Phân loại thức ăn cho dê, thỏ
Phân loại thức ăn theo nguồn gốc Phân loại theo nguồn gốc có thể phân thành 8 loại Thức ăn thô khô Gồm tất cả các loại cỏ xanh tự nhiên thu cắt và các loại phế phụ phẩm của đem phơi khô có hàm lượng trên 18% đều là thức ăn thô khô. Ví dụ : Thức ăn thô khô hoặc hoà thảo, rơm dạ, dây ...
Phân loại thức ăn theo nguồn gốc
Phân loại theo nguồn gốc có thể phân thành 8 loại
Thức ăn thô khô
Gồm tất cả các loại cỏ xanh tự nhiên thu cắt và các loại phế phụ phẩm của đem phơi khô có hàm lượng trên 18% đều là thức ăn thô khô.
Ví dụ : Thức ăn thô khô hoặc hoà thảo, rơm dạ, dây lang, dây lạc, thân cây ngô phơi khô….
Thức ăn xanh
Tất cả các loại cỏ trồng, cỏ tự nhiên, các loại rau xanh cho gia súc sử dụng ở trạng thái tươi, xanh bao gồm : rau muống, lá bắp cải, xu hào, cỏ voi, cả pangola…
Thức ăn ủ xanh
Bao gồm tất cả các loại thức ăn xanh, các loại cỏ thuốc họ hoà thảo hoặc thân bã phụ phẩm của ngành trồng trọt như thân lá lạc, bã mía, vỏ chuối thân cây ngô…. đem ủ xanh.
Thức ăn giàu năng lượng
Tất cả các loại thức ăn có hàm lượng protein < 20% và xơ thô < 18%. Bao gồm các loại hạt ngũ cố như : ngô, gạo, cám ngô, cám mì…. phế phụ phẩm của ngành xay xát như cám gạo cám ngô, cám mỳ, tấm… Ngoài ra còn các loại củ quả như sắn khoai lang khoai tây, bí đỏ….
Thức ăn bổ sung protein
Bao gồm tất cả các loại thức ăn có hàm lượng protein > 20%. xơ nhỏ hơn 18%.
Gồm thức ăn bổ sung protein có nguồn gốc động vật : bột cá, bột thịt, sữa bột, bột thịt xương, bột máu…
Thức ăn bổ sung protein có nguồn gốc thực vật như : đỗ tương, lạc, khô dầu đỗ tương, khô dầu lạc….
Thức ăn bổ sung khoáng
Gồm bọt vỏ sò, bột đá, vỏ hến, bột xương, ….
Thức ăn bổ sung vitamin
Gồm các loại vitamin B. complex, ADE, Premix vitamin, polyvit….
Các loại thức ăn bổ sung khác
Các chất phụ gia, kháng sinh, chất tạo mùi, các chất kích thước sinh trưởng, chất chống oxy hóa, thuốc phòng bệnh….
Phân loại thức ăn theo thành phần hóa học
Nhóm thức ăn xanh
– Là loại thức ăn mà ngời và gia súc đều sử dụng ở trạng thái tơi. Thức ăn xanh chiếm tỷ lệ khá cao trong khẩu phần đối với loài nhai lại.
– Thức ăn xanh chia thành 2 loại chính :
+ Nhóm cỏ hoà thảo như cỏ ở bãi chăn, cỏ trồng, thân lá cây ngô….
+ Nhóm cây họ đậu như cỏ Stylo, lá keo dậu, chè khổng lồ….
Nhóm thức ăn cung cấp năng lượng
– Nhóm thức ăn hạt ngũ cốc và các sản phẩm phụ : Hạt ngũ cốc gồm : Lúa, ngô, đại mạch, mỳ…. Sản phẩm của hạt ngũ cốc gồm cám, tấm bổi, trấu.
– Nhóm thức ăn củ quả bao gồm : củ cải đường, cà rốt, khoai tây, khoai lang, khoai sọ, sắn cà chua, bí đỏ…
Nhóm thức ăn cung cấp protein
– Nhóm thức ăn cung cấp protein động vật bao gồm : Bột cá, bột thịt, bột máu, bột sữa, bột thịt xương
– Nhóm thức ăn chung cấp protein thực vật bao gồm. Đỗ tương, lạc, khô đầu đỗ tương, khô dầu lạc…
Nhóm thức ăn cung cấp khoáng, cung cấp vitamin
Nhóm thức ăn này bao gồm : Bột xương, bột vỏ sò, bột đá, bột cỏ ….Ngoài ra bột cỏ khô còn có nhiều vitamin B2, Cholin, vitamin D, E.
Một số thức ăn bổ sung khác
Nhóm thức ăn này bao gồm : Urê, kháng sinh, men vi sinh vật….
Thức ăn hỗn hợp
– Thức ăn hỗn hợp tinh : Bao gồm chủ yếu là các loại nguyên liệu thức ăn tinh, có giá trị dinh dỡng cao đem hỗn hợp lại với nhau mà thành.
– Thức ăn hỗn hợp bổ sung : Bao gồm nhiều loại hỗn hợp như là hỗn hợp bổ sung axit amin thiết yếu, bổ sung khoáng, bổ sung vitamin, kháng
sinh… các nguyên liệu của các loại thức ăn này đều được sản xuất bằng công nghiệp hoá dược.
– Thức ăn đậm đặc : Là loại thức ăn thường được sản xuất ở dạng bột (hàm lượng protein từ 35 – 40%) vì ở dạng bột nó mới có thể hỗn hợp tiếp với thức ăn hỗn hợp tinh để pha loãng.
– Thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh : Đây là loại thức ăn có hàm lượng dinh dưỡng hoàn chỉnh, cân đối, phù hợp với từng đối tượng ở các giai đoạn phát triển khác nhau.