24/06/2018, 17:14

Đề thi bồi dưỡng học sinh giỏi- Đề số 17 – Lịch sử 12

ĐỀ SỐ 17 (Đề thi HSG lớp 12, Quảng Nam, năm 2013 -2014) Câu 1 (3,0 điểm) Nêu hoàn cảnh dẫn đến Hội nghị hợp nhất các tổ chức Cộng sản Việt Nam vào đầu năm 1930. Phân tích vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với Hội nghị hợp nhất đó. Câu 2 (3,0 điểm) Trình bày những thành tựu ...

ĐỀ SỐ 17

(Đề thi HSG lớp 12, Quảng Nam, năm 2013 -2014)

Câu 1 (3,0 điểm)

Nêu hoàn cảnh dẫn đến Hội nghị hợp nhất các tổ chức Cộng sản Việt Nam vào đầu năm 1930. Phân tích vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với Hội nghị hợp nhất đó.

Câu 2 (3,0 điểm)  

Trình bày những thành tựu và nguyên nhân phát triển khoa học — kỹ thuật của Mỹ nửa sau thế kỉ XX. Tác động của những thành tựu khoa học — kỹ thuật này đối với nước Mỹ và thế giới như thế nào?

Câu 3 (3,0 điểm)

Trình bày và nhận xét chủ trương tập hợp lực lượng của Đảng Cộng sản Đông Dương trong phong trào dân chủ 1936 – 1939 và phong trào giải phóng dân tộc 1939- 1945.

Câu 4 (3,0 điểm)

Trình bày cuộc đấu tranh ngoại giao của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà từ ngày 6/3/1946 đến trước ngày 19/12/1946.

Câu 5 (3,0 điểm)

Điểm khác biệt cơ bản về phương thức tiến hành chiến lược Chiến tranh đặc biệt với chiến lược Chiến tranh cục bộ của Mỹ ở miền Nam Việt Nam. Nêu những thắng lợi quân sự của quân dân miền Nam chống chiến lược Chiến tranh cục bộ của Mỹ (1965 – 1968) và ý nghĩa lịch sử của những thắng lợi đó.

Câu 6 (2,5 điểm)

Nêu những sự kiện thể hiện sự đoàn kết chiến đấu của ba nước Đông Dương trong cuộc kháng chiến chống ngoại xâm từ 1945 – 1975. Cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954) của nhân dân ba nước Đông Dương có những điểm chung nào?

Câu 7 (2, 5 điểm)

Nêu những sự kiện của lịch sử thế giới diễn ra trong năm 1949. Những sự kiện này có ảnh hưởng như thế nào đến trật tự thế giới và quan hệ quốc tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

HƯỚNG DẪN

 Câu 1: Nêu hoàn cảnh dẫn đến Hội nghị hợp nhất các tổ chức Cộng sản Việt Nam vào đầu năm 1930.

+ Năm 1929 phong trào… Sự ra đời của ba tổ chức cộng sản vào năm 1929..

Ba tổ chức cộng sản hoạt động riêng rẽ, công kích lẫn nhau, tranh giành ảnh hưởng của nhau gây trở ngại lớn cho phong trào cách mạng. Yêu cầu bức thiết của cách mạng Việt Nam lúc này là phải có một Đảng Cộng sản thống nhất trong cả nước.

+ Trước tình hình đó, Nguyễn Ái Quốc với chức trách là phái viên của Quốc tế Cộng sản có quyền quyết định mọi vấn đề liên quan tới phong trào cách mạng c Động Dương… chịu trách nhiệm thống nhất các lực lượng cộng sản ở Việt Nam thành một Đảng Cộng sản duy nhất. Từ Xiêm (Thái Lan) về Hương cảng (Trung Quốc). Nguyễn Ái Quốc triệu tập và chủ trì Hội nghị hợp nhất…

*   Vai trò…

+ Với tư cách là đặc phái viên của Quốc tế cộng sản, người sáng lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên và đào tạo đội ngũ cán bộ cách mạng… Nguyễn Ái Quốc chủ động triệu tập các đại biểu tham dự Hội nghị…

+ Với tư cách là người người chịu trách nhiệm…, đồng thời là người có uy tín

năng lực và có sự chuẩn bị chu đáo nên Nguyễn Ái Quốc đã chủ trì thành công hội nghị:

–    Phê phán những quan điểm sai lầm… hợp nhất các tổ chức thành một tổ chức duy nhất.

