Đặc điểm hoạt động sinh dục của heo đực giống
Heo đực giống hoạt động sinh dục thuộc loại hình phóng tinh tử cung. Mỗi lần xuất tinh từ 100 – 500ml, có khi heo đực giống sản xuất 700 hoặc 800ml/lần xuất Đặc điếm cấu tạo cơ quan sinh dục của heo đực giống Cơ quan sinh dục của heo đực giống gồm: Dịch hoàn, dịch hoàn phụ, ống xuất tinh, các ...
Heo đực giống hoạt động sinh dục thuộc loại hình phóng tinh tử cung. Mỗi lần xuất tinh từ 100 – 500ml, có khi heo đực giống sản xuất 700 hoặc 800ml/lần xuất
Đặc điếm cấu tạo cơ quan sinh dục của heo đực giống
Cơ quan sinh dục của heo đực giống gồm: Dịch hoàn, dịch hoàn phụ, ống xuất tinh, các tuyến sinh dục phụ (tinh nang, tiền liệt tuyến, caopơ) và cơ quan giao phối (dương vật).
Dịch hoàn
Heo đực có hai dịch hoàn hình quả trứng nằm trong bao dịch hoàn, giai đoạn đầu bào thai, dịch hoàn nằm trong xoang bụng về sau mới qua ống bẹn thoát ra ngoài. Bên trong của dịch hoàn gồm nhiều vách ngăn, chia dịch hoàn thành nhiều ô nhỏ, trong những ô đó lại có vô số những ống sinh tinh nhỏ, những ống sinh tinh này tập trung lại thành các ông sinh tinh lớn hơn và đi vào giữa dịch hoàn tạo thành thế mạng lưới. Lưới này đi vào phía đầu dịch hoàn và đổ vào dịch hoàn phụ. Nhiệm vụ của dịch hoàn là sản xuất tinh dịch và các kích tố sinh dục đực. Tinh trùng được sản xuất trong các ống sinh tinh nhỏ, còn kích tố sinh dục đực được sản sinh trong các tế bào kẽ của dịch hoàn.
Dịch hoàn phụ
Dịch hoàn phụ là tập hợp các ống sinh tinh để cuối cùng quy tụ thành một ống duy nhất. Một đầu nối liền với đầu của ống dẫn tinh, đầu kia noi liền với ống sinh tinh nhỏ của dịch hoàn. Dịch hoàn phụ là nơi cất giữ tinh trùng, ở đó tinh trùng có thể sống được 1 – 2 tháng, dịch hoàn phụ có thể dự trữ được khoảng 200 tỷ tinh trùng (70% năm ở đuôi dịch hoàn phụ).
Ống xuất tinh
Cơ quan sinh dục heo đựcỐng xuất tinh làm nhiệm vụ chính đưa tinh trùng ra ngoài. Vách ống là một loại cơ trơn hoạt động rất mạnh, khi cơ trơn co bóp thì tinh trùng bị đẩy ra ngoài.
Các tuyến sinh dục phụ
Tinh nang: Heo có tinh nang rất phát triển, nam ở hai bên cầu niệu đạo có hình quả lê dài độ 20 – 25 cm, rộng độ 15 cm. Tác dụng của tinh nang là tiết ra dịch thể để pha loãng tinh dịch. Đối với heo và loài gặm nhấm, dịch thể do tinh nang tiết ra khi ra ngoài không khí sẽ ngưng đặc lại rất nhanh, nhờ đó khi giao phổi nó có tác dụng đóng nút cổ tử cung của con cái không cho tinh dịch chảy ra ngoài để tăng cơ hội thụ tinh.
Tiền liệt tuyến: Tiền liệt tuyến tiết ra dịch thể pha loãng tinh dịch, làm tăng hoạt tính t:nh trùng, trung hòa độ axít trung đạo của gia súc cái và C02 sản sinh ra trong quá trình hô hấp, nó có mùi hắc.
Caopơ: Tuyến caopơ tiết ra dịch thể có tính kiềm, tác dụng tẩy rửa ống đẫn nước tiểu chuẩn bị cho tinh trùng đi qua. Mặt khác chất tiết của tuyến này có tính nhờn làm trơn âm đạo của con cái tạo điều kiện dễ dàng lúc giao phối.
Dương vật: Dương vật của heo đực có hình lưỡi khoan, bình thường nó ẩn trong xoang bụng, khi giao phối thì dương vật thò ra ngoài và cương cứng lên.
