Các giống heo nội ở nước ta P2
Nước ta có truyền thống nuôi heo từ lâu đời, heo ỉ, heo Mẹo, heo Lang hồng… là một số giống heo nội được bà con nông dần nuôi từ rất lâu đời Giống heo Lang Hồng Xuất xứ Heo Lang Hồng thuộc lớp động vật có vú (Mammalia), bộ guốc chẵn (Artiodactyla), họ Suidae, chủng Sus, loài Sus ...
Nước ta có truyền thống nuôi heo từ lâu đời, heo ỉ, heo Mẹo, heo Lang hồng… là một số giống heo nội được bà con nông dần nuôi từ rất lâu đời
Giống heo Lang Hồng
Xuất xứ
Heo Lang Hồng thuộc lớp động vật có vú (Mammalia), bộ guốc chẵn (Artiodactyla), họ Suidae, chủng Sus, loài Sus domesticus, giống heo Lang Hồng. Qua sự điều tra của Viện Khảo cổ thuộc Uỷ ban Khoa học Xã hội Việt Nam, heo đã tồn tại một cách liên tục lại miền Bắc nước ta trong khoảng từ 20 – 30 vạn năm cho tới 3000 – 4000 năm trước Công nguyên.
Phân bố
Heo Lang Hồng được phân bố chủ yếu ở các tỉnh Bắc Ninh, Bẳc Giang (Hà Bắc cũ), nằm ở khoảng vĩ độ 20,38 – 21,37, kinh độ 105,52 – 107,02. Nhiệt độ lạnh vào các tháng 12, tháng 1 và tháng 2 hàng năm; tháng 2, 3 mưa phùn, ẩm ướt.
Nhìn chung, heo Lang Hồng được nuôi nhiều ở vùng đồng bằng và thung lũne hạ lưu các sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam. Trong các vùng này có nhiều đồi núi, vùng cao nhất cao hơn mặt biển 260m, vùng thấp nhất cao hơn mặt biển 2 – 4m. Đất ở các khu này thuộc loại phù sa cũ có xen lẫn đất chiêm trũng và bạc màu; pH của đất 4 – 5; mùn 0,8 – 1,3%; kali 0,285%. Trên nền đất đai trên xuất hiện một thảm thực vật rất phong phú. Ngoài những loại mộc và những loại lương thực chính của người, còn có nhiều loại cây có thể làm thức ăn xanh cho heo như rau muống, mùng, rau lấp, khoai, sắn, bèo…
Đặc điểm ngoại hình
Heo Lang Hồng Hà Bắc là giống heo lang có khoang trắng không cố định như heo Móng Cái. Heo Lang Hồng thường lưng võng, bụng xệ, càng lớn lại càng xệ, càng võng. Vốn là loại heo hướng mỡ nên càng béo càng di động khó khăn, chân đi cả bàn, vú quét đất. Heo Lang Hồng có đầu to vừa phải, mõm bé và hơi dài. Tai to, đứng, hơi úp về phía trước, cổ ngắn, lưng dài và rộng tuỳ từng con. Lưng võng, có khi võng sâu tạo thành nếp nhăn từ lưng đến bụng. Bụng to và võng. Heo có chửa bầu vú quét đất, núm vú chìa ra, mông rộng và thẳng, gốc đuôi to và cao. Bốn chân vừa phải, bụng xệ trông càng thấp, càng yếu, bàn chân đi chụm khi còn non, khi lớn lên hơi choãi, móng sau có con có thể chạm đất, lông ngắn và thưa, da hơi hồng. Mõm ươn ướt, mắt tinh nhanh, đuôi phe phẩy. Bụng có 12 vú, ít con có vú lẻ, vú lép, nói chung đều thẳng hàng dọc, cân đối hàng ngang.
