21/06/2018, 14:13

CPM là gì viết tắt của từ nào, tìm hiểu khái niệm CPM trong quảng cáo

Giải nghĩa từ CPM là gì viết tắt của từ nào và lợi ích của việc quảng cáo tính tiền theo số nghìn lần hiển thị Cost Per 1000 impressions. Hình thức quảng cáo tính phí theo CPM có những lợi thế nhất định cho cả doanh nghiệp và bên làm dịch vụ ads. Nó dựa vào số lần hiển thị quảng cáo thay vì theo ...

Giải nghĩa từ CPM là gì viết tắt của từ nào và lợi ích của việc quảng cáo tính tiền theo số nghìn lần hiển thị Cost Per 1000 impressions. Hình thức quảng cáo tính phí theo CPM có những lợi thế nhất định cho cả doanh nghiệp và bên làm dịch vụ ads. Nó dựa vào số lần hiển thị quảng cáo thay vì theo nhấp chuột CPC hay hình thức tính tiền theo ngày CPD.

CPM là gì viết tắt của từ nào, tìm hiểu khái niệm CPM trong quảng cáo

CPM là gì viết tắt của từ nào, tìm hiểu khái niệm CPM trong quảng cáo

CPM là gì?



CPM là viết tắt của từ Cost Per 1.000 Impressions, tức tính tiền quảng cáo theo mỗi 1.000 lần hiển thị. Như vậy, bạn sẽ phải trả tiền theo số lần hiển thị quảng cáo trên trang web, dịch vụ. CPM thì phù hợp với những công ty, doanh nghiệp cần quảng bá thương hiệu nhằm gây ấn tượng cho khách hàng tiềm năng, để đến khi họ có nhu cầu thật sự sẽ nghĩ tới công ty đầu tiên.

Hình thức quảng cáo tính tiền theo số nghìn lần hiển thị CPM không đòi hỏi tương tác của người dùng như nhấp chuột, mà chỉ cần hiển thị nó cho khách tham quan, bất kể họ có nhìn hay không.

Bạn sẽ thắc mắc vì sao không tính theo giá mỗi lần hiển thị mà phải là mỗi 1.000 lần hiển thị. Do nếu tính theo 1 lần hiển thị thì con số tiền quá thấp, nên người ta dùng đơn vị 1.000 lần cho dễ tính. Ví dụ CPM là 2.000 đồng, nghĩa là nếu bên xuất bản nội dung hiển thị banner của bạn 1.000 lần thì bạn phải trả cho họ 2.000 đồng bất kể họ có click vào hay không.

Quảng cáo CPM phù hợp với hình ảnh banner cỡ lớn, video trong bài hay banner dạng flash ảnh động nhằm gây ấn tượng cho khách hàng. Bạn không nên dùng banner nhỏ bởi sẽ dễ bị người dùng bỏ qua, không tạo được hiệu ứng tốt.

Ngoài ra, CPM nhằm mục đích gây ấn tượng và quảng bá thương hiệu là chủ yếu, chứ không tạo ra đơn hàng ngay tức thì. Thiết kế banner cho loại hình CPM bạn cần hướng tới giá trị cốt lõi để tạo được dấu ấn đối với người dùng, tới lúc họ có nhu cầu về sản phẩm, dịch vụ mà bạn phân phối thì sẽ nghĩ ngay tới bạn.

Nhược điểm của quảng cáo CPM là không biết rõ Ads hiển thị thế nào, thời gian mỗi lần hiển thị bao nhiêu và hiệu quả không đo lường được. Như CPC còn biết được quảng cáo hấp hẫn hay không dựa vào số nhấp chuột.

Hy vọng mọi đã hiểu CPM là gì và loại hình quảng cáo tính phí theo số lần hiển thị CPM có ý nghĩa như thế nào. Tùy vào từng chiến dịch mà bạn nên chọn CPM hay CPC, CPD nhé, không phải cứ nhất định trung thành với một hình thức nào đó.

0