24/06/2018, 17:04

Đề thi chuyên đề 11: Xã hội Việt Nam từ năm 1897 đến năm 1918 (Phần 1)- Lịch sử 8

ĐỀ 1 Câu 1. Chính sách khai thác, bóc lột của thực dân Pháp đã làm cho giai cấp địa chủ phong kiến và nông dân Việt Nam có những thay đổi như thế nào? Câu 2. Lập bảng thống kẻ vé tình hình các giai cấp, tầng lớp trong xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX ? STT Giai cấp ...

ĐỀ 1

Câu 1. Chính sách khai thác, bóc lột của thực dân Pháp đã làm cho giai cấp địa chủ phong kiến và nông dân Việt Nam có những thay đổi như thế nào?

Câu 2. Lập bảng thống kẻ vé tình hình các giai cấp, tầng lớp trong xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX ?

STT Giai cấp tầng lớp nghề nghiệp Thái độ đối với dân tộc
1 Địa chủ phong kiến …………………………
2 Nông dân
…………………………
3 Công nhân
…………………………
4 Tư sản
…………………………
5 Tiểu tư sản
…………………………

Câu 3. Trình bày chính sách của thực dân Pháp trong các ngành nông nghiệp, công thương nghiệp, giao thông vận tải và tài chính. Nêu nhận xét về nền kinh tế Việt Nam đầu thế kỉ XX?

Câu 4. Chính sách văn hóa, giáo dục của Pháp có đúng là để khai hóa văn minh cho người Việt Nam hay không?

Câu 5. So sánh một số điểm cơ bản trong xu hướng cứu nước cuối thế kỉ XIX với xu hướng cứu nước đầu thế kỉ XX theo các nội dung: Mục đích, mục tiêu; Thành phần lãnh đạo; Phương thức hoạt động; Tổ chức; Lực lượng tham gia ?

HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI

Câu 1:

Hướng dẫn trả lời:

  •  Địa chủ phong kiến:

+ Đầu hàng, làm tay sai cho thực dân Pháp, số lượng ngày càng tăng thêm.

+ Địa vị kinh tế được tăng cường, nắm trong tay nhiều ruộng, nắm chính quyền ở các địa phương.

+ Một bộ phận cấu kết với đế quốc để áp bức, bóc lột nhân dàn; một số địa chủ vừa và nhờ có tinh thần yêu nước.

  •  Nông dân:

+ Chiếm số lượng đông đảo, bị tước đoạt ruộng đất, bị bần cùng hóa, bị phá sản, có người phải bỏ làng quê đi làm thuê; cuộc sống cực khó trăm bề.

+ Có tinh thần yêu nước và hăng hái tham gia cuộc đấu tranh chống đế quốc, phong kiến.

Câu 2:

Hướng dẫn trả lời:
STT Giai cấp tầng lớp Nghề nghiệp Thái độ đối với dân tộc
1 Địa chủ phong kiến Kinh doanh ruộng đất, bóc lột địa tô. Đánh mất ý thức dân tộc, làm tay sai cho đế quốc.
2 Nông dân Làm ruộng, đóng mọi thứ thuế. Có ý thức dân tộc sâu sắc, sẵn sàng hưởng ứng tham gia các cuộc đấu tranh; là lực lượng cách mạng đông đảo.
3 Công nhân Bán sức lao động, làm thuê. Kiên quyết chống đế quốc giành độc lập, xóa bỏ chế độ phong kiến, là lực lượng lãnh đạo cách mạng.
4 Tư sản Kinh doanh công thương nghiệp. Chưa có thái độ hưởng ứng hay tham gia các cuộc vận động cách mạng đầu thế kỉ XX; một bộ phận có ý thức dân tộc nhưng cơ bản là thỏa hiệp với đế quốc.
5 Tiểu tư sản Làm công ăn lương; buôn bán nhỏ. Có ý thức dân tộc, tích cực tham gia vào các cuộc vận động cứu nư ởc đầu thế kỉ XX.

Câu 3. Trình bày chính sách của thực dân Pháp trong các ngành nông nghiệp, công thương nghiệp, giao thông vận tải và tài chính. Nêu nhận xét về nền kinh tế Việt Nam đầu thế kỉ XX.

