Các giống heo nội ở nước ta
Nước ta có truyền thống nuôi heo từ lâu đời, heo ỉ, heo Mẹo, heo Lang hồng… là một số giống heo nội được bà con nông dần nuôi từ rất lâu đời Giống heo ỉ Xuất xứ Heo ỉ có nguồn gốc từ giống heo ỉ mỡ ở miền Bắc (Nam Định). Qua một thời gian dài, giống heo ỉ mỡ đã tạp giao với các nhóm ...
Nước ta có truyền thống nuôi heo từ lâu đời, heo ỉ, heo Mẹo, heo Lang hồng… là một số giống heo nội được bà con nông dần nuôi từ rất lâu đời
Giống heo ỉ
Xuất xứ
Heo ỉ có nguồn gốc từ giống heo ỉ mỡ ở miền Bắc (Nam Định). Qua một thời gian dài, giống heo ỉ mỡ đã tạp giao với các nhóm giống heo khác trở thành giống heo ỉ ngày nay với hai loại hình chính là ỉ mỡ và ỉ pha. Nòi ỉ mỡ bao gồm những con mà nhân dân ta gọi là ỉ mỡ, ỉ nhăn, ỉ bọ hung. Nòi ỉ pha bao gồm những con mà nhân dân ta gọi là ỉ pha, ỉ bột pha, ỉ sống bương.
Phân bố
Trước những năm 70 heo ỉ được nuôi hầu như ở khắp các tỉnh đồng bằng Bắc bộ như Nam Định, Hà Nam, Hà Tây, Hưng Yên, Hà Nội, Vĩnh Phúc, Hải Dương, Thái Bình, Quảng Ninh, Ninh Bình, Thanh Hoá, Hải Phòng. Vị trí phổ biến của nó dần dần phải nhường cho heo Móng Cái có sức sinh sản tốt hơn, và từ cuối những năm 70 heo ỉ thu hẹp dần đến mức độ nguy kịch như ngày nay, chỉ còn sót lại ở một số xã của tỉnh Thanh Hoá. Heo ỉ
Đặc điểm sinh học
Đặc điểm ngoại hình
“Heo ỉ” có nhiều loại hình trong đó phổ biến là ỉ mỡ và ỉ pha.
1/ Heo ỉ mỡ: Heo ỉ mỡ cũng có lông da đen bóng, đa số có lông nhỏ thưa, một số có lông rậm (lông móc) như ỉ pha. Đầu hơi to, khi béo trán dô ra, mặt nhăn nhiều, nọng cổ và má sệ từ khi heo 5-6 tháng tuổi, mắt híp, mõm to bè và ngắn, môi dưới thường dài hơn môi trên, heo nái càng già mõm càng dài và cong lên nhưng luôn ngắn hơn ỉ pha. Vai nở, ngực sâu, thân mình ngắn hơn ỉ pha, lưng võng, khi béo thì trông ít võng hơn, bụng to sệ, mông nở từ lúc 2 – 3 tháng, phía sau mông hơi cúp. Chân thấp hơn ỉ pha, heo thịt hoặc hậu bị có hai chân trước thẳng, hai chân sau hơi nghiêng, heo nái thì thường đi chữ bát, hai chân sau yếu.
2/ Heo ỉ pha: Heo ỉ pha có lông da đen bóng, đa số có lông nhỏ thưa, một số có lông rậm (lông móc). Đầu to vừa phải, trán gần phẳng, mặt ít nhăn, khi béo thì nọng cổ và má chảy sệ, mắt lúc nhỏ và gầy thì bình thường nhưng khi béo thì híp. Mõm to và dài vừa phải, heo nái càng già mõm càng dài và cong lên. Vai nở vừa phải, từ 8 – 9 tháng vai bằng hoặc lớn hơn mông, ngực sâu. Thân mình dài hơn so với ỉ mỡ, lưng đa số hơi võng, khi béo thì trông phẳng, bụng to, mông lúc nhỏ hơi lép về phía sau, từ 6 – 7 tháng mông nở dần. Chân thấp, heo thịt hoặc hậu bị thì hai chân trước tương đối thẳng, hai chân sau hơi nghiêng, heo nái thì nhiều con đi vòng kiềng hoặc chữ bát. Giống này có hai dạng: Đen và Gộc (Sống bương). Cả hai dạng đều được tạo ra tại vùng Nam định. Giống ỉ đen đã tuyệt chủng không còn nữa – con heo nái cuối cùng phát hiện năm 1994 tại Ninh Bình. Còn giống heo Gộc nay có gần 100 con đang được Đề án Quỹ gen bảo tồn tại Thanh Hoá.