–    Việc xác định tên Đảng… phù hợp nên các đại biểu nhất trí.

–     Nguyễn Ai Quốc đã chuẩn bị những văn kiện quan trọng của Hội nghị nhi Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Điều lệ Đảng vắn tắt… còn gọi là Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng… có tầm quan trọng dẫn đến sự thành công của Hội nghị hợp nhất và thắng lợi của Cách mạng Việt Nam về sau…

+ Hội nghị hợp nhất… mang tầm vóc lịch sử của một đại hội thành lập Đảng

Nguyễn Ái Quốc là người chủ động triệu tập và chủ trì thành công Hội nghị hợp nhất sáng lập ra Đảng Cộng sản Việt Nam.

Câu 2. * Trình bày những thành tựu:

+ Mỹ là nước khởi đầu cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại và đã đã được nhiều thành tựu lớn.

+ Dẫn đầu thế giới các lĩnh vực chế tạo công cụ sản xuất mới (máy tính điện tử máy tự động), năng lượng mới (nguyên tử, nhiệt hạch), vật liệu mới (polime, vậ liệu tổng hợp), sản xuất vũ khí (bom nguyên tử, nhiệt hạch, tên lửa đạn đạo…chinh phục vũ trụ (đưa người lên mặt trăng .năm 1969, thám hiểm sao Hỏa), đi đến cuộc cách mạng xanh trong nông nghiệp.

+ Số lượng đội ngũ chuyên gia động nhất thế giới: Mỹ chiếm 1/3 số lượng bản quyền phát minh sáng chế của toàn thế giới, về số lượt người nhận giải Nô-ben (286/755 giải, tính đến năm 2003).

*   Nguyên nhân phát triển:

+ Trong Chiến tranh thế giới thứ II, rất nhiều nhà khoa học sang Mỹ t nạn. do đó, Mỹ có điều kiện khởi đầu cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật lần thứ II.

+ Chính sách thu hút và sử dụng nhân tài của nhà nước Mỹ phù hợp.

+ Kinh tế của Mỹ phát triển tạo điều kiện thuận lợi cho khoa học – kỹ thuật phát triển và đòi hỏi khoa học – kĩ thuật phải giải quyết những vấn đề do kinh tế đặt ra

*   Tác động:

+ Đối với nước Mỹ: thúc đẩy kinh tế Mỹ phát triển nhanh chóng, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân Mỹ…

+ Đối với thế giới: góp phần vào sự phát triển của thế giới…

Câu 3. 1. Phong trào dân chủ 1936 -1939:

+ Chủ trương tập hợp lực lượng: thành lập Mặt trận Thống nhất nhân dân phân để Đông Dương (1936) sau đó lại là Mặt trận Dân chủ Đông Dương (1938) nhằm tập hợp đông đảo các tầng lớp, giai cấp ở Đông Dương để thực hiện nhiệm vụ chống chế độ phân động thuộc địa, chống phát xít, chống chiến tranh, đòi tự do, dân chủ, dân sinh, cơm áo, hoà bình…

+ Nhận xét: Chủ trương trên là sự vận dụng sáng tạo phù hợp với hoàn cảnh mới, đáp ứng được yêu cầu cụ thế của cuộc vận động dân chủ; đoàn kết mọi lực lượng chống phát xít và phân động thuộc địa… Đồng thời, chủ trương trên khắc phục hạn chế của Luận cương chính trị.

2. Phong trào giải phóng dân tộc 1939 -1945:

a)    Chủ trương tập hợp lực lượng:

+ Hội nghị Trung ương Đảng (11/1939) chủ trương thành lập Mặt trận Thống nhất dân tộc phân để Động Dương nhằm tập hợp đông đảo các tầng lớp, giai cấp để thực hiện nhiệm vụ giải phóng dân tộc.