Khả năng sản xuất
Khả năng sinh trưởng: Qua điều tra bình tuyển với số lượng n > 3000 heo ở các lứa tuổi, cho biết sinh trưởng heo Lang Hồng như sau: Sơ sinh 0,40 – 0,45kg; cai sữa 5,0 – 5,5kg; 6 tháng 19 – 25kg; 10-12 tháng 39 – 45kg; 13-24 tháng 46 – 54kg; > 25 tháng: 55 – 65kg. Các chiều đo dài thân và vòng ngực ở các giai đoạn như lúc 12 tháng tuổi: 76.30 – 81,31 cm và 76,40 – 81,70cm; lúc 24 tháng tuổi: 82,15 – 86,50cm và 79,30 – 86,1 6cm; lúc > 30 tháng tuổi: 86,30 – 93,52cm và 84,95 – 92,03cm. Nhìn chung heo Lang Hồng là heo hướng mỡ, lưng võng, bụng xệ, chỉ số tròn mình luôn đạt 94 – 97%, thậm chí có khi 100%. Heo sau 12 tháng tuổi sinh trưởng phát dục đã ổn định. Khối lượng, các chiều đo có tăng sau tuổi này chủ yếu do tích lũy mỡ.
Khả năng sinh sản:
Một số chỉ tiêu sinh sản của heo nái Lang Hồng
Heo nái Lang Hồng cho con bú đều đặn, ít giẫm hay đè bẹp con. Sức tiết sữa của heo nái Lang Hồng thường cao nhất vào lúc heo con 3-4 tuần tuổi và đạt 85 kg trong tháng đầu. Thời gian sử dụng của heo nái Lang Hồng không cao. Thường loại thải sau 5 – 6 lứa đẻ nghĩa là lúc heo mẹ 4 tuổi trở đi vì lúc này cơ thể yếu ớt, lúc chửa lưng càng võng, bụng càng xệ, vú càng quét đất, đẻ xong người gầy sút rất nhanh, khả năng quay vòng chậm. Heo đực thành thục sớm hơn, 3 tháng đã thành thục về sinh dục. Khai thác tinh hoặc cho nhảy trực tiếp vào lúc 6 tháng: heo được sử dụng khoảng 2 – 3 năm (nếu TTNT); phẩm chất tinh dịch của heo Lang Hồng không khác mấy so với các loại heo nội khác ở nước ta: lượng xuât tinh 50 – 120ml, hoạt lực tinh trùng: 70 – 80%; mật độ tinh trùng 80 – 150 triệu/ml; tỷ lệ kỳ hình 3 – 7%. Heo Lang Hông có sức chống bệnh cao, chống chọi được với điều kiện sống kham khổ, lạnh khô và nóng ẩm.
Khả năng cho thịt: Heo Lang Hồng là loại heo hướng mỡ. Trọng lượng trước lúc giết thịt 50 – 60kg (10 – 12 tháng tuổi tỷ lệ thịt xẻ 65 – 68%). Tỷ lệ thịt móc hàm 72 – 75% tỷ lệ mỡ 35 – 38%; tỷ lệ nạc 3 8 – 42%.
Đặc điểm tốt: Heo Lang Hồng là giống heo chín sớm, chịu đựng kham khổ và có sức sinh sản tốt. Do đó heo Lang Hồng được nhân dân Hà Bắc ưa chuộng và nuôi làm nền để lai kinh tế với heo đực ngoại.
Công tác bảo tồn nguồn gen
Do heo Lang Hồng rất giống heo Móng Cái về ngoại hình và sức sản xuất nên cần thiết phải phân định rõ hơn xem có phải là giống riêng biệt haỵ chỉ là một nhóm của heo Móng Cái. Hiện naỵ heo Móng Cái rất phổ cập và đã lai nhiều với heo Lang Hồng nên cần xác định một số vùng tương đối rõ ràng để bảo tồn heo Lang Hồng theo phương thức in-situ.
