23/05/2018, 14:58

 Di chuyển lồng bè đến vị trí nuôi

Mô tả vị trí đặt lồng bè, phương pháp di chuyển lồng bè, phương pháp cố định lồng bè và lồng lưới, cố định được lồng bè đảm bảo hướng gió, dòng chảy và chắc chắn; Chuẩn bị phương tiện Lựa chọn tàu, thuyền kéo Chọn tàu kéo phải đảm bảo công suất tàu đủ để kéo hệ thống lồng bè đến vị trí ...

Mô tả vị trí đặt lồng bè, phương pháp di chuyển lồng bè, phương pháp cố định lồng bè và lồng lưới, cố định được lồng bè đảm bảo hướng gió, dòng chảy và chắc chắn;

Chuẩn bị phương tiện

Lựa chọn tàu, thuyền kéo

Chọn tàu kéo phải đảm bảo công suất tàu đủ để kéo hệ thống lồng bè đến vị trí nuôi. Tùy thuộc vào số lượng ô lồng và nhà ở hay nhà kho trên lồng bè nuôi mà chọn công suất tàu. Tuy nhiên, do lồng bè nuôi mới chỉ bao gồm khung lồng và nhà ở hay nhà kho chưa có lồng lưới và cá nuôi, nên việc di chuyển cũng tiến hành thuận lợi hơn.

Chọn tàu công suất máy từ 32 – 44cv. Mỗi tàu di chuyển thường có 1- 2 máy dự phòng và đảm bảo tăng công suất khi cần thiết.

Chuẩn bị vật tư

Dây kéo lồng bè bằng dây nilon hay dây cước, đường kính dây neo 022- 32. Độ dài dây kéo từ 50 – 70m.

Trong quá trình di chuyển trang bị thêm các thiết bị bảo hộ lao động, áo phao hoặc phao cứu sinh.

Chọn thời gian di chuyển bè

Chọn thời điểm thủy triều

Thời gian di chuyển lồng bè thích hợp khi triều cường và ở đỉnh cao nhất hoặc kéo xuôi dòng khi thủy triều rút nhằm hạn chế lực cản của thủy triều lên.

Xác định thời gian của con nước thủy triều lên xuống căn cứ vào lịch thủy triều theo cảng vùng xác định.

Chọn hướng gió di chuyển

Cũng như thủy triều, hướng gió cũng cản trở quá trình di chuyển lồng bè đến vị trí nuôi. Thời gian di chuyển nên chọn xuôi theo hướng gió nhằm giảm bớt lực cản ngược gió khi di chuyển. Tuy nhiên, yếu tố hướng gió còn phụ thuộc rất nhiều vào luồng lạch di chuyển và thời điểm thủy triều lên xuống.

Chọn thời tiết

Di chuyển khi thời thiết đẹp, sóng gió nhẹ, không mưa bão, áp thấp nhiệt đới. Thời tiết bão, sóng lớn hoặc giông lốc không được di chuyển bè đến vị trí chọn nuôi. kéo lồng bè nuôi đến vị trí neo đậukéo lồng bè nuôi đến vị trí neo đậu

Xử lý sự cố quá trình di chuyển lồng bè

Trong quá trình di chuyển lồng bè đến nơi đặt vị trí, những sự cố gặp phải trong quá trình di chuyển thường không chọn đúng thời điểm di chuyển. Những thời điểm không thích hợp cho di chuyển bè nuôi đến vị trí là khi thủy triều lên, không di chuyển đúng luồng lạch, va chạm với các phương tiện tàu thuyền, lồng bè khác do kích thước cồng kềnh, dây buộc bị tuột khỏi tàu kéo hoặc bè nuôi, tàu không đủ công suất kéo.

Các sự cố khi va trạm vào bãi đá gầm, cồn cát, tàu thuyền khác cần liên hệ với đội cứu hộ biển nơi gần nhất. Khi va trạm cần dừng di chuyển, thả neo khắc phục sự cố và đợi cứu hộ trợ giúp.

