23/05/2018, 15:39

Bệnh hại đu đủ

Bệnh thối gốc (nấm Pythium spp) Đây là bệnh phổ biến trên ở nhiều nơi và thường phát triển nặng vào đầu mùa mưa. Thường cây được 2-3 năm tuổi dễ bị nhiễm bệnh, tuy vậy, cây non ngay trong líp ươm cũng có thể bị nhiễm bệnh, bị héo gục hoặc sẽ mang mầm bệnh từ đất và sẽ phát bệnh sau khi trồng, ...

Bệnh thối gốc (nấm Pythium spp)

Đây là bệnh phổ biến trên ở nhiều nơi và thường phát triển nặng vào đầu mùa mưa.

Thường cây được 2-3 năm tuổi dễ bị nhiễm bệnh, tuy vậy, cây non ngay trong líp ươm cũng có thể bị nhiễm bệnh, bị héo gục hoặc sẽ mang mầm bệnh từ đất và sẽ phát bệnh sau khi trồng, nếu có điều kiện thuận lợi.

Cây đu đủ bệnh có là màu vàng, rũ và rụng đi; trái cũng bị rụng; gốc thân nơi tiếp giáp mặt đất, bị úng thành mảng rồi lan dần ra khắp chu vi thân đổi sang màu nâu, hay đen rồi bị thối đi. Vỏ vùng thối bị rữa nên phần mô bên trong lộ ra, trông giống như tổ ong. Do gốc bị thối, cây sẽ bị ngả ngang và chết, do bệnh lan dần xuống nên rễ cũng bị hư.

Bệnh chủ yếu do loài Pythium aphananider- matum gây ra. Nấm bệnh lưu tồn trong xác bã cây bệnh có trong đất và sinh sản rất nhiều noãn bào tử dể lây lan.

Bệnh phát triển mạnh nhất khi trời nóng, ẩm. Ẩm độ quanh gốc cây càng cao, bệnh phát triển càng mạnh.

Có thể phòng trị bằng cách:

Đất trồng phải cao ráo, thoát nước tốt, tránh phủ sát gốc hay tạo quá ẩm ở vùng gốc.

Cây mới nhiễm bệnh có thể dùng dao khoét bỏ phần bị bệnh và bôi thuốc. Các cây bệnh nặng nên nhổ, đào cả rễ và đô’t đi.

Phun vào gốc cây hay tưới vào đất quanh gốc bằng Kocide, hay thuốc có gốc đồng.

Khử đất bằng vôi bột mới khoảng 200 kg/ha đất mặt líp và khử hột trước khi gieo bằng Cantop 72 WP hay các loại thuốc nêu trên.

Bệnh đốm lá (nấm Phyllosticta sulata)

Trên lá đốm bệnh có hình tròn, hình trứng, hoặc thon dài hay bất dạng. Vùng giữa vết bệnh có màu bạc trắng; viền có màu vàng hay nâu, vùng bệnh khô và mỏng dần rồi rách đi.

Mầm bệnh lưu tồn rất lâu trong các xác lá cây bệnh và phát tán theo gió để lây lan. Có thể phun ngừa thường kỳ bằng hỗn hợp vôi và nên tiêu hủy xác lá bị bệnh để diệt nguồn bệnh lây lan.

Bệnh cháy lá

(nấm Helminthosporium rostratum)

Phần chóp của các lá bên dưới có các đốm úng nước, lan dần vào bên trong lá làm lá bị nâu và khô đi. Nếu nhiễm nặng cuống lá bị héo, mềm và lá bị rụng.

Bệnh phấn trắng

Mặt dưới lá bị đóng phấn màu trắng, nếu nhiễm nặng lá sẽ phát triển kém, có thể bị biến dạng chút ít, trái cũng bị các đốm phấn trắng tròn hay bầu dục và phát triển kém.

Bệnh đốm vòng

(do siêu vi khuẩn Papaya Rỉngspot Vỉrus)

Cùng với bệnh khảm, bệnh đốm vòng cũng khá phổ biến và nghiêm trọng cho đu đủ ở Đồng bằng sông Cửu Long.

Đặc điểm chính của bệnh đốm vòng là làm lùn cây, sản lượng trái bị giảm, lá bị khảm và biến dạng; tạo đốm có dạng như một cái vòng màu xanh mờ trên trái, cuống lá hay tạo các sọc xanh trên ngọn thân và cuống lá. Ở trái khi chín, các vòng lộ rõ có màu vàng, trái bị nhạt, do siêu vỉ khuẩn đã làm giảm lượng đường trong trái.

Ở mặt trên của các đọt, vùng mô lá ở giữa gân phụ và gân nhánh bị nhăn phồng. Bìa lá non bị cuốn vồng vào theo mặt dưới lá. Bìa lá già thì cuốn lên.

