24/06/2018, 17:05

Đề thi chuyên đề 11: Xã hội Việt Nam từ năm 1897 đến năm 1918 (Phần 2)- Lịch sử 8

ĐỀ 2 Câu 6. Lập bảng thống kê các phong trào yêu nước tiêu biểu đầu thế kỉ XX. Nêu điểm giống nhau và khác nhau giữa các phong trào đó ? Câu 7. Tư tưởng của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh có điểm gì giống và khác nhau? Câu 8: Nêu những biến động về kinh tế Việt Nam trong Chiến tranh thế ...

ĐỀ 2

Câu 6. Lập bảng thống kê các phong trào yêu nước tiêu biểu đầu thế kỉ XX. Nêu điểm giống nhau và khác nhau giữa các phong trào đó ?

Câu 7. Tư tưởng của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh có điểm gì giống và khác nhau?

Câu 8: Nêu những biến động về kinh tế  Việt Nam trong Chiến tranh thế  giới thứ nhất ?

Câu 9. Tại sao ngay từ khi ra đời, công nhân Việt Nam đã đấu tranh chống lại tư bản Pháp? Nêu những hình thức đấu tranh của công nhân Việt Nam từ khi hình thành đến năm 1918.

Câu 10. Nguyễn Ái Quốc ra đi tìm đường cứu nước trong hoàn cảnh nào?

Câu 11. Quá trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc có gì khác với những người đi trước?

Câu 12. Nêu tóm tắt quá trình xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp và cuộc đấu tranh chống xâm lược của nhân dân ta theo các mốc thời gian trong bảng sau:

Thời gian Quá trình xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp Cuộc đấu tranh của nhân dân ta
Ngày 1 – 9 -1858 …………………………………. ………………………………….
Tháng 2 -1859 …………………………………. ………………………………….
Tháng 2 – 1862 …………………………………. ………………………………….
Tháng 6-1862 …………………………………. ………………………………….
Tháng 6 -1867 …………………………………. ………………………………….
Ngày 20-11 -1873 …………………………………. ………………………………….
Ngày 18-8-1883 …………………………………. ………………………………….

HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI

Câu 6:

STT Các phong trào Mục đích Hình thức và nội dung hoạt động
1 Đông Du (1905) Đào tạo nhân tài cho đất nước, chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang. –  Đưa học sinh sang Nhật du học.

–  Viết sách báo tuyên truyền tinh thần yêu nước.

2

3

-Đông Kinh nghĩa thục (1907)

– Cuộc vận động Duy tân

– Phong trào chống thuế ở Trung Kì
(1908)

-Nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài.

– Nâng cao dân trí.

– Bồi dưỡng tinh thần
đấu tranh.

-Diễn thuyết bình văn, sách báo.

– Diễn thuyết về đề tài

sinh hoạt xã hội, tình hình thế giới.

– Khuyến khích kinh doanh
công thương nghiệp mở rộng và phát triển.

-Có ý thức ưu tiên dùng hàng hóa trong nước để sản xuất theo hướng tư bản.

– Điểm giống nhau và khác nhau giữa các phong trào.
Đông du Đông Kinh nghĩa thục Cuộc vận động Duy tân
+Điểm giống nhau: Đều là phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản do các sĩ phu yêu nư ởc đề xướng, lãnh đạo.
+Điểm khác nhau: Khuynh hướng đấu tranh. Bạo động chống Pháp. Ôn hòa. Mở các nhà trường, nâng cao dân trí đào tạo nhân tài.

Câu 7. Tư tưởng của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh có điểm gì giống và khác nhau?

Hướng dẫn trả lời:

  • Giống nhau:

+ Đều mong muốn thực hiện mục đích làm cách mạng là cứu nước, cứu dân.

+ Đều thấy rằng cần phải đi ra nước ngoài để tìm đường cứu nước, học hỏi kinh nghiệm cách mạng các nư ởc để về làm cách mạng ở Việt Nam.

  • Khác nhau:

+ Phan Bội Châu là lãnh tụ của phong yêu nước – cách mạng, chủ trương vận động quần chúng và tranh thủ sự giúp đỡ bên ngoài để tiến hành bạo động chống Pháp, xây dựng nên một chế độ chính trị mới ở Việt Nam.