Chuẩn bị vật tư, dụng cụ cố định lồng bè

Chuẩn bị vật tư

Cây làm neo (lọc gỗ): bằng gỗ bạch đàn tươi, chiều dài 4 – 6m; đường kính 15cm. Cây được đẽo nhọn một đầu để cắm xuống đáy biển. Yêu cầu về số lượng cây cho một cụm lồng bè 8 – 10 ô lồng không có dây buộc vào núi cần 6- 8 cây; nếu có dây buộc vào núi cần khoảng 4 – 6 cây.

Neo sắt: loại neo hàn nặng 50kg, cụm lồng bè có 8 – 10 ô lồng thường dùng 4 – 6 neo xuống đáy biển.

Dây neo: loại dây nilon hay dây sợi cước 032 – 035; dài từ 100 – 500m/dây; số lượng dây neo tương ứng neo và cọc neo.

Chuẩn bị dụng cụ

Tàu gỗ để di chuyển và đứng thả neo cũng như cắm cọc neo.

Cọc đóng lọc: bằng gỗ bạch đàn dài 8 – 10m, đường kính 10 – 15cm.

Đầu đóng lọc: làm bằng sắt hay inox, 015cm, dài 35 – 40cm để ngắn với cây đóng cọc neo (lọc). Một đầu để đóng cọc neo xuống đáy biển.

Đá hộc nặng 15 – 20 kg/viên, số lượng mỗi dây neo cần khoảng 5 – 10 viên đá để làm chìm dây neo xuống nước tránh tàu thuyền đi lại.

Dây buộc đá neo: dây sợi cước, dây nilon, 015cm.

Xác định hướng neo lồng bè

Xác định hướng dòng chảy

Xác định hướng dòng chảy dựa vào con nước thủy triều. Thời điểm triều xuống là thời điểm di chuyển xuôi theo dòng chảy. Thời gian xác định con nước thủy triều căn cứ vào lịch thủy triều theo vùng tại các địa phương. Chiều rộng của bè trùng với đầu hướng dòng chày lên và xuống của thủy triều, chiều dài xuôi theo hướng của dòng chảy.

Xác định hướng gió

Xác định hướng gió mạnh và thường xuyên có ảnh hưởng đến vị trí cố định của lồng bè và độ bền của lồng bè. Cần xác định hướng gió thường xuyên và mạnh để cố định lồng bè theo hướng của hướng gió mạnh nhất trong năm. Chiều rộng của bè trùng với đầu hướng gió thường xuyên và mạnh để tăng chịu lực cho lồng bè nuôi.

Cố định lồng bè

Cố định lồng bè bằng neo

Một cụm ô lồng gồm 10 ô lồng thường dùng 4 – 6 neo xuống đáy biển để cố định cụm bè không bị trôi dạt hoặc dùng cọc neo nơi có nền đáy mềm có thể đóng được cọc neo (hay gọi là đóng lọc). Neo thường dùng là neo hàn loại 50kg. Loại neo này nhẹ nhưng có độ bám tốt, kéo neo lên dễ dàng mỗi khi chuyển bè. Phương thả neo trùng với phương của dòng chảy và hướng sóng gió.

Thả neo theo bốn hướng của hệ thống lồng bè và tăng cường thêm dây neo tại góc và hướng bão trong nằm. Dây neo bằng dây nilon hay dây cước có đường kính từ 32 – 35mm. Tuỳ theo độ sâu, lưu tốc dòng chảy, kích thước bè và chất đáy, dây neo có thể dài từ 100 ^ 500m, dọc dây neo treo thêm các cục đá 15 – 20 kg để cho dây chìm, đỡ cản tầu thuyền đi lại làm đứt dây neo.

Thả neoThả neo

Cố định lồng bè bằng cọc gỗ (lọc gỗ)

Đóng cọc neo bằng gỗĐóng cọc neo bằng gỗ

Cọc neo sử dụng cọc gỗ bạch đàn hay gỗ táu đường kính 90 – 100mm, dài 3,5- 4,5m tùy thuộc vào nền đáy. Coc gỗ được đóng sâu vào nền đáy cách mặt đáy 0,5m, nghiêng một góc 45 đối diện với hướng của dây neo.

Dây neo được cố định vào cọc neo tính từ đầu cọc neo xuống 1/3 chiều dài của cọc, dây neo Φ32 – Φ35. Chiều dài dây neo cũng tương tự như phương pháp cố định lồng bè bằng neo.

 

0