dụng nhiều hình thức đấu tranh – Kết hợp giữa xu hướng bạo động và cải cách
Câu 4. Ưu điểm + Xuất phát từ lòng yêu nước, mong muốn dân giàu nước mạnh + Tư tưởng tiến bộ muốn Duy tân phát triển đất nước + Có tác dụng tấn công vào những tư duy bảo thủ và chuẩn bị cho sự ra đời của phong trào Duy tân đổi mới rộng khắp ở Việt Nam đầu thế kỉ XX * Nhược , |
+ Mặc dù có tư tưởng cải cách nhưng vẫn chấp nhận chế độ phong kiến.
+ Chỉ dừng lại ờ những đề nghị cải cách. + Muốn đi theo con đường của Nhật Bản. + Do sự ghen ghét đố kị nhau của các quan lại đương thời. + Hầu hết các sĩ phu đề nghị duy tân đều có quan hệ với đạo Thiện Chúa, với các gìáo sĩ phương Tây. + Do triều định nhà Nguyễn bảo thủ, côchấp không chu thay đối… Câu 5. * Từ năm 1930 —1931:– Kẻ thù: Đế quốc và phong kiến. Mục tiêu: Độc lập dân tộc, ruộng đất cho dân cày * Từ năm 1936 —1939: – Kẻ thù: Không phải là thực dân Pháp nói chung mà là bọn phản động Pháp cùng tay sai không chịu thi hành ở các thuộc địa chính sách của mặt trận nhân dân Pháp. – Mục tiêu: Đấu tranh chống chế độ phân động thuộc địa, chống chủ nghĩa phát xít, chống nguy cơ chiến tranh đòi tự do, dân sinh, dân chủ, cơm áo và hoà bình. * Từ năm 1939 -1945: – Từ tháng 9/1940 – 9/3/1945: + Kẻ thù: Phát xít – để quôc Nhật — Pháp + Mục tiêu: Đánh đố phát xít – để quốc Nhật – Pháp Động Dương hoàn toàn độc lập. – Từ sau 9/3/1945 – 8/1945: + Kẻ thù: Phát xít Nhật + Mục tiêu: Đánh đổ phát xít Nhật Động Dương hoàn toàn độc lập. Câu 6. * Hoàn cảnh lịch sử Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (19/12/1946)– Mặc dù đã kí Hiệp định Sơ bộ 6/3/1946 và tạm ước 14/9/1946, thực dân Pháp vẫn tăng cường các hành động khiêu khích: + Ngày 6/3/1946, Pháp mở mở các cuộc tiến công ta ở Nam BỘ và Nam Trung BỘ. + Ngày 11/19946, quân pháp khiêu khích ta ở Hải Phòng, Lạng Sơn. + Ngày 17/12/1946, thực dân Pháp gây ra vụ tàn sát đẫm máu ở phố Hàng BÚn Hà Nội, chiếm trịụ sở BỘ tài chính. + Ngày 18/12/1946, chúng gửi Tới hậu thư… => Trước hành động của thực dân Pháp, nhân dân ta chỉ còn một con đường đứng lên đấu tranh để bảo vệ độc lập … |
– Ngày 18, 19/12/1946 Đảng họp hội nghị quyết định phát động toàn quốc kháng chiến. Ngay trong đêm 19/12/1946 Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.
* Ý nghĩa lịch sử của Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến. – Là tiếng gọi của non sông đất nước, là mệnh lệnh cách mạng tiến công… – Đã nêu một cách khái quát mục tiêu cơ bản của cuộc kháng chiến… – Là văn kiện lịch sử quan trọng, vạch ra mục đích, tính chất, nội động, triển vọng tất thắng của cuộc kháng chiến… Câu 7. Trình bày các giai đoạn phát triển của cách mạng Lào từ năm 1945 11975.– Sau khi phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh vô điều kiện. Ngày 23/8/1945 nhân dân Lào nổi dậy giành chính quyền. Ngày 12/10/1945 chính phủ Lào tuyên bố nền độc lập. – Từ 1946 – 1954 Lào tiến hành kháng chiến chống thực dân Pháp lần hai: + Tháng 3/1946 Pháp xâm lược Lào lần hai + Dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Đông Dương nhân dân Lào đã giành được nhiều thắng lợi to lớn. + Với thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ( Việt Nam), thực dân Pháp phải kí Hiệp định Giơnevơ (7/1954) công nhận chủ quyền của Lào – Từ 1954 – 1975 Lào tiến hành chống đế quốc Mĩ: + Ngay sau khi kháng chiến chống Pháp thắng lợi, đế quốc Mĩ xâm lược Lào. Dưới sự lãnh đạo của Đảng nhân dân cách mạng Lào và sự giúp đỡ của quân tình nguyện Việt Nam. cuộc kháng chiến giành nhiều thắng lợi to lớn. + Đầu những năm 70 vùng giải phóng chiếm 4/5 lãnh thổ. + Tháng 2/1973 Hiệp định Viêng Chăn lập lại hoà bình ở Lào được kí kết. + Từ tháng 5 -12/1975 quân dân Lào đã nổi dậy giành chính quyền trong cả nước. + Ngày 2/12/1975 nước Cộng hoà Dân chủ nhân dân Lào chính thức được thành lập. Nước Lào bước sang thời kì mới, thời kì xây dựng và phát triển đất nước. * Các chiến địch thế hiện tinh thần đoàn kết chiến đấu của hai dân tộc Lào – Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 -1954): – Trong Đông Xuân 1953 – 1954, quân dân Lào – Việt đã đoàn kết kháng chiến chống thực dân Pháp. + Đầu tháng 12/1953 liên quân Lào – Việt mở cuộc tiến công địch ở Trung Lào tiêu diệt nhiều sinh lực địch, giải phóng th xã Thà Khẹt và uy hiếp Sênô. + Tháng 1/1954, liên quân Lào – Việt tiến công địch ở Thượng Lào giải phóng Phong Xa Li. => Những chiến dịch của quân dân Lào – Việt đã góp phần làm cho kế hoạch quân sự Na va của thực dân Pháp bước đầu bị phá sản. Những chuyên mục hay của Lịch sử lớp 12:
|