Khả năng sản xuất
Khả năng sinh trưởng: Điều tra một số vùng nuôi heo ỉ thuần, với những phương thức và điều kiện nuôi dưỡng của địa phương đã cho thấy khả năng sinh trưởng và tầm vóc của hai nòi heo ỉ pha và ỉ mỡ tương đương nhau, thể hiện qua khối lượng và kích thước các chiều đo của chúng ở các bảng sau: Khối lượng heo ỉ mỡ và heo ỉ pha qua các lứa tuổi Khối lượng và kích thước heo ỉ pha và heo ỉ mỡ
Giống heo Móng Cái
Xuất xứ
Heo Móng Cái thuộc lớp động vật có vú (Mammalia), bộ guốc chẵn (Artiodactyla), họ Suidae, chủng Sus, loài Sus domesticus, giống Móng Cái. Heo Móng Cái là giống heo nội được hình thành và phát triển lâu đời ở vùng Đông Bắc Việt Nam. Trước đây Móng Cái và ỉ là hai giống heo nội chính được nuôi và phát triển rộng rãi trong ngành chăn nuôi của miền Bắc và miền Trung nước ta. Có thể xem các vùng Hà Cối (huyện Đầm Hà), Tiên Yên (Đông Triều) tỉnh Quảng Ninh là nguồn cội của giống heo Móng Cái. Do đặc điểm sinh sản tốt nên từ những năm 60 – 70 trở đi heo Móng Cái đã lan nhanh ra khắp đồng bằng Bắc Bộ làm cho vùng nuôi heo ỉ bị thu hẹp dần. Từ sau 1975 giống heo này được lan nhanh ra các tỉnh miền Trung, kể cả phía Nam. Heo móng cái
Đặc điếm ngoại hình
Đặc điểm của heo Móng Cái là có đầu đen giữa trán có điểm trắng hình tam giác, giữa tai và cổ có khi rộng đến vây có một dải trắng ngắt ngang kéo dài đến bụng và bốn chân. Lưng và mông có mảng đen kéo dài đến khấu đuôi và đùi, có khi trông giống hình yên ngựa nhưng có khi cũng chỉ là những mảng đen bình thường có đường biên không cố định. Đầu to, miệng nhỏ dài, tai nhỏ và nhọn, có nếp nhăn to và ngắn ở miệng. Cổ to và ngắn, ngực nở và sâu, lưng dài và hơi võng, bụng hơi xệ, mông rộng và xuôi. Bốn chân tương đối cao thẳng, móng xoè.
Theo điều tra từ năm 1962, heo Móng Cái chia ra hai nòi khác nhau: nòi xương nhỡ (nhân dân quen gọi là xương to) và nòi xương nhỏ. Đặc điểm chính của hai nòi này là:
a/ Nòi xương to: dài mình, chân cao, xương ống to, móng chõe nhìn như 4 ngón, mõm dài và hơi hớt, tai to đưa ngang, tầm vóc to, khối lượng 140 – 170kg, có con tới 200kg, xuất hiện động dục chậm hơn, có thể từ 7 – 8 tháng mới bắt đầu, đa số có 14 vú, một số ít 12 vú, số con đẻ trung bình 10-12 con/lứa.
b/ Nòi xương nhỏ: mình ngắn, chân thấp, xương ống nhỏ, hai móng to chụm lại, mõm ngắn, thẳng, tai nhỏ dỏng lên trên, tầm vóc bé, khối lượng 85kg là tối đa, lập mỡ sớm từ 6 tháng, đa số có 12 vú, số ít có 14 vú, số con đẻ trung bình 8-9 con/lứa.
Khả năng sản xuất
Khả năng sinh trưởng. Do quá trình chọn lọc trong sản xuất, ngày nay đa số nòi heo xương nhỏ đã được cải tạo với đực nòi xương to và trong nhân dân hiện nuôi đa số là nòi xương nhỡ hoặc xương nhỏ đã được cải tạo, vì vậy tầm vóc đàn heo hiện nay gần với nòi xương nhỡ.