Đặc điểm sản xuất tinh dịch của heo đực giống
Heo đực giống hoạt động sinh dục thuộc loại hình phóng tinh tử cung. Mỗi lần xuất tinh từ 100 – 500ml, có khi heo đực giống sản xuất 700 hoặc 800ml/lần xuất, ví dụ như giống heo Yorkshire có lượng tinh 350 – 400ml/lần xuất, có khi nhiều hơn. Tinh dịch của heo đực gấp 50 – 100 lần so với trâu bò, dê cừu nhưng mật độ tinh trùng chỉ khoảng 50 ngàn đên 500 triệu/1ml tinh dịch. Theo Foote và Kenelly, 1985 thì mật độ tinh trùng của heo khoảng 200 triệu con/lml. Chất lượng tinh dịch của các giống heo nuôi ở Việt Nam
Như vậy mỗi lần xuất tinh heo đực giống phải đưa ra khỏi cơ thể chúng một lượng dinh dưỡng có giá trị cao. Nếu như heo đực giống không được bù đắp, chúng sẽ huy động cả protein dự trữ trong cơ thể cho sản xuất tinh trùng.
Đầu tinh trùng được sản xuất ra từ tế bào legdic của ống sinh tinh và được tích trữ ở phụ dịch hoàn và hoàn thành phần đuôi ở đó đê trở thành con trinh trùng thành thục và có khả năng thụ tinh. Tại phụ dịch hoàn có thể chứa từ 3,5 – 4 tỷ con tinh trùng dự trữ có khả năng thụ tinh. Heo đực có lượng tinh xuất tăng dần theo độ tuổi từ lúc 8 tháng tuổi (80 ml với nồng độ tinh trùng 180 – 200 triệu con) đến 3 năm tuổi, heo có lượng tinh xuất một lần khoảng 300 ml với nồng độ từ 250 – 280 triệu.
Số lượng tinh trùng của một heo đực giống trưởng thành trong một lần xuất khoảng 60 tỷ con. Sau 3-4 năm tuổi, heo đực giống có lượng tinh và nồng độ tinh trùng giảm xuống, nhiều con giảm nhanh nếu như không có qui trình nuôi dưỡng và sử dụng tốt. Vậy nên, các trại chăn nuôi heo ở nước Úc đã sử dụng heo đực giống trẻ và trong thời gian khoảng 2 năm, sau đó thanh lý
Heo đực giống ngoại sẽ sản sinh tinh trùng sớm nhất ở 4 tháng tuổi. Điều này sẽ dẫn tới tính ham muốn giao phối. Tuy nhiên, phối tinh ở tuổi này khả năng sinh sản sẽ thấp, vì vậy lần phối tinh đầu tiên của đực giống thường muộn hơn chương trình giống hoặc khai thác tinh dịch để thụ tinh nhân tạo (TTNT) đến khi tuổi heo đực giống đạt 8 – 9 tháng. Thí nghiệm quan sát của Signoral và CTV, 1989 theo dõi trên 3263 lần xuất tinh của heo đực trưởng thành đã cho kết quả thú vị như sau: thời gian xuất trung bình/ lần xuất là 5,62 phút, thể tích (V) là 296,9 ml, nồng độ tinh trùng (C) là 311 triệu con và tổng số tinh trùng trong 1 lần xuất là 95 tỷ con. Trong các pha của quá trình xuất tinh, giai đoạn giữa phóng ra phần tinh dịch có mật độ tinh trùng đậm đặc nhất, có thể lên tới 500 triệu đến 1 tỷ tinh trùng/1ml tinh dịch. Chính đặc điểm này, trong qui trình làm tinh đông khô hay viên, họ sẽ sử dụng tinh ở pha này là tốt nhất.
Thành phần hóa học của tinh trùng Một số hình ảnh hoạt động tinh dục của heo giốngKhi theo dõi phẩm chất tinh dịch của các giống heo nuôi ở Việt Nam, tác giả Lê Đức Hảo, Nguyễn Tấn Anh, Nguyễn Trấn Quốc và Lưu Kỷ, 1970 đã thông báo kết quả ở bảng trên. Chúng ta thấy phẩm chất tinh dịch của các giống heo nội thấp hơn các giống heo ngoại. Quá trình sản sinh ra tinh trùng từ trong ống dẫn tinh nhỏ và bắt đầu vào giai đoạn 50 ngày tuổi sau khi đẻ trong các ống sinh tinh đã hình thành các tinh bào sơ cấp. Sau thời kỳ này, các biến đổi cơ thể và hormon xuất hiện và thay đổi hình thái, cấu trúc dịch hoàn, các ống sinh tinh to lên nhanh chóng làm tăng nhanh kích thước và khối lượng của tinh hoàn. Ở giai đoạn 150 ngày tuổi, đường kính của các ống sinh tinh đã đạt 130 – 140μm, 210 ngày tuổi là 210μm.