Giống heo Thuộc Nhiêu
Xuất xứ
Heo Thuộc Nhiêu thuộc lớp động vật có vú (Mammalia), bộ guốc chẵn (Artiodactyla), họ Suidae, chủng Sus, loài Sus domesticus, nhóm giống Thuộc Nhiêu. Heo Thuộc Nhiêu một thời là giống heo nổi tiếng ở vùng Tiền Giang, Long An và phụ cận thành phố Hồ Chí Minh.
Heo thuộc nhiêuHeo Thuộc Nhiêu là nhóm giống heo lai giữa heo ngoại với heo nội được hình thành từ hàng trăm năm trước đây và được phát triển trong sản xuất ở nhiều vùng. Đâu tiên là con lai giữa heo địa phương với heo tàu mà người Hoa đưa vào Việt Nam từ những năm 1900, những con lai này tiếp tục lai với heo Craonais do người Pháp mang vào đầu những năm 1920, sau đó những con lai lại tiếp lục lai với heo Yorkshire hình thành nên nhóm giống heo Thuộc Nhiêu. Thuộc Nhiêu là tên một làng thuộc xã Dương Điêm, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang, đây được coi là quê hương của giống heo này.
Phân bố
Nhóm giống heo này bắt nguồn từ vùng Thuộc Nhiêu (Mỹ Tho) và được phát triển khá rộng ra các tinh Vĩnh Long, Long An, Đồng Nai, Bình Thuận, Cân Thơ, Sóc Trăng…
Đặc điếm ngoại hình
Heo Thuộc Nhiêu có màu lông da trắng tuyền, một số có bớt đen nhỏ, thường ở quanh mắt, một số nhỏ có da bông đen trắng, lông trắng hoặc da bông đen trăng, lông đen trăng. Đầu to vừa, mõm hơi cong, mũi thẳng thon, tai nhỏ, ngắn, hơi nhô về phía trước. Đa số heo có thể chất thanh sổi, thân hình vuông, thấp, lưng hơi oằn, mông vai nở, chân thấp, yếu, đi ngón, móng xoè, đuôi ngắn. Với việc gia tăng máu ngoại thông qua lai với heo Yorkshire đực, heo Thuộc Nhiêu ngày càng có ngoại hình thiên vê heo Yorkshire.
Khả năng sản xuất
Khả năng sinh trưởng: Nhìn chung heo Thuộc Nhiêu là nhóm giống heo được hình thành từ việc tạp giao giữa nhiều giống heo qua nhiều thế hệ và thời gian rất dài, tầm vóc heo Thuộc Nhiêu thuộc loại khá. Điều tra heo một số địa phương đã cho kết quả ở bảng sau:

Khả năng sinh sản
Heo đực: Heo đực có khả năng làm việc lúc 6 tháng tuổi, khi có khối lượng cơ thể đạt khoảng 50kg. Lượng tinh dịch mỗi lần xuất 90 – 100 ml, hoạt lực tinh trùng đạt 80% và nồng dộ tinh trùng khoảng 175 triệu/ml.
Heo cái: Heo cái có tuổi động dục đầu tiên lúc 210 ngày (7 tháng tuổi), tuổi phối giống lần đầu lúc 240 ngày (8 tháng tuổi) và đẻ lửa đầu lúc 355 ngày (gần 1 năm tuổi). Bình quân heo đẻ 2 lứa/năm; sô con sơ sinh trung bình mỗi lứa 9,5 con; nuôi sống đến cai sữa 9 con.
Khả năng cho thịt: Khảo sát heo thịt Thuộc Nhiêu loại hình to cho tỷ lệ thịt khá cao, xấp xỉ một số giống heo ngoại đã nhập vào nước ta.
Tỷ lệ thịt, mỡ của heo Thuộc Nhiêu loại hình to
Tính trạng đặc biệt
Do heo Thuộc Nhiêu là sản phẩm cùa sự tạp giao giữa heo địa phương với nhiều giống heo ngoại và có chiều hướng thiên về heo Yorkshire nên nó mang nhiều đặc tính của heo Yorkshire và thích nghi khí hậu vùng nuôi. Tuy nhiên do tính chất giống lai và phương thức nuôi nên heo Thuộc Nhiêu có phần nhiều mỡ hơn.
