Nguồn cây cung cấp mật hoa cho ong
Ong thu dịch ngọt từ hoa, lá, nụ, chồi của cây xanh tiết ra, mang về tổ chế biến thành mật ong. Nước ngọt ong lấy từ hoa gọi là mật hoa, còn lấy từ các bộ phận khác gọi là mật ngoài hoa, nhưng mật ngoài hoa chủ yếu là mật lá nên cũng có thể gọi là mật lá. Mật hoa Là dịch ngọt từ tuyến mật của ...
Ong thu dịch ngọt từ hoa, lá, nụ, chồi của cây xanh tiết ra, mang về tổ chế biến thành mật ong. Nước ngọt ong lấy từ hoa gọi là mật hoa, còn lấy từ các bộ phận khác gọi là mật ngoài hoa, nhưng mật ngoài hoa chủ yếu là mật lá nên cũng có thể gọi là mật lá.
Mật hoa
Là dịch ngọt từ tuyến mật của hoa tiết ra để quyến rũ côn trùng đến thụ phấn. Tuyến mật thường nằm ở đế hoa, xung quanh bầu nhuỵ hoặc gốc nhị trên cánh hoa. Tuyến mật có nhiều hình dạng khác nhau: hình vành khuyên, hình bát tròn,… Tuyến mật của hoa sâu hoặc nông có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng thu mật. Những loài ong có vòi dài có khả nấng thu mật ở loài cây có tuyến mật sâu như họ hoa cánh bướm, hoa hình loa kèn. Do tuyến mật ở sâu, có trường hợp ong phải đợi nhị héo hoặc cắt bớt cánh hoa mới thu được mật, cũng vì thế ong Ý thu mật hoa cỏ lào tốt hơn ong nội.
Mật ngoài hoa (mật lá)
Là dịch ngọt tiết ra từ tuyến mật ở các bộ phận khác của cây. Ví dụ: đay ở đầu gân lá, cao su gần cuống lá, thông ở kẽ nụ, v.v… Thời gian tiết mật ở từng loại cây cũng khác nhau như cây đay tiết mật khi cao 50-60cm cho đến lúc ra hoa, còn cao su thì tiết mật sau khi thay lá và ra hoa, kết thúc khi lá xanh thẫm. Mật ong lấy từ mật hoa thường có hương vị đặc biệt và trong hơn (như mật nhãn, vải, chôm chôm). Mật lá có hàm lượng chất khoáng (nhất là kali) thường cao hơn mật hoa, do dó mật lá vẫn được khách hàng ưa thích vì kali có khả năng chống nhiễm xạ. Màu sắc của hoa, hương vị của mật hoa kích thích đàn ong hơn so với mật lá. Nếu đặt đàn ong ở rừng cao su có xen chôm chôm thì ong sẽ tập trung thu mật chôm chôm hoặc khi cao su tiết mật có độ ẩm thích hợp, cà phê nở rộ thì ong sẽ chuyển sang thu mật, phấn ở cà phê trước.