Từ 3 tháng tuổi trong ống sinh tinh có tất cả các dạng tế bào sinh dục từ tinh nguyên bào đến tiền tinh trùng. Từ 4 tháng tuổi đã có nhiều tinh trùng và tới 8 tháng tuổi thì ống sinh tinh đạt mức ổn định về kích thước, các tế bào Scctoly dày đặc. Vào giai đoạn 5-6 tháng tuổi các tể bào Leydic đã sản xuất ra hormon Androgen.
Khi nghiên cứu trên heo đực nội (ỉ, Móng cái) các đực lai F1 (ĐB X I) hoặc ĐB X MC), Lê Xuân Cương và Cộng tác viên cho biết: Heo đực sơ sinh, ống sinh tinh có kích thước nhỏ, không đều, các hormon sinh dục chưa hoạt động, chưa sản xuất tinh dịch.
Heo đực 45 ngày tuổi, số lượng ống sinh tinh nhiều hơn, kích thước ống rộng hơn, các tế bào dòng tinh đang phát triển, chúng liên tục tăng sinh và phát dục, nhưng chưa có tinh trùng.
Heo đực 30 ngày tuổi, số lượng ống sinh tinh nhiều hơn, kích thước to lớn, lòng ống rộng hơn, đã thấy xuất hiện tiền tinh trùng, chưa có tinh trùng.
Giai đoạn từ 45 ngày tuổi: Ống sinh tinh rộng, lòng ống trống, tinh nguyên bào rất ít, tinh bào sơ cấp nhiều, đặc biệt tiền tinh trùng rất nhiều. Có thể coi 45 ngày tuổi là giai đoạn phát triển tinh trùng ở các giống heo có lai máu heo địa phương nước ta.
Giai đoạn 60 ngày tuổi: Heo lai (ĐB X I) hoặc (Landrace X I) có tinh trùng chứa đầy trong các ống sinh tinh. Vì vậy có thể nói giai đoạn này là giai đoạn hình thành và phát triển tinh trùng của heo đực lai với heo ngoại, một số kết quả nghiên cửu được trình bày ở bảng dưới đây.
Quá trình sinh tinh ở heo đực lai ĐB X I và LR X I từ sơ sinh tới 60 ngày tuổi (Lê Xuân Cương, Nguyễn Thị Ninh, 1970). Trọng lượng của các cơ quan bộ phận đường sinh dục đực
Ở các giống heo nội ( ỉ, MC) sự phát triển tinh trùng của heo đực càng sớm hơn; 40 ngày tuổi đã có tinh trùng thành thục, các hoạt lực 0,6 – 0,7; đến 50 – 60 ngày tuổi đã có thể phối giống và có chửa, do đó gây nên tình trạng lợn con nhảy heo mẹ.
Đặc điểm trao đổi chất của heo đực giống
Đặc điểm trao đổi chất của heo đực giống là phương thức trao đổi chất: “Dị hóa chiếm ưu thế so với quá trình đồng hóa” và phương thức này được thể hiện như sau:
1/ Trong suốt thời gian hoạt động về sinh dục, hai tinh hoàn của heo đực luôn luôn sản sinh tinh trùng.
2/ Thần kinh của heo đực giống rất mẫn cảm, rất dễ chuyển sang trạng thái hưng phấn, con vật lúc nào cũng thích vận động, một kích thích nhỏ của các con cái cũng có thể gây tác động mạnh tới nó nên tiêu hóa nhiều năng lượng dẫn tới con vật rất khó béo, khó tích lũy dinh dưỡng.
3/ Trong khi giao phối, tinh dịch được truyền sang cho con cấi (hàng trăm ml tinh dịch). Vì vậy nuôi dưỡng ảnh hưởng rất lớn đến phẩm chất tinh dịch, sức khỏe và thời gian sử dụng đực giống. Nếu nuôi dưỡng tốt, sử dụng hợp lý thì duy trì và nâng cao phẩm chất tinh dịch, tỷ lệ thụ thai, sức sống đời con và tăng thời gian sử dụng đực giống, nâng cao hiệu quả kinh tế và ngược lại.
Những nhân tố ảnh hưởng tới phẩm chất tinh dịch
Giống
Các giống khác nhau có phẩm chất tinh dịch khác nhau. Heo đực nội có phẩm chất tinh dịch thấp hơn nhiều so với giống heo ngoại. Thể tích tinh dịch của các giống heo nội thường biến động từ 50 – 200ml/lần xuất, mật độ tinh trùng 1,5-10 tỷ. Các giống heo ngoại tương ứng là: 150 – 300m1/1ần xuất, c =170 – 1500 triệu, 16 – 90 tỷ và gấp 9-10 lần so với các siống heo nội.
