Thức ăn của chim Khướu
Nếu nuôi để mà sống thì ta cho Khướu ăn thức ăn gì cũng được. Thậm chí tập cho nó thói quen ăn tạp như ở trong rừng, nay thứ này, mai thứ nọ cũng quen đi. Còn nuôi để cho giữ được sức khỏe dẻo dai, lại hót hay (Chúng ta nuôi Khướu mục đích chính là để khai thắc triệt để giọng hót của nó kia mà?) ...
Nếu nuôi để mà sống thì ta cho Khướu ăn thức ăn gì cũng được. Thậm chí tập cho nó thói quen ăn tạp như ở trong rừng, nay thứ này, mai thứ nọ cũng quen đi.
Còn nuôi để cho giữ được sức khỏe dẻo dai, lại hót hay (Chúng ta nuôi Khướu mục đích chính là để khai thắc triệt để giọng hót của nó kia mà?) thì phải tìm cho Khướu một chế độ ăn uống hợp lý, vừa lợi cho nó mà cũng giản tiện cho mình, như vậy mới có lợi.
Thức ăn gọi là lợi cho Khướu là giúp nó giữ được sức khỏe để căng lửa mà hót hay, còn giản tiện cho mình là chỉ bỏ thì giờ ra pha chế một lần là có thể để đành cho chim ăn dần vài tuần hay cả tháng… Đôi khi tìm thức ăn phụ cho chim lại tốn nhiều thì giờ hơn…
Khướu thì dễ nuôi, gần như cho ăn thức ăn gì nó cũng tỏ ra thích khẩu cả. Nhất là về đạm, nó có thể ăn cả thằn lần, cóc nhái, dế, gián và cả thịt bò. Khướu cũng thích ăn chuối như Hoành Hoạch, Chóp mào, Sáo, Cưỡng…
Thức ăn chính của Khướu là gạo rang trộn trứng. Nói là gạo rang, nhưng tốt hơn là dùng tấm để rang, cho Khướu dễ ăn hơn. Hột gạo to, Khướu ăn thường văng ra ngoài vừa phí phạm vừa làm dơ bố lồng.
Cứ một kí lô tấm gạo thì trộn với 20 trứng gà hoặc trứng vịt.
Trước hết, rang tấm cho vàng, sau đó đập vào 20 trứng gà (cả lòng đỏ lẫn tròng trắng) đảo thật đèu đổ trứng bao kín hột tấm. Trộn thêm độ hai muỗng xúp đường cát, hai muỗng xúp sữa bột và hai muỗng xúp hột xương, (bột sò) rồi đem phơi nắng cho thật khô.
Tấm gạo rang trộn trứng này có thể để dành cho Khướu ăn lâu ngày, nhưng mỗi tuần nên đem ra phơi nắng một vài giờ đề tránh bị mốc.
Có người cũng dùng tấm gạo trộn trứng, nhưng lại trộn thêm bột bắp.
Có người lại cho ăn cám hỗn hợp dùng cho gia cầm.
Có người lại nuôi Khướu bằng thức ăn của Chích Chòe, tức là hột đậu phộng trộn trứng. Ăn theo công thức này thco ý chúng tôi vẫn tốt, nhưng phải làm đủ mọi cách để chiết bớt chất dầu trong đậu ra được càng nhiều càng tốt. Vì chất dầu trong đận phộng, Họa Mi và Khướu ăn vào sẽ khản giọng, hót không thanh, giọng không trong trẻo…
Muốn gạn dầu ra khỏi bột đậu phộng thì nên dùng chai cán đậu trên một xấp giấy báo dày để dầu rút hết vào giấy báo. Rồi sau khi trộn bột đậu phộng với trứng đem phơi ra nắng, cũng trải một xấp giấy báo dày ở dưới để dầu rút thêm vào giấy báo thêm một lần nữa. Thậm chí, khi bảo quản bột vào hộp, cũng nên lót kỹ giấy báo dưới đáy và chung quanh hộp để số dầu còn lại trong bột ngắm hết vào giấy báo.
Như phần trên chúng tôi đã trình bày là rất dễ nuôi, rất dễ cho ăn. Nhưng thay đổi thức ăn một cách đột ngột dễ làm cho chim bị sốc một cách đáng tiếc. Một khi chim đã quen với mùi vị của loại thức ăn này thì nó khó chấp nhận mùi vị của thức ăn lạ khác. Khứu giác của loài muông thú rất bén nhạy trong việc này. Nếu do đói quá mà ăn cầm chừng năm ha miếng đó là sự miễn cưỡng, ăn để sống qua cơn đói mà thôi.
Quí vị cũng biết, hễ chim biếng ăn trong vài ngày là bị xuống sức, khó khăn lắm mới vực lên được.
Vì vậy không nên thay đổi thức ăn của chim một cách đột ngột. Nghĩa là hễ trước đây đã cho Khướu ăn thức ăn gì thì nay cứ tiếp tục cho nó ăn mãi thức ăn đó. Với chim bổi thì ta đành chấp nhận, phải tập cho nó quen dần với thức ăn mới, nên có suy cũng phải chịu.
