23/05/2018, 15:31

Cây khoai lang

còn được gọi là Khoai củ, là cây thân cỏ, có nhiều nhựa trắng. Một số rễ bén phồng lên thành củ, chứa nhiều bột và đường. Thân và cánh mọc bò dài 2 – 3m, trùm cả mặt đất. Lá hình tim nhọn, có phiến nguyên hay phân thuỳ nông hoặc sâu. Cụm hoa mọc ở nách, mang một hoặc vài hoa hình phễu, màu tím ...

còn được gọi là Khoai củ, là cây thân cỏ, có nhiều nhựa trắng. Một số rễ bén phồng lên thành củ, chứa nhiều bột và đường.

Thân và cánh mọc bò dài 2 – 3m, trùm cả mặt đất. Lá hình tim nhọn, có phiến nguyên hay phân thuỳ nông hoặc sâu. Cụm hoa mọc ở nách, mang một hoặc vài hoa hình phễu, màu tím hoặc trắng. Quả nang thường có 1 – 2 hạt, có khi 3 – 4 hạt, rất bé, màu xám, nâu hoặc đen, có vỏ dày và cứng.

Nhiều người cho rằng khoai lang có nguồn gốc ở Nam Mỹ, ngày nay được trồng phổ biến ở các nước nhiệt đới và á nhiệt đới, với nhiều giống trồng khác nhau.

Ở nước ta, khoai lang đã được trồng từ lâu đời ở khắp các địa phương, tuỳ theo giống trồng mà màu sắc của vỏ và thịt củ có khác nhau, do đó cũng có tên gọi khác nhau: Khoai lang trắng, khoai lang đỏ, khoai nghệ, khoai tàu bay … Phẩm chất của củ cũng thay đổi tùy theo giống trồng.

Xét về thời gian sinh trưởng của cây, người ta phân làm hai nhóm giống chính: nhóm khoai ba tháng và nhóm khoai năm tháng.

Từ trước, ở nước ta, cùng với ngô và sắn, khoai lang vẫn là một cây hoa màu lương thực chủ yếu của con người. Chỉ những củ còi và dây là mới dùng làm thức ăn cho động . Để tạo một cơ sở thức ăn tương đối độc lập cho chăn nuôi, người ra đã chọn lọc ra những giống khoai lang có những tính chất đặc biệt chuyên làm thức ăn cho động , như giống khoai trắng “bất luận xuân” chẳng hạn. Giống, này cho năng suất củ rất cao nhưng tỷ lệ đường trong củ thấp, chủ yếu là tinh bột, vì vậy củ luộc ăn nhạt, không được mọi người ưa thích.

Khoai lang có thể trồng được quanh năm (trừ những ngày giá rét, không nên trồng) nhưng vụ trồng chính ở các tỉnh phía Bắc là vụ đông xuân. Trong suốt quá trình sinh trưởng, nhiệt độ thích hợp nhất đôi với khoai lang là trong quãng 15° – 30°C, tối thiểu phải trên 12°C. Ở nhiệt độ 10°C, cây ngừng sinh trưởng, dưới 6°C thì cây bị chết héo. Khi đặt dây trồng, gặp nhiệt độ 18 – 20°C trở lên, khoai sẽ bén rễ nhanh. Còn quá trình đồng hoá ở khoai diễn ra tốt nhất ở điều kiện nhiệt độ ban ngày 20° – 35°C. Trong thời kỳ phát triển củ, nếu ban ngày trời nắng ráo, ban đêm trời mát lạnh và có mưa sương thì củ sẽ nhiều, to và chứa nhiều tinh bột.

Để khoai sinh trưởng tốt, cần có độ ẩm trong đất từ 60 – 70%. Bị hạn hoặc ngập úng, đều ảnh hưởng không tốt đến sự hình thành củ.

Khoai lang cần nhiều ánh sáng, vì vậy, trồng nơi cớm nắng, củ sẽ bé và có tỷ lệ bột và đường thấp.

Khoai lang không kén đất lắm, mà có thể trồng được trên tất cả các loại đất nhưng tốt nhất là đất cao nhẹ, cát pha, tơi, thoáng dễ thoát nước. Trên đất sét nặng cũng trồng được nhưng ít củ và dây lá phát triển mạnh hơn. Khoai thích đất lạ, có khả năng chịu đất chua khá; ở điều kiện pH từ 4,5 – 8, khoai lang đều sinh trưởng được bình thường.