+ Phan Châu Trinh là lãnh tụ của phong trào cải cách dân chủ. Ông chủ trương phê phán chế độ thuộc địa, vua quan, hô hào cải cách xã hội; nâng cao dân trí, dân quyền tiên tới cứu nước. Tư tưởng của ông ảnh hưởng đến phong trào dân chủ của các sĩ phu lúc bây giờ.

Câu 8: Nêu những biến động về kinh tế  Việt Nam trong Chiến tranh thế  giới thứ nhất ?

Hướng dẫn trả lời:

-Ngày 1 – 8 – 1914, cuộc Chiến tranh giữa các nước đế quốc để chia lại thị trường thế giới bùng nổ với sự tham gia của đế quốc Pháp. Toàn quyền Đông Dương tuyên bố: “Nhiệm vụ chủ yếu của Đông Dương là phải cung cấp cho chính quốc đến mức tối đa nhân lực, vật lực về tài lực,…”.

-Nhân dân Việt Nam phải đóng hàng nghìn thứ thuế, phải mua quốc trái…. Trong bốn năm chiến tranh, chính quyền thuộc địa đã thu được 184 305.114 phrăng tiền công trái và 13.816.117 phờ răng tiền quyên góp. Ngoài ra, hằng trăm tấn lương thực và nông sản các loại, hàng vạn tấn kim loại cần thiết cho chế tạo vũ khí (antimon, kẽm, chì, thiếc, kền, nhôm,…) được đưa Pháp. Sự cướp bóc ráo riết của thực dân Pháp đã làm ảnh hưởng trầm trọng đến tình hình kinh tế, xã hội Việt Nam,

-Công nghiệp thuộc địa phải gánh đỡ những tổn thất, thiếu hụt của chính quốc. Những mỏ đang khai thác được bỏ thêm vốn. Một số công ti than mới xuất hiện như các Công ti than Tuyên Quang (1915), Đông Triều (1917),… Các kim loại cần cho Chiến tranh được đẩy mạnh khai thác.

-Chiến tranh dẫn tới tình trạng hàng hóa nhập từ Pháp sang giảm hẳn, từ 107 triệu phrăng trong năm 1913 xuống còn 33 triệu phrăng trong năm 1918, Bù vào đó, chính sách nới tay độc quyền cho tư bản người Việt được kinh doanh tương đối tự do đã làm cho công thương và giao thông vận tải ở Việt Nam có điều kiện phát triển. Các xí nghiệp của người Việt có từ trước Chiến tranh đều mở rộng thêm phạm vi và quy mô sản xuất, đồng thời xuất hiện nhiều xí nghiệp mới.

– Nông nghiệp từ chỗ chuyên canh cây lúa đã một phần chuyển sang trồng cây phục vụ cho chiến tranh như thầu dầu, đậu, lạc,… Ở các tỉnh trung du miền Bắc có tới 251 ha đất trồng lúa chuyển sang trồng đậu tây. Trong bốn năm Chiến tranh, nông nghiệp trồng lúa gặp nhiều khó khăn. Đầu năm 1915, Các tỉnh San Tây, Bắc Ninh, Hòa Bình,… bị hạn đến mức gần như mất trắng. Giữa năm này, đê vỡ ở hầu hết các sông lớn thuộc Bắc Kì làm ngập tới 22000 héc-ta.

 Câu 9. Tại sao ngay từ khi ra đời, công nhân Việt Nam đã đấu tranh chống lại tư bản Pháp? Nêu những hình thức đấu tranh của công nhân Việt Nam từ khi hình thành đến năm 1918.

Hướng dẫn trả lời:

– Lí do công nhân Việt Nam đấu tranh chống lại tư bản Pháp ngay từ khi mới ra đời:

+ Công nhân Việt Nam ra đời đã tiếp thu được truyền thống yêu nước, đấu tranh bất khuất của dân tộc.

+ Ngay từ đầu, công nhân Việt Nam sống và làm việc trong điều kiện khắc nghiệt, bị tư bản Pháp áp bức, bóc lột nặng nề, giá lao động rẻ mạt đời sống khó khăn nên đã sớm xác định tư bản Pháp là kẻ thù của giai cấp mình, đồng thời là kẻ thù dân tộc.

– Những hình thức đấu tranh của giai cấp công nhân Việt Nam.

+ Bỏ việc, phá giao kèo, đánh lại bọn cai trị.