Khả năng sinh sản: Heo đực 3 tháng tuổi biết nhảy cái và trong tinh dịch đã có tinh trùng, lượng tinh dịch 80 – 100ml. Heo cái 3 tháng tuổi đã bắt đầu động hớn nhưng chưa có khả năng thụ thai. Thường thì heo cái đến khoảng 7-8 tháng tuổi trở đi mới có đủ điều kiện tốt nhất cho phối giống và có chửa, thời điểm đó heo đã đạt khối lượng khoảng 40 – 50kg hoặc lớn hơn.
Khối lượng cơ thể của heo Móng cái Khối lượng cơ thể của heo Móng cái
Một số chi tiêu về khả năng sinh sản của heo nái Móng Cái Một số chi tiêu về khả năng sinh sản của heo nái Móng Cái
Giống heo cỏ
Xuất xứ
Heo cỏ là sản phẩm đặc trưng của một số vùng đất nghèo ở miền Trung mà chủ yếu là ở các tỉnh Khu Bốn cũ. Đây là sản phẩm của một nền kinh tế nghèo nàn, quản lý kém, thoái hóa nghiêm trọng do phối giống đồng huyết.
Phân bố
Trước những năm 60, giống heo này cũng thấy nhiều ở các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế. Do lợi ích kinh tế thấp và nhất là sau khi có chủ trương phổ biến rộng heo Móng Cái ra các tỉnh miền Trung thì đàn heo bị thu hẹp nhanh chóng, không ai nuôi heo đực nữa và giống heo này gần như tuyệt chủng. Có một số heo con cai sữa để lại (có thể là đã bị tạp giao) nhưng không hề thấy con đực giống Cỏ nào.
Đặc điểm ngoại hình
Heo cỏ có tầm vóc nhỏ, nhỏ hơn so với các giống heo nội như heo Móng Cáo, heo Ỉ. Thể trạng của heo trưởng thành trung bình vào khoảng 30 – 35kg. Đại đa số là heo lang trắng đen, mõm dài, xương nhổ, chủ yếu đi bàn, bụng xệ. Dân địa phương thường mô tả heo Cỏ như dạng “ chân nhộn”. Da mỏng, lỏng thưa, màu da trắng bợt thể hiện sự yếu ớt, thiếu dinh dưỡng. Heo đực thường nhỏ hơn heo cái do phải phối giống sớm. Phần lớn heo đực giống là gây ngay từ heo con trong đàn, heo con nhảy mẹ nên đồng huyết rất nặng. Những năm 60 khi định tiêu chuẩn cho heo đực giống Cỏ, tỉnh Nghệ An rất khó khăn khi phải định tiêu chuẩn giống là phải từ 20kg trở lên bởi vi cả tỉnh khó tìm thấy con đực có trọng lượng lớn hơn 20kg.
Khả năng sản xuất
Heo nội mỗi năm đẻ 1,2 – 1,3 lứa, mỗi lứa chỉ 6 – 7 con. Do tác động của thức ăn nghèo dinh dưỡng và cộng thêm phối giống đồng huyết (con nhảy mẹ) tạo nên như vậy. Khối lượng heo con lúc cai sữa (2 tháng tuổi) khoảng 3kg. Heo nái động đục rất sớm, khoảng 3 tháng tuổi. Tuổi đẻ lứa đầu thường khoảng 10 tháng tuổi. Heo đực động dục cũng sớm: 2-3 tháng tuổi. Do heo nhảy quá sớm và không được quản lý riêng, làm việc quá sức nên heo đực giống thường không lớn được. Heo nuôi thịt đến khoảng 25 – 30kg giết thịt, tỷ lệ thịt xẻ thấp, phần bụng (nội quan) và đầu lớn, tính ra tỷ lệ thịt xẻ chỉ đạt khoảng 50 – 55%.
Tính trạng đặc biệt: Là loại hình heo mini. Có lúc người ta định giữ lại đế tạo heo địa phương mini có chất lượng thịt thơm ngon, nhưng ý tưởng đó không thành cũng do giá trị kinh tế thấp vì heo quá nhỏ, người đã bỏ nó không thương tiếc trước khi có ý đồ bảo tồn giống heo cỏ này.
Vấn đề bảo tồn nguồn gen
Không đặt ra với heo cỏ về vấn đề lưu giữ và sản xuất mà nên lưu giữ tư liệu và hình ảnh để tham khảo.