+ Hội nghị Trung ương Đảng (5/1941) chủ trương thành lập Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh, đổi tên các Hội phản đế thành Hội Cứu quốc nhằm tập hợp rộng rãi các tầng lớp, giai cấp và các cá nhân yêu nước vào thực hiện nhiệm vụ giải phóng dân tộc.

b)    Nhận xét: Chủ trương trên đã huy động đến mức cao nhất lực lượng toàn dân tộc thực hiện nhiệm vụ giải phóng dân tộc, giành độc lập. Khẳng định chủ trương đúng đắn trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng, góp phần trực tiếp đưa Cách mạng tháng Tám đến thành công.

Câu 4.  Hoàn cảnh:

+ Hiệp ước Pháp – Hoa (2/1946) đặt ta vào tình trạng phải chọn một trong hai con đường* cầm súng đánh Pháp hoặc tạm hoà với Pháp để tránh một lúc phải đối phó với nhiều kẻ thù.

+ Ngày 3/3/1946, Đảng ta họp và quyết định chọn giải pháp hoà để tiến

2. Hoà hoãn với Pháp đuổi Trung Hoa Đàn quốc và tay sai:

a)    Ngày 6/3/1946, Hiêp dinh sơ bộ được kí kết tại Hà Nội giữa Hồ Chí Minh đại diện cho Chính phủ Việt Nam Dán chủ Cộng hoà và G. Xanh-tơ-ni đại diện Chính phủ Pháp.

–    Nội dung:

+ Pháp công nhận Việt Nam là quốc gia tự do có chính phủ riêng, quân đội riêng, nghị viện riêng, tài chính riêng nhưng vẫn nằm trong khối Liên hiệp Pháp.

+ Việt Nam cho 15.000 quân Pháp ra Bắc thay Trung Hoa Dân quốc trong thời hạn 5 năm.

+ Hai bên ngừng mọi cuộc xung đột…

–    Tác dụng:

–  Tránh được cuộc chiến tranh bất lợi vi chống lại nhiều kẻ thù cùng một lúc, đẩy nhanh được 20 vạn quân Trung Hoa Dân quốc cùng với tay sai ra khỏi nước ta, có thêm thời gian hoà bình để củng cố chính quyền cách mạng, chuẩn bị lực lượng về mọi mặt…

b)    Tạm ước Việt Pháp (14/9/1946):

+ Sau khi kí Hiệp định sơ bộ, Pháp tiếp tục khiêu khích ở Nam BỘ… Ta kiện quyết đấu tranh tại Hội nghị Phống-ten-nơ-bịlô nhưng thất bại. Quan hệ Việt Pháp trở nên căng thẳng, nguy cơ chiến tranh kề gần.

+ Với tư cách là thượng khách của Chính phủ Pháp, Chủ tịch Hồ Chí Minh kí Tạm ước (14/9/1946) với Pháp, nhượng thêm cho Pháp một số quyền lợi kinh tế, văn hóa ở Động Dương..ta tranh thủ thêm thời gian hoà bình xây dựng lực lượng, chuẩn bị bước vào cuộc kháng chiến lâu dài.

Câu 5. a) Điểm khác biệt cơ bản về phương thức tiến hành…

+ Chiến lược chiến tranh đặc biệt tiến hành bằng lực lượng chủ yếu là quân đội Sài Gòn đặt dưới sự chỉ huy của hệ thống cố vấn Mỹ, dựa vào vũ khí, trang bị kỹ thuật, phương tiện chiến tranh của Mỹ.

+ Chiến lược chiến tranh cục bộ được tiến hành bằng quân đội Mỹ, quân một số nước đồng minh của Mỹ và quân đội Sài Gòn.

b) Nêu những thắng lợi quân sự và ý nghĩa …

+ Chiến thắng Vạn Tường (18/8/1965) mở ra khả năng ta có thể tháng Mĩ trong chiến tranh cục bộ…

+ Đánh bại 2 cuộc phản công chiến lược mùa khô 1965 — 1966 và 1966 – 1967 tạo thời cơ để ta tiến hành Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968.

+ Cuộc Tổng tiến công và nội dậy Xuân Mậu Thân 1968.

–    Làm lung lay ý chí xâm lược của quân M buộc Mỹ phải tuyên bố phi Mĩ hóa chiến tranh xâm lược (tức là thừa nhận sự thất bại của Chiến tranh cục bộ).

–    Buộc Mỹ chấm dứt không điều kiện chiến tranh phá hoại miền Bắc, chịu đến Pari đàm phán với ta.