Tuổi của heo đực
Tuổi củaa heo đực có ảnh hưởng rõ rệt tới phẩm chất tinh dịch. Heo đực giống 7 -10 năm tuổi hoạt động sinh dục của chúng bị giảm, mất phản xạ tinh dục và phẩm chất tinh dịch rât kém. Heo đực già, tinh hoàn nhỏ lại, quá trình tạo tinh trùng chậm trễ, 4 chân yếu, con vật không muốn giao phối. Tình trạng này càng tiến triển nhanh khi sử dụng quá sức, thức ăn kém và nuôi dưỡng không hợp lý. Giai đoạn có phẩm chất tinh dịch tốt nhất là 6 – 18 tháng tuổi (các giống heo nội) và 2 – 3 năm tuổi (các giống heo ngoại). Vì vậy ở các cơ sử giống heo để tăng nhanh tiến độ di truyền, người ta chỉ sử dụng heo đực không quá 2 năm. Ở các cơ sở chăn nuôi thương phẩm và các vùng nuôi heo nái sinh sản đẻ sản xuất heo con nuôi thịt, hiện nay người ta còn sử dựng heo đực giống quá già (>6 – 7 năm tuổi) để phối hoặc TTNT là một sai lầm về kỹ thuật, gây ra nhiều tổn thất cho sản xuất.
Điều kiện nuôi dưỡng
Nhất là tiêu chuẩn ăn và tỷ lệ đạm trong khẩu phần có ảnh hưởng trực tiếp đến phàm chất tinh dịch. Khẩu phần ăn phải có 120 – 130g protein tiêu hóa/ DVTA. Nếu tỷ lệ đạm <100g/ĐVTA thì lượng số tinh trùng xuất ít (50 – 60ml), mật độ tinh trùng loãng: 20 – 25triệu/ml, nghiên cứu nhận thấy heo đực ăn không đủ tiêu chuẩn đinh dưỡng sẽ có hiện tượng miễn cưỡng phối giống, tinh dịch không có tinh trùng, hoặc tỷ lệ tinh trùng kỳ hình cao. Thiếu các chất khoáng (Ca, p, Na) hay thiếu các sinh tố (A, E) đều làm tăng tỷ lệ tinh trùng kỳ hình tuyến sinh dục bị teo và con vật mất phản xạ sinh dục. Trái lại khi cho ăn quá mức, nhất là quá thừa năng lượng, heo đực trở nên quá béo, phát sinh loạn dưỡng mỡ, con vật ể oải, nằm lỳ. Trong trường hợp này cần điều chình tiêu chuẩn khẩu phần ăn cho thích hợp, đồng thời sử dụng hợp lý heo đực giống mới có thể phục hồi chức năng sinh dục.
Các yếu tố thời tiết, khí hậu
Thời tiết khí hậu và cảc yếu tố nhiệt độ, ánh sáng có ảnh hưởng rõ rệt đến phẩm chất tinh dịch. Những tháng nóng phẩm chất tinh dịch kém hơn những tháng mát. Nghiên cứu nhận thấy vào mùa đông từ tháng 12, 1,2 tổng số tinh trùng/ lần xuất của heo Landrace nuôi lại Hà Nội đạt tương ứng là 55,4; 39,1 và 40,7 tỷ. Đạt 27,3 – 28,7 tỷ tương ứng các tháng 8,9; đặc biệt tháng nóng nhất (6 – 7) số tinh trùng giảm xuống còn có 16,2 – 20,6 tỷ tương ứng . J.signorel (1868) đã chứng minh rằng nhiệt độ trung bình 17 – 18°c thuận lợi cho quá trình sinh tinh hơn là 25°c. Tỷ lệ thụ tinh cũng tăng lên ở những heo nái được thụ tinh với tinh dịch thu từ những con heo đực nuôi ở nhiệt độ < 20°c. Thời gian chiếu sáng trong ngày cũng ảnh hưởng đáng kể, nhất là khi kết hợp với nhiệt độ cao. Mazzri (1968) nhận thấy heo đực nuôi ở 15°c nếu thời gian chiếu sáng 10h/ngày thì lượng tinh xuất 200ml, số tinh trùng là 67,7 tỷ/lần xuất. Nếu chiếu sáng 16h/ngày thì lượng tinh xuất tăng lên 339 ml, nhưng số tinh trùng xuất chỉ 47.8 tỷ (tức nồng độ tinh trùng loãng hơn). Nếu nuôi ở nhiệt độ 35°c, thời gian chiếu sáng 16h/ngày sẽ gây tác hại xấu đến phẩm chất tinh dịch hơn nữa. Vì vậy cần phải căn cứ vào độ dài chiếu sáng trong ngày của các mùa trong năm mà điều chính thời gian chiếu sáng để không kéo dài quá 10h/ngày.
Chuyển heo từ vùng này sang vùng