Siêu vi khuẩn gây bệnh không truyền qua hột của trái bệnh. Chúng thường lây truyền qua các vết thương cơ học hoặc do nhiều loài rầy mềm làm môi giới, như Myzus persỉcae (rầy mềm trên bầu, bí, dưa quan trọng nhất) và các loại rầy mềm khác.

Có thể phòng bệnh bằng cách:

Chọn cây con giống trồng ban đầu thật khỏe, không có triệu chứng bệnh.

Theo dõi để phát hiện sớm cây bệnh và mạnh dạn hủy bỏ một vài cây nhiễm bệnh ban đầu để hạn chế lây lan.

Hạn chế việc trồng xen các loại cây thuộc họ bầu, bí, dưa trong vườn đu đủ hoặc ở khu vực lân cận, để hạn chế côn trùng truyền bệnh, và người ta cũng nghi ngờ mầm bệnh này có thể lây truyền cho nhau qua tuyến trùng.

Tạo điều kiện cho cây phát triển mạnh, nhất là phải chăm sóc thật tốt ở giai đoạn trước khi trổ bông , như bón phân đủ và cân đối, cung cấp thêm các phân vi lượng có trong các hợp chất dưỡng cây được phép lưu hành trên thị trường, nhằm giúp cây có thể đề kháng phần nào sự phát triển của bệnh.

Tránh những công tác có thể làm lây từ các cây bệnh sang các cây lành theo dựng cụ qua những vết xây xát trên cây.

Do bệnh thường lây lan bởi các côn trùng chích hút nhất là các loại rầy mềm, vì vậy việc phòng chống hoặc hạn chế côn trùng chích hút cũng góp phần hạn chế việc lây bệnh; khó thực hiện do phải phun ngừa thường xuyên và định kỳ thì mới có kết quả; có thể sử dụng thuốc như ở phần phòng trị côn trùng.

Bệnh Khảm

(do siêu vi khuẩn Papaya Mosaic Virus)

Bệnh phổ biến và quan trọng ở nhiều nơi trên thế giới và rất quan trọng ở Đồng bằng sông Cửu Long.

Cây con mới trồng cũng có thể bị nhiễm bệnh nhưng thường thấy ở các cây được 1 — 2 năm tuổi. Cây bệnh có lá bị khảm gồm nhiều vết xanh vàng lẫn lộn, khảm càng nặng, lá càng biến sang màu vàng. Lá bệnh bị nhỏ lại, biến dạng, số thùy lá gia tăng, nhản phồng. Lá già bị rụng nhiều, chỉ chừa lại chùm lá bị khảm vàng ở ngọn. Trái nhỏ, biến dạng, chai sượng.

Siêu vi khuẩn không truyền bệnh qua hột, nhưng lây truyền dễ dàng qua các vết thương. Trong tự nhiên, bệnh có thể do các côn trùng, chủ yếu là rầy mềm, gồm nhiều loài như : Aphis gossypii (trên bông vải, cà), Myzuz persicae (trên các loại cải). Trong đó Myzus persicae là quan trọng nhất.

Trong điều kiện tự nhiên dường như chỉ có đu đủ hoặc có thể có thêm một số loài cây khác thuộc họ bầu bí là bị nhiễm bệnh này. Áp dụng các biện pháp phòng bệnh chung giống như đối với bệnh đốm vòng.

Bệnh thối trái

Đây là bệnh khá phổ biến và quan trọng trên trái đu đủ trong quá trình tồn trữ sau khi thu hoạch. Có nhiều loại nấm (Rhizopus, Colỉetotri- chum, Ascochyta, Botryodiplodia,Phomopsis, Macrophoma, Fusarium, Alternaria) gây các triệu chứng khác nhau, tuy nhiên có thể áp dụng các biện pháp phòng ngừa chung như sau :

Thu hoạch tránh làm xây xát trái, nếu có điều kiện nên sớm đưa trữ lạnh ở 10°c.

Ngâm trái vào nước nóng 50°c trong 20 phút sau khi thu hoạch.

Phun ngừa lên trái bằng Mancozeb, hay Benomyl 50 WP.

Bệnh do tuyến trùng (Meloidogyne incognita và Rotyỉenchulus reniformis)

Bệnh do tuyến trùng (Meloidogyne incognita và Rotyỉenchulus reniformis)

Cả hai loại tuyến trùng đều phá hại rễ và gây thiệt hại cho đu đủ. Cây con nhiễm nặng có thể bị chết và cây Ịớn có thể giảm sức tăng trưởng, có thể dùng các loại thuốc trị tuyến trùng như Mocap tưới xung quanh vùng rễ cây.

Trong việc áp dụng thuốc dể phòng trừ sâu bệnh trên du đủ,cần chú ý:

Đu đủ rất dễ bị cháy lá do dó nên phun thuốc vào buổi chiều mát và liều lượng vừa phải như hướng dẫn trên nhăn thuốc.

0