Giống heo Sóc
Xuất xứ
Heo Sóc thuộc lớp động vật có vú (Mammalia), bộ guốc chẵn (Artiodactyla), họ Suidae, chủng Sus, loài Sus domesticus, nhóm giống heo Sóc. Heo Sóc là giống heo thuần được nuôi phổ biến trong khu vực buôn làng đồng bào vùng Tây Nguyên, dân địa phương thường gọi là “heo Sóc”, “heo Đê”. Heo Sóc là giống heo rất lâu đời và duy nhất được dân địa phương nuôi, rất gắn bó với đời sống kinh tế và văn hoá của đồng bào Tây Nguyên.
Phân bố
Trước kia, heo Sóc được nuôi ở hầu hết các buôn làng của đồng bào các dân tộc Êđê, Gia-rai, Bana, Mcmông… ở 4 tỉnh Lâm Đồng, Đaklak, Gia Lai, Kon-tum. Ngày nay số lượng và phân bổ thu hẹp dần bởi sự xâm nhập của các giống heo khác và heo lai. sổ lượng ước tính khoảng 5000 heo trưởng thành đang được nuôi rải rác trong các buôn làng vùng sâu vùng xa, còn các vùng quanh đô thị phân lớn đã bị lai lạp.
Đặc điểm ngoại hình
Hình dáng heo Sóc rất gân với , tầm vóc nhỏ, mõm dài, hơi nhọn và chắc, thích hợp đào bới kiếm thức ãn. Da dày, mốc, lông đen, dài, có bườm dài và dựng đứng. Chân nhỏ, đi bằng móng rất nhanh nhẹn.
Khả năng sản xuất
Khả năng sinh trưởng: Heo Sóc có tầm vóc nhỏ, dáng hoang dã, thích nghi với việc thả rông tự tìm kiếm thức ăn. Tốc độ sinh trưởng chậm và phụ thuộc nhiều vào nguồn thức ăn kiếm được. Khối lượng ở 1 năm tuổi chi đạt 30 – 40kg, tăng trọng chỉ khoảng 100g/ngày. Rất nhiều việc phải làm như chọn lọc, nuôi dưỡng tốt mới mong nâng tầm vóc và khả năng sản xuất của giống heo này.
Khối lượng cơ thể trong điều kiện thả rông và nuôi nhốt
Một số chỉ tiêu sinh sản của heo Sóc Một số chỉ tiêu sinh sản của heo Sóc
Khả năng sinh sản:Do còn hoang dã hoặc nuôi nhốt trong điều kiện ít được chăm sóc, heo Sóc có tuổi thành thục về tính muộn, thời gian động dục lại sau đẻ dài dẫn đến khoảng cách hai lứa đẻ dài, thường chỉ được 1,1 – 1,2 lứa/năm . Số con đẻ ra một lần ít. Do thả rông và giao phối tự do, nên hiện tượng phối giống cận huyết là không tránh khỏi.
Khả năng cho thịt: Do được nuôi thả rông thiếu dinh dưỡng, ít tích luỹ mỡ, tỷ lệ nạc của heo Sóc khá cao so với nuôi nhốt, mặc dù nuôi nhốt có khối lượng cơ thể lớn hơn, tỷ lệ thịt xẻ cũng khá hơn.
Các chỉ tiêu chất lượng thịt với hai phương thức nuôi Các chỉ tiêu chất lượng thịt với hai phương thức nuôi
Công tác bảo tồn
Ưu điểm của heo Sóc là có khả năng chui rúc và đào bới, tự kiếm thức ăn trên các loại địa hình khác nhau, có khả năng làm tổ, đẻ con và nuôi con nơi hoang dã không cần sự can thiệp của con người. Thích nghi tốt với điều kiện tự nhiên ở Cao Nguyên với độ cao > 500m so với mặt biển, khả năng chống đỡ bệnh tật cao, nhanh nhẹn, sống thả, ít phụ thuộc vào sự cung cấp của con người.
Đã tiến hành khảo sát để đánh giá hiện trạng và tiềm năng của giống heo này. Bắt đầu tiến hành công tác nhân thuần, chọn lọc, gây đực cung cấp cho các địa phương để tránh đồng huyết.