Công tác bảo tồn
Sau năm 1975, do áp lực của thị trường và với chủ trương tạo giống heo Yorkshire Việt Nam, heo Thuộc Nhiêu được lai cấp tiến với heo đực Yorkshire (qua thụ tinh nhân tạo) và ngày nay hình bóng con heo Thuộc Nhiêu chỉ còn qua những con lai năng suất thâp. Công tác lưu giữ nguồn giống chủ yếu tập trung vào việc thu thập tư liệu của giống heo này mà không tiến hành giữ giống thuần, một phần vì khó thực hiện ở một địa bàn áp lực thị trường mạnh (gần thành phô Hồ Chí Minh), phần nữa vì bản thân giống không có những nét thật đặc trưng vì quá gần với heo Yorkshire.
[AdSense-A]
Giống heo Ba Xuyên
Xuất xứ
Heo Ba Xuyên thuộc lớp động vật có vú (Mammalia), bộ guốc chẵn (Artiodactyla), họ Suidac, chủng Sus, loài Sus domesticus, nhóm giống Ba Xuyên. Vào cuối thế kỷ thứ 19 từ một giống heo có màu da đen tuyền cho lai với heo lang từ đảo Hải Nam đưa vào vùng Hậu Giang rồi tiếp tục lai với các giống heo từ Pháp đưa vào như heo Craonais, Berkshire, Tarmvorth… đã hình thành nên nhóm giống heo Ba Xuyên.
Phân bố
Heo Ba Xuyên tập trung nhiều ở huyện Vị Xuyên tỉnh Sóc Trăng, và hiện nay có rải rác ở các tỉnh Vĩnh Long, Cần Thơ, Tiên Giang, Kiên Giang, An Giang, Long An, Đồng Tháp…
Đặc điểm ngoại hình
Phần lớn heo Ba Xuyên có cả bông đen và bông trắng trên cả da và lông, phân bố xen kẽ nhau. Đầu to vừa phải, mặt ngắn, mõm hơi cong, trán có nếp nhăn, tai to vừa và đứng. Bụng to nhưng gọn, mông rộng. Chân ngắn, móng xoè, chân chữ bát và đi móng, đuôi nhỏ và ngắn.
Khả năng sản xuất
Khả năng sinh sản: Heo đực bắt đầu có biểu hiện nhảy cái lúc 4 – 5 tháng tuổi, nhưng thường được sử dụng phối giống tốt khi 6 – 7 tháng tuổi với khối lượng cơ thể khoảng 45kg. Heo đực có thể giao phối trực tiếp với khoảng cách 2-3 ngày/lần. Heo cái có biểu hiện động dục lần đầu lúc 6 – 7 tháng tuổi.
Khả năng sinh trưởng
Khả năng sinh trưởng heo Ba Xuyên
Một số chỉ tiêu sinh sản của heo Ba Xuyên
Khả năng cho thịt: Heo Ba Xuyên có khả năng cho thịt khá, tuy nhiên chất lượng thịt còn chưa cao do mỡ lưng khá dày và diện tích cơ thăn chưa cao.
Tính trạng đặc biệt
Heo Ba Xuyên thích hợp với vùng lúa đồng bằng sông Cửu Long, nơi nhiều thức ăn tinh giàu năng lượng nên hình thành giống heo to, nhiều mỡ.
Công tác bảo tồn nguồn gen
Trước mắt phương pháp bảo tồn in- situ là chủ yếu. Cỏ thể tính toán việc bảo tồn các vật chất di truyền theo phương pháp ex-situ.
Một số chỉ tiêu về chất lượng thịt heo Ba Xuyên
Giống heo Phú Khánh
Xuất xứ
Heo Phú Khánh thuộc lớp động vật có vú (Mammalia), bộ guốc chẵn (Artiodactyla), họ Suidae, chủng Sus, loài Sus domesticus, nhóm giống heo Phú Khánh.
