23/05/2018, 15:31

Cây chuối rừng

còn gọi là: Chuối hoa, là cây có thân rễ dạng củ, nằm trong đất, chứa nhiều chất bột. Thân giả cao 1 – 2m,mảnh. Bẹ lá có mép đỏ. Phiến lá dài 1 – 1,2m, rộng 12 – 30cm. Cụm hoa hình đầu đạn, dài 15 – 25cm, mọc thẳng đứng. Các lá bắc màu vàng đa cam hay màu đỏ son, chóp màu vàng. Hoa xếp thành ...

còn gọi là: Chuối hoa, là cây có thân rễ dạng củ, nằm trong đất, chứa nhiều chất bột.

Thân giả cao 1 – 2m,mảnh. Bẹ lá có mép đỏ. Phiến lá dài 1 – 1,2m, rộng 12 – 30cm. Cụm hoa hình đầu đạn, dài 15 – 25cm, mọc thẳng đứng. Các lá bắc màu vàng đa cam hay màu đỏ son, chóp màu vàng. Hoa xếp thành một dãy ở kẽ lá bắc. Quả hình thoi gần như có ba cạnh, màu vàng, dài khoảng 9cm, rất chát; hạt rất nhiều.

mọc hoang phổ biến ở khắp các vùng rừng núi ở nước ta, là thành phần đặc trưng của kiểu rừng nhiệt đới ẩm thứ sinh – thường mọc nơi ẩm ướt, ven khe suối.

Các dân tộc miền núi đã có tập quán sử dụng từ lâu đời thân chuối rừng làm thức ăn nuôi lợn. Đó là nguồn dự trữ thức ăn xanh của đàn lợn trong mùa đông, lúc mà các loại thức ăn xanh khác khan hiếm. Người ta có kinh nghiệm chỉ lấy những thân chuối chưa ra hoa vì lợn thích ăn hơn thân chuối đã ra hoa.

Các lâm trường ở miền núi còn sử dụng thân chuối rừng cho trâu bò ăn. Để tăng độ ngon miệng của thân chuối, các cơ sở này thường chế biến như sau: thái thân chuối thành những lát mỏng, trộn lẫn với cám và rơm rồi để lên men trong vài giờ trước khi cho trâu bò ăn.

Thân và hoa chuối rừng cũng có thể sử dụng làm rau xanh cho người. Nếu là thân, bóc lớp vỏ già bên ngoài, lấy phần non thái nhỏ ngâm nước cho bớt chát để ăn ghém, xào hoặc muối dưa. Còn đối với hoa thì bóc bỏ bớt những phần già bên ngoài, thái phần non ngâm nước, làm nộm hoặc xào.

“Củ” chuối rừng có chất bột, có thể dùng để nấu cho lợn ăn.

0