+ Đưa đơn yêu cầu, tham gia khởi nghĩa, bãi công…

Tiêu biểu là cuộc đấu tranh của toàn bộ công nhân viên chức hãng Liên hiệp thương mại Đông Dương ở Hà NộI (5 – 1909); cuộc bãi công của công nhân xưởng sửa chữa tàu Ba Son 1912,…

Câu 10. Nguyễn Ái Quốc ra đi tìm đường cứu nước trong hoàn cảnh nào?

Hướng dẫn trả lời:

Nguyễn Ái Quốc sinh ra trong một gia đình nhà Nho nghèo yêu nước, lớn lên trong hoàn cảnh nước mất nhà lan, trên quê hương giàu truyền thống cách mạng. Chứng kiến các phong trào yêu nước Người rất khâm phục tinh thần yêu nước và ý chí đấu tranh của các bậc tiền bối nhưng không đi theo con đường cứu nước của họ.

– Khi theo cha vào học tại Huế (năm 1904), Nguyễn Ái Quốc chứng kiến khẩu hiệu “Tự do – Bình đẳng – Bác ái” mà thực dân Pháp rêu rao trên đất nước ta.

– Tất cả hun đúc trong lòng Nguyễn Ái Quốc tinh thần yêu nước nồng nàn và Người đã quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước, cứu dân.

Câu 11. Quá trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc có gì khác với những người đi trước?

Hướng dẫn trả lời:

Quá trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc là quá trình khảo sát và lựa chọn.

– Nguyễn Ái Quốc đến nhiều nước, tìm hiểu các cuộc cách mạng đã diễn ra trên thế giới.

– Từ đó, Nguyễn Ái Quốc rút ra kết luận: Cách mạng tư sản Pháp, Cách mạng Mĩ là những cuộc cách mạng chưa tới nơi. Người ta đã cách mạng hàng trăm năm rồi mà dân chúng vẫn còn khổ cực và đang toan tính làm lại cách mạng khác.

– Cuộc cách mạng “tới nơi” mà Nguyễn Ái Quốc tìm kiếm là cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, đồng thời giải phóng cho người lao động.

Người khẳng định Việt Nam phải đi theo Cách mạng tháng Mười Nga. Đây là thời điểm Người đọc Sơ thảo Luận cương của Lê-nin vẽ vấn đề dân tộc và thuộc địa.

Câu 12. Nêu tóm tắt quá trình xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp và cuộc đấu tranh chống xâm lược của nhân dân ta theo các mốc thời gian trong bảng sau:

Thời gian Quá trình xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp Cuộc đấu tranh của nhân dân ta
Ngày 1 – 9 -1858 …………………………………. ………………………………….
Tháng 2 -1859 …………………………………. ………………………………….
Tháng 2 – 1862 …………………………………. ………………………………….
Tháng 6-1862 …………………………………. ………………………………….
Tháng 6 -1867 …………………………………. ………………………………….
Ngày 20-11 -1873 …………………………………. ………………………………….
Ngày 18-8-1883 …………………………………. ………………………………….

Hướng dẫn trả lời:

Thời gian Quá trình xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp Cuộc đấu tranh của nhân dân ta
Ngày 1 – 9 -1858 Pháp đánh bán đảo Sơn Trà, mở đầu cuộc xâm lược Việt Nam. Quân dân ta đánh trả quyết liệt.
Tháng 2 -1859 Pháp kéo vào Gia Định. Quân ta chặn địch ở Gia Định.
Tháng 2-1862 Pháp chiếm Gia Định, Định Tưởng, Biên Hòa, Vĩnh Long.
Tháng 6 -1862 Hiệp ước Nhâm Tuất, Pháp chiếm ba tỉnh miền Đông Nam Kì. Nhân dân kháng chiến độc lập.
Tháng 6 -1867 Pháp chiếm ba tình miền Tây. Nhân dân sáu tinh khởi nghĩa.
Ngày 20-11 -1873 Pháp đánh thành Hà Nội. Nhân dân tiếp tục chống Pháp.

Những chuyên mục hay của Lịch sử lớp 8:

  • Giải bài tập Sách giáo khoa môn Lịch sử lớp 8
  • Câu hỏi ôn tập môn Lịch sử lớp 8
  • Đề thi – Đáp án môn Lịch sử lớp 8
  • Đề thi học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 8

Xem thêm: Đề thi chuyên đề 11: Xã hội Việt Nam từ năm 1897 đến năm 1918 (Phần 1)- Lịch sử 8

0