Theo tài liệu điều tra cơ bản thì heo trắng Phú Khánh là heo lai giữa heo địa phương với các giống heo ngoại, chủ yếu là heo Yorkshire, qua nhiều năm phát triển heo lai này đã dần dần thích ứng với điều kiện chăn nuôi và khí hậu ở địa phương tỉnh Phú Khánh cũ (nay là tinh Khánh Hoà và Phú Yên). Heo đã được chọn lọc, nhân thuần và xây dựng thành nhóm giống heo trắng Phú Khánh.
Phân bố
Heo trắng Phú Khánh được nuôi chủ yếu tập trung ở hai tỉnh Phú Yên và Khánh Hoà.
Đặc điểm ngoại hình: Heo Phú Khánh có da lông màu trắng tuyền, lông hơi thưa, da mỏng, đầu nhỏ, mõm cong vừa phải, tai đứng hướng về phía trước, lưng thẳng, bụng to nhưng không sệ, ngực sâu, chân chắc khoẻ nhưng đi bàn. Có hai loại hình: Heo da bóng không lông (thực chất là ít lông) và heo da lông bình thường.
Khả năng sản xuất
Khả năng sinh trưởng: Heo trắng Phú Khánh có khối lượng sơ sinh khá cao, biến động từ 0,7kg đến 1,3kg. Heo có tầm vóc to trung bình phù hợp với thị hiếu, khối lượng heo nái trưởng thành 24 tháng tuổi đạt 145kg. Heo cái hậu bị 8 tháng tuổi có khối lượng trung bình 62,15kg, heo nuôi vỗ béo lấy thịt có khối lượng lúc 8 tháng tuổi là 88,3kg, tăng trọng trung bình 435g/ngày với tiêu tốn thức ăn 5,5 đơn vị cho 1kg tăng trọng. Heo đực lúc 8 tháng tuổi có khối lượng cơ thể 52,61kg, thấp hơn heo cái 10 – 15%, tăng trọng trung bình 6,8 – 7kg/tháng, nhưng đến trưởng thành khối lượng đạt 150kg.
Khả năng sinh sản:
Heo đực: lúc 8 tháng tuổi sử dụng cho phối giống có kết quả tốt. Phẩm chất tinh dịch có sự khác nhau qua các lứa tuổi. Hoạt lực và nồng độ linh trùng cao nhất ở 12 – 18 tháng tuổi và giảm từ 20 tháng. Mỗi lần xuất tinh từ 140 – 170ml, hoạt lực từ 77 – 82%, nồng độ tinh trùng biến động từ 207 – 343 triệu/ml, giai đoạn có nồng độ tinh trùng cao nhất ở độ tuổi 12-18 tháng tuổi
Heo cái: có khả năng sinh sản tốt ngay từ lứa 1 tới lứa 6, sau đó giảm dần. Đàn heo nái được chọn lọc đã có các chỉ tiêu cao hơn đàn đại trà. Đàn heo nuôi ở các trại nhà nước có các chỉ tiêu cao hơn và ổn định hơn so với heo nuôi ở trại tập thể hoặc nuôi gia đình.
Khối lượng cơ thể và các chiều đo của heo Phú Khánh
Khả năng cho thịt: Nhóm heo trắng Phú Khánh có hướng sản xuất nạc -mỡ, heo được nuôi vỗ béo cho các tỷ lệ thịt, mỡ như sau: Trọng lượng xuất chuồng 98kg, tỷ lệ thịt xẻ 76%, tỷ lệ nạc 43%, xương 7,8 và p2 5,4mm.
