Đề thi chuyên đề 8: Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945) – Lịch sử 8
ĐỀ 1: Câu 1. Lập niên biểu những sự kiện chính của Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 -1945) ? Niên đại Sự kiện chính Ngày 1 -9-1939 ………………………………. Tháng 9 -1940 ………&hell ...
ĐỀ 1:
Câu 1. Lập niên biểu những sự kiện chính của Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 -1945) ?
Niên đại | Sự kiện chính |
Ngày 1 -9-1939 | ………………………………. |
Tháng 9 -1940 | ………………………………. |
Ngày 26-6-1941 | ………………………………. |
Ngày 7-12-1941 | ………………………………. |
Tháng 1-1942 | ………………………………. |
Ngày 2-2-1943 | ………………………………. |
Ngày 6 – 6 -1944 | ………………………………. |
Ngày 9-5-1945 | ………………………………. |
Ngày 15-8-1945 | ………………………………. |
Câu 2. Nêu nguyên nhân bùng nổ Chiến tranh thế giới thứ hai. Chiến tranh thế giới thứ hai có điểm gì giống và khác so với Chiến tranh thế giới thứ nhất ?
Câu 3. Nêu những diễn biến chính của Chiến tranh thế giới thứ hai theo bảng thống kê sau đây:
Thời gian | Chiến sự |
-Từ 1-9 -1939 đến đầu năm 1943. | ………………………………. |
-Từ đầu năm 1943 8-1945 ……………………………….
Câu 4. Liên Xô có vai trò như thế nào trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít?
Câu 5. Nêu kết cục của Chiến tranh thế giới thứ hai ?
HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI
Câu 1:
Niên đại | Sự kiện chính |
Ngày 1 -9-1939 | Đức tấn công Ba Lan, chiến tranh bùng nổ. |
Tháng 9 – 1940 | I-ta-li-a tấn công Ai Cặp. |
Ngày 26 – 6 – 1941 | Đức tấn công Liên xô. |
Ngày 7-12-1941 | Nhật tấn công Mĩ ở Ha Oai. |
Tháng 1 – 1942 | Mặt trận Đồng minh chống phát xít thành lập. |
Ngày 2-2-1943 | Chiến thắng Xta-lin-grát. |
Ngày 6 – 6 – 1944 | Anh – Mĩ đổ bộ vào Bắc Pháp. |
Ngày 9-5-1945 | Phát xít Đức đầu hàng. |
Ngày 15-8-1945 | Nhật đầu hàng Đồng minh, chiến tranh kết thúc. |
Hướng dẫn trả lời:
Câu 2. Nêu nguyên nhân bùng nổ Chiến tranh thế giới thứ hai. Chiến tranh thế giới thứ hai có điểm gì giống và khác so với Chiến tranh thế giới thứ nhất ? |
+Nguyên nhân bùng nổ Chiến tranh thế giới thứ hai:
+ Mâu thuẫn về quyền lợi giữa các nước đế quốc sau Chiến tranh thế giới thứ nhất tiếp tục nảy sinh.
+ Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 dẫn đến sự ra đời và lên cầm quyền của chủ nghĩa phát xít ờ Đức, I-ta-li-a và Nhật Bản nhằm gây chiến tranh để chia lại thế giới.
+ Chính sách thỏa hiệp, “dung dưỡng” của các nước phương Tây đã tạo điều kiện cho bọn phát xít phát động chiến tranh.
+ Các nước đế quốc hình thành hai khối đối lập nhau.
+Điểm giống nhau và khác nhau giữa Chiến tranh thế giới thứ nhất với Chiến tranh thế giới thứ hai
+ Điểm giống nhau: Cả hai cuộc chiến tranh đều nhằm giải quyết mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thị trường và thuộc địa.
+ Điểm khác nhau: Chiến tranh thế giới thứ hai còn nhằm giải quyết mâu thuẫn giữa các nước đế quốc với Liên Xô, nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới.
Câu 3. Nêu những diễn biến chính của Chiến tranh thế giới thứ hai theo bảng thống kê sau đây: |
Hướng dẫn trả lời:
Thời gian | Chiến sự |
*Từ 1-9 – 1939 đến đầu năm 1943 | – Bằng chiến thuật “chiến tranh chớp nhoáng”, phát xít Đức đánh chiếm hầu hết châu Âu. Ngày 22 – 6 -1941, phát xít Đức tấn công Liên Xô và tiến vào lãnh thổ Xô – viết.
– Ở Thái Bình Dương, ngày 7 – 12 -1941, Nhật Bản tấn công hạm đội Mĩ ở Trân Châu cảng. Quân Nhật chiếm toàn bộ Đông Nam Á và một số đảo Thái Bình Dương. – Ờ Bắc Phi, tháng 9 – 1940, quân I-ta-li-a tấn công Ai Cập. Chiến tranh lan rộng khắp thế giới. – Tháng 1 – 1942, Mặt trận Đồng minh chống phát xít thành lập. |
*Từ đầu năm 1943 đến tháng 8 – 1945 | – Trận phản công của quân đội Liên Xô ở Xta-lin-grát (tháng 2 -1943) đã tạo ra bước ngoặt của Chiến tranh thế giới, Hồng quân Liên Xô và quân Đồng minh chuyển sang phản công khắp các mặt trận.
