23/05/2018, 14:48

Cây nguồn mật chính

Người ta phân biệt cây nguồn mật dựa vào: phân loại nguồn mật, cơ quan tiết mật trên cây, vùng địa lí, … Nhưng để phù hợp với công tác quản lí đàn ong, người ta phân cây nguồn mật ra làm hai loại: cây nguồn mật chính hay nguồn mật chủ yếu và cây nguồn mật hỗ trợ. là những cây tiết nhiều ...

Người ta phân biệt cây nguồn mật dựa vào: phân loại nguồn mật, cơ quan tiết mật trên cây, vùng địa lí, …

Nhưng để phù hợp với công tác quản lí đàn ong, người ta phân cây nguồn mật ra làm hai loại: cây nguồn mật chính hay nguồn mật chủ yếu và cây nguồn mật hỗ trợ. là những cây tiết nhiều mật, số cây nhiều và tập trung có điều kiện thuận lợi cho việc chuyển ong đến thu mật. Cây nguồn mật hỗ trợ là những cây có mật hoặc phấn cho ong ăn nhưng không đủ điều kiện khai thác.

Sản lượng mật thu được trong năm xác định bởi cây nguồn mật chính. Cây nguồn mật hỗ trợ quyết định việc phát triển đàn ong và thu sản phẩm phụ, vì vậy, nó gián tiếp quyết định sản lượng mật thu được.

ớ nước ta khá phong phú. Ở miền Nam, cây cao su là cây có sản lượng lớn với trên 100.000 ha. Đến độ tuổi cây hết mật, nếu đặt ở mỗi ha 1-2 đàn ong thì có thể thu được 6.000 tấn mật. Hiện lại ta mới thu được 1/6 số mật nói trên. Sau cao su là chôm chôm, nhãn, cà phê, dừa. Nói chung ở miền Nam, vụ thu mật tập trung từ 15/2 đến 15/4. Một số vùng thu mật nhãn, chôm chôm đến đầu tháng 6. Ngoài ra còn có thể thu mật cúc quỳ tháng 11, bông trắng (cỏ lào) tháng 12 và ở những vùng cà phê, ong có thể thu được mật và phấn. Ở nhiều vùng, ong còn thu mật hoa dừa vào mùa mưa. Miền Nam còn có rừng tràm rộng lớn nở hoa hai vụ tháng 4-5 và 7-8 là xứ sở của loài ong gác kèo (A.dorsata). Miền Bắc có nhiều cây nguồn mật chính nở rải rác trong năm: vải chua, vải thiều, nhãn, đay, bạch đàn, vẹt, táo, cỏ lào, chân chim, bạc hà,…Ưu điểm của những cây nguồn mật này là chất lượng mật tốt, mật rất trong và thơm (trừ đay) nhưng số lượng cây không nhiều và thời tiết không ổn định, địa bàn phân tán nên thích hợp cho gia đình có quy mô nhỏ và nhất là nuôi giống ong Apis cerana.

Mỗi địa phương có hoàn cảnh địa hình, khí hậu khác nhau nên thời gian nở hoa của các cây khác nhau. Người ta thống kê ngày hoa bắt đầu nở, bắt đầu tiết mật, kết thúc vụ mật, hoa tàn của mỗi loại cây trong nhiều năm, lấy số trung bình tìm ra ngày nở hoa, tiết mật của các cây trong năm (mật lá cũng tính từ khi bắt đầu có mật và lúc kết thúc – riêng cây ngắn ngày kết hợp thời gian bắt đầu từ trồng đến lúc có mật ví dụ như đay cách). Sắp xếp thứ tự thời gian nở hoa, tiết mật của tất cả các cây trong năm ta lập được lịch nở hoa của cây nguồn mật. Lịch nở hoa có tác dụng dự đoán thời gian nở hoa trong năm. Việc dự đoán thường phải chú ý đến diễn biến của thời tiết, và chú ý đến cây nở hoa trước. Ví dụ nhãn ở Hải Hưng nở sau vải thiều khoảng 10 ngày, nếu vải nở chậm trong điều kiện bình thường thì nhãn cũng nở hoa chậm lại.

Lịch nở hoa của cây phải xây dựng cho từng vùng vì cùng một cây có thể nở khác nhau (tuỳ theo vĩ độ) hoặc nở giống nhau. Ví dụ: nhãn ở Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương nở muộn hơn nhãn ở Khu IV một tuần; nhãn Lạng Sơn nở chậm hơn nhãn Hải Dương Hưng Yên 20-25 ngày; nhãn Miền Nam lại có hai vụ (tháng 11- 12 và tháng 4-5). Nhưng hoa cỏ lào (bóng trắng) và cúc quỳ hầu như nở cùng một thời gian vào tháng 11-12 và đầu tháng 1 năm sau. Do đó, người nuôi ong cần theo dõi tình hình nở hoa, tiết mật của cây để có lịch di chuyển đàn ong chính xác. Dự đoán và nắm chắc thời gian hoa nở tiết mật có ý nghĩa cực kì quan trọng vì chỉ như vậy mới chuẩn bị cho đàn ong thu mật một cách chính xác và sẽ đạt năng suất cao. Ví dụ, nếu tổ chức lên kế sớm hoặc muộn, không đáp ứng yêu cầu khi mật rộ thì đông và kế đã ổn định, lên kế sớm khi có mật ong đã già, còn lên kế muộn thì khi ong ra đời vụ mật đã qua. Tóm lại, nắm chắc lịch nở hoa sẽ bố trí đàn ong mạnh khớp đúng với những vòng mật cao điểm và có năng suất cao. Đó là ý nghĩa chính của việc lập lịch nở hoa của cây nguồn mật.

0