Một số chỉ tiêu về khả năng sinh sản của heo cái Phú Khánh
[AdSense-A]
Giống heo Mường Khương
Xuất xứ
Heo Mường Khương thuộc lớp động vật có vú (Mammalia), bộ guốc chẵn (Artiodactyla), họ Suidae, chủng Sus, loài Sus domesticus, giống Mường Khương, Heo Mường Khương được nuôi nhiều ở vùng núi phía Bắc và gắn liền với đời sống người H’Mông.
Phân bố
Mường Khương là giống heo địa phương, có từ lâu đời, được nuôi ở nhiều vùng thuộc tính Lào Cai, nhiều nhất là ở huyện Mường Khương.
Đặc điếm ngoại hình
Heo có màu sắc lông da là đen tuyền hoặc đen có đốm trắng ở đầu đuôi và ở chân, lông thưa và mềm. Đa số heo có mõm dài thẳng hoặc hai cong, trán nhăn, tai to hơi cúp rũ về phía trước. Heo có tầm vóc to, nhưng lép người, bốn chân to cao vững chắc. Lưng không thẳng nhưng cũng không võng lắm, bụng to nhưng không sệ tới sát đất, mông hơi dốc.
Khả năng sản xuất

Khả năng sinh trưởng: Điều tra trên 432 heo Mường Khương nuôi thịt từ sơ sinh đến trên 12 tháng tuổi đã thu được số liệu trung bình về khối lượng cơ thể và kích thước một số chiều đo chính. Heo Mường Khương có tốc độ sinh trưởng chậm, khối lượng sơ sinh khá cao (0,6kg), từ sơ sinh đến 4 tháng tuổi heo tăng trọng thấp (3 – 4kg/tháng), từ giai đoạn choai 5-6 tháng tuổi heo bắt đầu cho tăng trọng khá hơn (5 – 6kg/tháng). Sau 12 tháng tuổi heo vẫn còn phát triển và khối lượng trung bình trên 90kg, có những con đạt tới 121,5kg ở 18 tháng tuối.
Kích thước các chiều đo chính của heo Mường Khương nuôi thịt qua các lứa tuổi (cm)
Khả năng sinh sản: Heo Mường Khương có tuổi động dục đầu tiên muộn (6-7 tháng tuổi), tuối đẻ lứa đầu là khoảng một năm tuổi, thời gian động hớn dài (5-7 ngày), thời gian có chửa 114-116 ngày, số con đẻ ra và nuôi sống thấp (5 con/lứa), khả năng nuôi con thấp do tập quán thả rông, thiếu dinh dưỡng, số lứa đẻ trong năm khoảng 1,2 – 1,3 lứa.
Khả năng cho thịt: Khảo sát một số heo ở các lứa tuổi khác nhau đã cho các tỷ lệ thịt, mỡ khác nhau. Do sống trên đỉnh núi cao, vận chuyển khó khăn, không có thị trường, người H’Mông có thói quen nuôi heo thật to để cúng giỗ, cưới xin, có những con heo nuôi to tới vài năm tuổi nên mỡ nhiều.
Tính trạng đặc biệt
Tầm vóc lớn, sức chống chịu tốt với chăn thả ớ các vùng núi cao là đặc điểm nổi bật của giống heo này. Có thể sử dụng các ưu điểm này để lai nâng tầm vóc heo địa phương có khối lượng nhỏ.
Các tỷ lệ thịt, mỡ của heo Mường Khương
Công tác bảo tồn nguồn gen: Heo Mường Khương hiện tập trung tại các vùng núi cao người H’mông ở. Thị trường ở đây chưa phát triển do vùng núi xa xôi, độ cao lớn đi lại khó khăn nên việc lai kinh tế với heo ngoại qua thụ tinh nhân tạo hầu như chưa có. Trước mắt vẫn là thu thập các số liệu và giúp cải tiến nuôi dưỡng heo đực giống. Các nhà nghiên cứu bảo tồn nguồn gen động đang tiến hành khảo sát, so sánh sự khác và giống nhau giữa heo Mường Khương và heo Mẹo để xác định mối quan hệ giữa chúng và xem chúng có là hai giống độc lập không?