Đặc điểm quá trình tiêu hóa thức ăn của dê
có sự khác nhau giữa dê con và dê lớn bởi vì dê con chủ yếu bú sữa mẹ và các chất dinh dưỡng dễ hấp thu hơn. Quá trình tiêu hóa ở dê con Thức ăn chủ yếu của dê con là sữa mẹ, dê con chưa có khả năng tiêu hóa được các loại thức ăn thô. Khi dê con bú sữa được chảy theo rãnh thực quản xuống ...
có sự khác nhau giữa dê con và dê lớn bởi vì dê con chủ yếu bú sữa mẹ và các chất dinh dưỡng dễ hấp thu hơn.
Quá trình tiêu hóa ở dê con
Thức ăn chủ yếu của dê con là sữa mẹ, dê con chưa có khả năng tiêu hóa được các loại thức ăn thô.
Khi dê con bú sữa được chảy theo rãnh thực quản xuống thẳng dạ múi khế, nhờ vào các men có trong dạ múi khế và ruột non mà sữa được chuyển hóa thành dưỡng chấp và được hấp thu.
Sữa đầu của dê giàu chất dinh dưỡng và có kháng thể, do đó dê con đẻ ra khoảng 30 phút đến 1 giờ cần phải cho bú sữa đầu để dê con có đủ dinh dưỡng và tăng sức đề kháng.
Khi dê mới sinh ra hệ vi sinh vật dạ cỏ chưa phát triển, sau khi sinh ra ít ngày thì dê con bắt đầu tập ăn, khoảng 2 – 3 tuần tuổi dê con bắt đầu tiêu hóa được một lượng nhỏ thức ăn thô xanh mềm, lúc này thì hệ vi sinh vật trong dạ có mới dần dần phát triển. Do đó cần nuôi dưỡng và chăm sóc tốt dê con ở giai đoạn này. Dê con và dê mẹ
Quá trình tiêu hóa ở dê lớn
– Sự nhai lại : Dê lấy thức ăn và nhai chưa kỹ đã đưa xuống dạ cỏ, ở đây thức ăn được nhào trộn làm mềm đi và lên men. Phần thức ăn chưa được nghiền nhỏ được ợ lên miệng và nhai lại. Thời gian nhai lại của dê thường vào ban đêm khoảng từ 22 giờ đến 3 giờ hoặc nhai lại lúc nghỉ ngơi xen kẽ giữa các lần ăn cỏ. Dê trưởng thành nhai lại từ 6 – 8 đợt/ngày đêm, dê con nhai lại khoảng 15 – 16 đợt/ngày đêm, mỗi lần nhai lại khoảng 20 – 60 giây.
Trong quá trình nhai lại lượng nước bọt tiết ra khoảng 6 – 10 lít/ngày đêm, lớn gấp 3 lần so với lượng nước bọt tiết ra khi ăn. Nước bọt tiết ra có tác dụng trung hòa axit béo sinh ra do quá trình lên men trong dạ cỏ, giúp ổn địn pH trong dạ cỏ tạo điều kiện thuận lợi chi vi sinh vật dạ cỏ hoạt động.
Nếu cho ăn quá nhiều thức ăn tinh hoặc thức ăn nghiền quá nhỏ thì quá trình nhai lại sẽ giảm, lượng nước bọt tiết ra ít và dê có nguy cơ bị axit dạ cỏ, gây rối loạn quá trình tiêu hóa.
– Quá trình tiêu hóa ở dạ cỏ : Quá trình tiêu hóa trong dạ cỏ không nhờ vào các enzyme tiêu hóa, mà hoàn toàn nhờ vào quá trình lên men của các vi sinh vật sống cộng sinh trong dạ cỏ.
+ Chuyển hóa Gluxit : Khoảng 60 – 90 gluxit được lên men trong dạ cỏ sinh ra các đường đơn. Các đường đơn này được vi sinh vật tiếp tục lên men tạo ra axit béo bay hơi, năng lượng (ATP), ngoài ra còn các khí như CO2, CH4.
+ Chuyển hóa protein và chất chứa N : Protein và phi protein được vi sinh vật dạ cỏ lên men tạo thành NH3, tiếp đó vi sinh vật sử dụng NH3 để tạo thành protein cho cơ thể vi sinh vật. Protein xác của các vi sinh vật này đưa xuống dạ múi khế và ruột non được phân giải và hấp thu.
+ Chuyển hóa lipit : Lipit của thức ăn được vi sinh vật phân giải tạo thành axit béo và glyxeryl, sau đó các vi sinh vật lại sử dụng axit béo sinh ra để tổng hợp thành lipit của vi sinh vật. Lipit trong xác của các vi sinh vật này đưa xuống ruột non được phân giải và hấp thu.