Hướng dẫn trả lời:

-Trình bày chính sách của thực dân Pháp

+ Kinh tế:

  • Nông nghiệp: Cướp đoạt ruộng đất của nông dân.
  • Công nghiệp: Khai thác mỏ, xuất khẩu kiếm lợi.
  • Thương nghiệp: Độc chiếm thị trường mua bán hàng hóa, nguyên liệu, thu thuế.
  • Giao thông vận tải: Xây dựng đường sá, cầu cống, bên cảng, đường dây điện thoại vừa để vươn tới các vùng nguyên liệu, vừa để đàn áp các cuộc nổi dậy của nhân dân.

+ Tài chính: Đánh thuế nặng để giữ độc quyền thị trường Việt Nam, đánh thuế nhẹ hoặc miễn thuế hàng hóa Pháp nhập vào; đánh thuế cao hàng hóa nước ngoài nhập vào Việt Nam.

-Nhận xét: Nền kinh tế Việt Nam đầu thế kỉ XX đã có nhiều biến đổi. Những yếu tố tích cực và tiêu cực đan xen nhau do đường lối nô dịch thuộc địa của thực dân Pháp. Tuy nhiên, nền kinh tế Việt Nam ca bản vẫn là nền sản xuất nhỏ, lạc hậu, phụ thuộc.

Câu 4. Chính sách văn hóa, giáo dục của Pháp có đúng là để khai hóa văn minh cho người Việt Nam hay không?

Hướng dẫn trả lời:

-Trong chính sách văn hóa, giáo dục, đường lối của Pháp là hạn chế phát triển giáo dục ở thuộc địa. Pháp duy trì một nền giáo dục Hán học, lợi dụng hệ tư tưởng phong kiến và tri thức cựu học để phục vụ chế độ mới. Các trường học chỉ được mở một cách dè dặt, số trẻ được đến trường rất ít, càng ở các lớp cao, số học sinh càng giảm dần.

-Ý đồ của thực dân Pháp là:

+ Thông qua giáo dục phong kiến, tạo ra một lớp người chỉ biết phục tùng.

+ Triệt để sử dụng phong kiến Nam triều, dùng người Việt trị người Việt.

+ Kìm hãm nhân dân ta trong vòng ngu dốt để dễ bề cai trị.

Câu 5. So sánh một số điểm cơ bản trong xu hướng cứu nước cuối thế kỉ XIX với xu hướng cứu nước đầu thế kỉ XX theo các nội dung: Mục đích, mục tiêu; Thành phần lãnh đạo; Phương thức hoạt động; Tổ chức; Lực lượng tham gia ?

Hướng dẫn trả lời:
Các nội dung chủ yếu Xu hướng cứu nước cuối thế kỉ XIX. Xu hướng cứu nước đầu thế kỉ XX
Mục đích, mục tiêu -Đánh Pháp, giành độc lập dân tộc, xây dựng lại chế độ phong kiến. -Đánh Pháp, giành độc lập dân tộc, kết hợp với cải cách xã hội, xây dựng chế độ quân chủ lập hiến và dân chủ cộng hòa tư sản.
Thành phần lãnh đạo -Văn thân, sĩ phu phong kiến yêu nước. -Tầng lớp Nho học trẻ đang trên con đường tư sản hóa.
Phương thức hoạt động -Vũ trang. -Vũ trang, tuyên truyền giáo dục, vận động cải cách xã hội, kết hợp lực lượng bên trong và bên ngoài.
Tổ chức -Theo lề lối phong kiến. -Biến đấu tranh giai cấp thành tổ chức chính trị sơ khai.
Lực lượng tham gia -Đông, nhưng hạn chế. -Nhiều tầng lớp, giai cấp, thành phần xã hội.

Những chuyên mục hay của Lịch sử lớp 8:

  • Giải bài tập Sách giáo khoa môn Lịch sử lớp 8
  • Câu hỏi ôn tập môn Lịch sử lớp 8
  • Đề thi – Đáp án môn Lịch sử lớp 8
  • Đề thi học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 8

Xem thêm : Đề thi chuyên đề 10: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp từ năm 1858 đến cuối thế kỉ XIX (Phần 2) – Lịch sử 8

0