Giống heo Mẹo (Heo Mèo Nghệ An)
Xuất xứ
Heo Mẹo thuộc lớp động vật có vú (Mammalia), bộ guốc chẵn (Artiodactyla), họ Suidae, chủng Sus, loài Sus domesticus, giống heo Mẹo. Heo Mẹo được hình thành tại vùng núi cao của dãy Trường Sơn, nơi có khí hậu mát mẻ và địa hình đồi núi rộng rãi thích hợp cho thả rông tự do. Qua hàng trăm năm sống ở vùng núi cao, heo Mẹo đã thích nghi và phát tnển tốt trong điều kiện sinh thái, kinh tế và tập quán chăn nuôi của người H’Mông địa phương.
Phân bố
Heo Mẹo được nuôi chủ yếu ở vùng núi tỉnh Nghệ An, tập trung nhiều ở hai huyện Kỳ Sơn và Tương Dương. Sau các cuộc điều tra giống những năm 60 heo Mẹo được phổ biển dần xuống các huyện đồng bằng Nghệ An (Anh Sơn, Đô Lương, Nam Đàn) và con đực được lai với các giống địa phương để nuôi kinh tế (nội lai nội).
Đặc điểm ngoại hình
Heo Mẹo có tầm vóc khá lớn, trường mình, phát triển cân đối. Lông da màu đen, da dày, lông dài và cứng, thường có 6 điểm trắng ở 4 chân, trán và đuôi, một số có loang trắng ở bụng. Đầu to, rộng, mặt hơi gãy, trán dô và thường có khoáy trán, mõm hơi dài, tai vừa phải và hơi chúc về phía trước. Vai rộng, lưng dài rộng, phẳng hoặc hơi vồng lên. Phần hông rộng và phang, mông rộng và chiều cao mông thường cao hơn vai. Bụng heo to, dài nhưng không sệ. Chân heo cao, thẳng, vòng ống thô, đi đứng trên hai ngón trước.
Khả năng sản xuất
Khả năng sinh trưởng: Heo Mẹo được nuôi chủ yếu trong điều kiện thả rông quanh năm, ít được chăm sóc của chủ nuôi nên tốc độ sinh trưởng chậm, thời gian nuôi kéo dài, có khi đến 2 – 3 năm tuổi. Nhiều con heo được nuôi trên 2 năm có khối lượng lớn từ 200 – 300 kg. Khối lượng cơ thể của heo Mẹo (kg)
Khả năng, sinh sản: Heo đực thành thục sinh dục sớm, có thể nhảy cái lúc 4 – 5 tháng tuổi, nhưng heo cái thành thục sinh dục muộn, tới 8 – 9 tháng tuổi mới động dục, cá biệt có con tới 1 năm tuổi mới động dục lần đầu. Heo đực Mẹo có phẩm chất tinh khá tốt và ổn định qua theo dõi từ lúc 8 – 9 tháng đến 2 năm tuổi. Các chiều đo cơ bản của heo Mẹo (cm)
Heo nái Mẹo được nuôi trong điều kiện thả rông ở miền núi có số lứa đẻ thấp (trên 1 lứa/năm), nhưng nuôi ở đồng bằng điều kiện chăm sóc và chế độ dinh dưỡng tốt hơn đã cho khả năng sinh sản cao hơn. Trong điều kiện nuôi thả rông miền núi mỗi lứa heo Mẹo chi đẻ trung bình 6 – 7 con, lứa đầu thường chỉ 3 – 4 con, tỷ lệ nuôi sống thấp (khoảng 60 – 70%) nhưng ở đồng bằng các chỉ tiêu này cao hơn, lứa 1 đẻ trung bình 8 con, lứa 3 – 4 đẻ 9 – 10 con.
Tầm vóc to, thể hình cứng cáp, bốn chân đứng thẳng, đó là đặc điểm nổi bật của giống heo này. Đặc điểm này rất hiếm thấy trong các giống heo nước ta. Tính trạng này là quý trong việc cải tạo đàn heo nội qua lai giống.
Công tác bảo tồn nguồn gen
Heo Mẹo vẫn còn rất phổ biến ở các bản vùng cao miền Tây Nghệ An. Ngoài việc tiếp tục thu thập tư liệu, tuyển chọn và nuôi tốt đực giống tốt là việc cần chú ý hiện nay. Bảo quản tinh trùng đông lạnh qua ex-situ đang được thử nghiệm.