Trong trường hợp cần phải thay đổi một thành phần nào đó trong công thức đã định sẵn thì quí vị nên thay đổi từ từ với tỷ lệ nhỏ, để tập cho chim ăn quen dần dần…
Do đó, khi mua chim của ai về nuôi, để tránh cho chim bị sốc, quí vị nên hỏi han thật rõ về thức ăn của con chim đó ra sao, công thức chế biến thế nào. Ngay cả việc chăm sóc cũng nên hỏi kỹ tường tận… Chắc chắn người bán không vì một lẽ gì mà từ chối trả lời những câu hỏi chính đáng đó của mình.
Ngoài thức ăn chính là tấm gạo rang trộn trứng ra, mỗi ngày ta nên cho Khướu ăn thêm cào cào tươi, thằn lằn, cóc nhái (loại nhỏ) và thịt bò xắt vụn…
Tất nhiên, không phải trong một ngày mà phải cho Khướu ăn tất cả những thứ vừa kể, mà chỉ cần cho ăn một hay vài loại nào đó mà thôi. Có thể là cào cào, hoặc sâu tươi. Nếu không mua được hai thứ đó thì cho ăn vài con dế, hay vài con gián, có thể vài mẩu thịt bò xắt vụn cũng được.
Những thức ăn đạm động vật này có thể thay đổi hằng ngày mà không làm cho Khướu bị sốc. Nghĩa là tiện có thứ gì cho ăn thứ nấy, thậm chí ngày nào không cho ăn cũng không sao. Tuy vậy, nếu lâu ngày quá mà không cho ăn đạm động vật, mà chỉ cho ăn mỗi một món tấm rang trộn trứng không thôi, thì chim dễ bị suy vì khẩu phần thiếu chất bổ dưỡng cần thiết để nuôi cơ thể.
Thức ăn của chim nên tùy vào những thứ sẵn có ở địa phương. Chẳng hạn không có trứng gà thì thay thế bằng trứng vịt; không có sâu tươi thì thay bằng trứng kiến; không có cào cào thì thay thế gián, dế, thằn lằn, thịt bò… Có người còn cho ăn cá thịt (loại cá con dành cho cá Ngân Long ăn) để tạm thay thế vào những ngày không kiếm được cào cào hay sâu tươi chẳng hạn…
Thức ăn đạm là thức ăn phụ của Khướu, vài ngày cho ăn một lần cũng không ảnh hưởng gì đến sức khỏe của nó.
Khướu cũng thích ăn chuối chín, nhưng ít người cho chim ăn thường xuyên thứ trái cây này. vì một lẽ dễ hiểu phân nó thải ra quá nhiều làm dơ bố lồng, và lôi cuốn ruồi nhặng bu vào…
Xin được lưu ý là chim Khướu mỗi ngày tiêu thụ một lượng thức ăn rất nhiều, uống nước cũng nhiều. Vì vậy ta phải thường xuyên theo dõi thức ăn nước uống của chim còn hết ra sao, để nếu cần thì kịp thời châm thêm, nếu không chim sẽ bị đói khát.
Trong mùa nắng, thời tiết oi bức, Khướu thường thích vục đầu vào cóng nước uống mà tắm, vì vậy cóng nước uống của chim mau cạn. Tốt hơn hết, trong mùa nắng, nên tăng thêm vài cóng nước trong lồng đẻ Khướu uống được đầy đủ.
Có nhiều nghệ nhân nuôi chim vốn có tính cẩn thận nên nuôi chim rất kỹ. Thức ăn tấm rang trộn trứng chỉ cho vào cóng vừa đủ để chim ăn trong ngày; hôm sau nếu còn dư dứt khoát đổ bỏ.
Thức ăn đạm động vật, họ chỉ cho Khướu ăn vào bữa trưa, chiều ăn sợ chim lạnh bụng khó tiêu nên dễ bị bệnh. Đã thế, cào cào mua về không những cắt bỏ chân mà còn rửa lại trong nước vài lần để ngăn ngừa thuốc sát trùng mà nông dân xịt trên ruộng lúa. Thằn lằn trước khi cho Khướu ăn cũng cắt bỏ hểt bốn bàn chân, vì sợ những giác tu làm trầy trụa thực quản của chim…
Kỹ lưỡng như vậy cũng đúng, nhưng, nuôi nấng mà cầu kỳ như vậy cũng làm giảm bớt phần nào sự hứng thú của mình, vì cả ngày cứ cặm cụi lo chọ chim từng tí một thì còn thì giờ rỗi rảnh đâu mà… thưởng thức giọng hót của chim
Tóm lại, nuôi Khướu ít tốn kém hơn một số chim hót rừng khác. Thức ăn của nó cũng chế hiến giản dị, rẻ tiền, chỉ có điều đã cho ăn theo công thức pha chế thế nào thì cứ nuôi mãi với thức ăn đó. Nếu cần sửa đổi chế độ ăn uống cho phù hợp với từng thời kỳ sinh trưởng, hoặc với tình trạng sức khỏe của chim, thì nên thay đổi từ từ, mỗi tuần tăng hay giảm một ít thì mới có kết quả tốt.