–    Mở ra bước ngoặt của cuộc kháng chiến chống Mĩ. cứu nước.

Câu 6. a) Nêu những sự kiện thể hiện sự đoàn kết, chiến đấu của 3 nước Đông Dương trong cuộc kháng chiến chống gìăc ngoai xâm từ 1945 – 1975:

+ Tháng 3/1951, Liên minh nhân dân Việt – Miền – Lào thành lập đã tăng cường khối đoàn kết chiến đấu chống kẻ thù chung thực dân Pháp xâm lược.

+ Xuân – hè 1953, quân Lào – Việt mở chiến dịch Thượng Lào…

+ Tháng 12/1953, quân Lào – Việt tiến công Pháp ở Trung Lào, giải phóng khu vực rộng lớn và uy hiếp Xavanakhet và Sênổ.

+ Tháng 1/1954, quân Lào – Việt tiến công địch ở Thượng Lào, giải phóng lưu vực sống Nậm Hu, toàn tỉnh Phongxali và uy hiếp Luông Pha bịăng và Mường Sài.

+ Từ ngày 24 — 25/4/1970, Hội nghị cấp cao của 3 nước Đông Dương họp đã biểu thị tinh đoàn kết, quyết tâm chiến đấu chống Mỹ.

+ Từ ngày 30/4 – 30/6/1970, quân đội Việt Nam – Campchia đập tan cuộc hành quân xâm lược Campuchia của quân Mĩ — Sài Gòn…

+ Từ ngày 12/2 – 23/3/1971, quân đội Việt – Lào đập tan cuộc hành quân của Mỹ – Sài Gòn ở Đường 9 – Nam Lào…

b) Cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954) của nhân dân ba nước Đông Dương có những điểm chung nào?

+ Có kẻ thù chung để quốc Pháp và can thiệp Mỹ.

+ Có sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương (Riêng Campuchia, từ năm 1951, Đảng nhân dân Cách mạng Campuchia…).

+ Cuộc chiến đấu đưa đến kết quả chung: Hiệp định Giơnevơ công nhận các quyền dân tộc cơ bản của 3 nước Đông Dương.

Câu 7 a) Nêu những sự kiện của lịch sử thế giới diễn ra trong năm 1949.

+ Nàm 1949, là môc đánh dâu các nước Động Au đã hoàn thành cơ bản cách mạng (ỈÁn chu nhon dan…

+ Xàm 1949. Liên Xô đã chế tạo thành công bịom nguyên tử phá vỡ thế độc quyển bịom nguyên tử của Mỹ.

+ Ngày 8/1/1949, Liên Xô và các nước Đông Âu đã thành lập tổ chức Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) nhằm hợp tác về kinh tế, khoa học — kỹ thuật…

+ Tháng 4/1949, Mỹ và 11 nước phương Tây thành lập khối quân sự – Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) để chống lại Liên Xô và Đông Âu.

+ Tháng 9/ 1949, Cộng hoà Liên bang Đức ra đời (chế độ tư bản chủ nghĩa).

+ Tháng 10/1949, Cộng hoà Dân chủ Đức ra đời (chế độ xã hội chủ nghĩa).

+ Ngày 1/10/1949, nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa ra đời.

bị) Ảnh hưởng đến trật tự thế giới và quan hệ quốc tế sau Chiến tranh…

+ Những sự kiện trên góp phần hình thành trật tự 2 cực, hai phe:

—          Hệ thống xã hội chủ nghĩa được hình thành và mở rộng (sự ra đời của nước Cộng hoà Dân chủ Đức, hoàn thành cách mạng dân chủ nhân dân Động Âu,…).

–  Mỹ lôi kéo các nước Tây Âu để chống lại Liên xô và các nước Động Au…

+ Những sự kiện tạo nên sự đối đầu (quan hệ Chiến tranh lạnh) giữa 2 cực, hai phe.

Những chuyên mục hay của Lịch sử lớp 12:

  • Giải bài tập Sách giáo khoa môn Lịch sử lớp 12
  • Câu hỏi ôn tập môn Lịch sử lớp 12
  • Đáp án môn Lịch sử lớp 12
  • Đề thi học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 12
0