– Mặt trận Xô – Đức: Đến cuối năm 1944, Hồng quân Liên Xô quét sạch quân Đức khỏi lãnh thổ Xô – viết. Trên đường truy kích phát xít Đức, Hồng quân giúp đỡ nhân dân các nước Đông Âu lật đổ ách thống trị của chủ nghĩa phát xít. – Mặt trận Bắc Phi: Quân Anh, Mĩ tấn công mạnh mẽ, tháng 5 -1943, quân Đức và I-ta-li-a phải hạ vũ khí. – Mặt trận Tây Âu: Ngày 6 – 6 -1944, quân Anh, Mĩ đổ bộ lên miền Bắc nước Pháp, mở Mặt trận thứ hai. – Sau thắng lợi của Hồng quân Liên Xô ở chiến dịch công phá Béc-lin, ngày 9 – 5 – 1945, chính phủ mới của Đức đầu hàng không điều kiện. Chiến tranh kết thúc ờ châu Âu. – Mặt trận châu Á – Thái Bình Dương, Hồng quân Liên Xô đánh tan đạo quân Quan Đông của Nhật; ngày 6 và 9 – 8, Mĩ thả hai quả bom nguyên tử xuống Nhật Bản làm hơn 20 vạn người chết. – Ngày 15 – 8 – 1945, Nhật Bản đầu hàng không điều kiện. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc. |
Câu 4. Liên Xô có vai trò như thế nào trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít?
Hướng dẫn trả lời:
-Trước những hành động của chủ nghĩa phát xít Liên Xô đã ra sức ngăn chặn sự bùng nổ của chiến tranh: giúp đỡ Tiệp Khắc (năm 1939), kí kết hiệp ức không xâm phạm lẫn nhau với Đức.
-Khi Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, Liên Xô vận động các nước thành lập Mặt trận nhân dân chống phát xít, chống chiến tranh.
-Khi phát xít Đức tấn công vào lãnh thổ Liên Xô, Hồng quân và nhân dân Liên Xô đã trực tiếp đương đầu với phát xít Đức. Sau khi đánh bại quân đội phát xít Đức, Hồng quân Liên Xô còn giúp các nước Đông Âu đánh bại quân xâm lược Đức, giải phóng hàng loạt các nước Đông, Nam Âu.
-Hồng quân Liên Xô cùng với liên quân Anh – Mĩ tấn công vào tận sào huyệt Béc-lin, tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức, kết thúc Chiến tranh ở châu Âu.
-Thực hiện chủ trương của Hội nghị I-an-ta, Hồng quân Liên Xô mang quân đánh bại một triệu quân Quan Đông của Nhật rồi cùng với lực lượng Đồng minh đánh bại phát xít Nhật vào ngày 14 – 8 – 1945, kết thúc Chiến tranh ờ châu Á – Thái Binh Dương.
-Sau khi Chiến tranh kết thúc, Liên Xô chủ trì hội nghị Pốt-xđam để giải quyết vấn để giải giáp phát xít và sắp xếp lại trật tự thế giới sau chiến tranh.
-Như vậy, Liên Xô là nước đi đầu trong sự nghiệp chống chủ nghĩa phát xít.
Câu 5. Nêu kết cục của Chiến tranh thế giới thứ hai ?
Hướng dẫn trả lời:
-Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc với sự thất bại hoàn toàn của phát xít Đức, I-ta-Ii-a, Nhật Bản. Toàn nhân loại đã phải gánh chịu hậu quả thảm khốc của Chiến tranh.
-Hậu quả của chiến tranh: khoảng 60 triệu người chết, 90 triệu người tàn tật thiệt hại vật chất gấp 10 lần Chiến tranh thế giới thứ nhất, bằng tất cả các cuộc Chiến tranh 1000 năm trước đó cộng lại.
-Những giá trị văn minh, nhân đạo và lương tâm đã bị thủ tiêu vì những tội ác trong kĩ nghệ giết người của Đức Quốc xã.
-Chiến tranh kết thúc dẫn đến sự thay đổi căn bản tình hình thế giới.
-Hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa ra đời ờ Đông Âu và châu Á.
-Làm thay đổi thế và lực trong hệ thống các nước tư bản chủ nghĩa.
-Tạo điều kiện cho phong trào giải phóng dân tộc phát triển.
Những chuyên mục hay của Lịch sử lớp 8:
- Giải bài tập Sách giáo khoa môn Lịch sử lớp 8
- Câu hỏi ôn tập môn Lịch sử lớp 8
- Đề thi – Đáp án môn Lịch sử lớp 8
- Đề thi học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 8