Là một cây hoa màu lương thực ngắn ngày, sinh trưỡng nhanh, các bộ phận của cây như dây lá và củ đều có giá trị dinh dưỡng cao nên khoai lang là một nguồn thức ăn quan trọng đối với các động vật nuôi ở nước ta. Thành phần hoá học và giá trị dinh dưỡng của cây khoai langThành phần hoá học và giá trị dinh dưỡng của cây khoai lang

Dây lá cây khoai lang đã được sử dụng từ lâu đời ở nước ta để làm thức ăn cho lợn và cả cho trâu bò. Theo kết quả phân tích, dây lá khoai tươi chứa 2 – 2,1% protein, 8 – 9,5% gluxit. Tuy nhiên, cần phải bố trí thu cắt dây lang đúng lúc để vừa cho năng suất chất xanh cao, vừa có phẩm chất tốt. Dây lang càng nhiều tháng tuổi thì hàm lượng gluxit càng tăng, nhưng hàm lượng protein giảm. Dây lang một tháng và hai tháng là có giá trị dinh dưỡng cao nhất.

Có nhiều cách chế biến dây lá khoai lang làm thức ăn cho lợn và trâu bò. Cách đơn giản nhất là bầm nhỏ cho lợn ăn sống hoặc đem nấu chín lẫn với thức ăn khác. Đối với trâu bò, có thể đem cho ăn sống nhưng cần cho ăn cùng với rơm, cỏ khô để tránh cho trâu bò bị ỉa chảy (vì lá khoai lang có tác dụng nhuận tràng). Thành phần hoá học của cây khai langThành phần hoá học của cây khai lang

Nếu trồng được nhiều khoai lang, có thể dự trữ dây lá khoai bằng cách ủ xanh hoặc phơi khô. Khi đem ủ xanh, có thể ủ riêng hoặc ủ hỗn hợp dây lá với củ khoai, trộn thêm khoảng 5% cám; thức ăn ủ xanh như vậy càng thơm ngon, lợn ăn nhiều hơn. Dây lá khoai ủ xanh có thành phần hoá học như sau:

Dây lá khoai ủ xanh có thành phần hoá học

Dây lá khoai phơi khô đem giã nhỏ thành bột để dành cho lợn ăn dần. ở nhiều địa phương, bà con thường có kinh nghiệm sàng lấy bột làm thức ăn cho lợn, còn cuộng to để lại cho trâu bò.

Dây lá khoai lang cũng có thể đem muối chua trộn với cám cho lợn ăn.

Trồng khoai lang để cắt dây lá làm thức ăn xanh cho lợn thì có thể gơ dây khoai quanh năm ở góc vườn, cồn, bãi, ven đê, gốc chuối, chỉ cần tránh nơi ngập nước và cớm nắng. Cách gơ: làm đất kỹ, đánh thành từng rạch cách nhau 30cm, bỏ một lớp phân ải hay lá phân xanh (cỏ lào, cốt khí) xuống rạch, đặt dây khoai sát vào nhau, rồi lấp một lớp đất dận cho chặt. Gặp trời nắng thì tưới nước cho khoai mọc. Nên trồng vào những ngày mát trời hay mưa nhỏ. Dây khoai gơ được hai tháng có thể cắt lứa đầu, sau đó cứ 30 – 40 ngày lại cắt một lần. Khi thu hoạch, nên cắt một nửa của mỗi đoạn dây, sau đó cần bón ít phân lợn hay nước giải pha loãng để khoai chóng tốt, cho năng suất cao.

Qua theo dõi ở một số địa phương, thì năng suất của một hécta dây khoai lang gơ có thể thu hoạch được 200 – 250 tấn, bình quân một lứa được 20 – 30 tấn dây/ha. Ngoài ra, trên diện tích trồng khoai lang lấy củ, nếu tận dụng triệt để, cũng có thể thu được một khối lượng dây lá rất lớn.

Kết quả điều tra ở các vùng đồng màu của Hưng Yên, Hà Nội, Hoà Bình cho thấy thân cây chuối chiếm 33,28%, dây lang chiếm 50,48%, lá su hào, cải bắp chiếm 8,19%, dọc lá ráy chiếm 5,50% và dọc lá khoai nước chiếm 2,55%, tổng số thức ăn xanh của lợn. Như vậy rõ ràng là dây lá khoai lang giữ vai trò chủ yếu trong việc giải quyết thức ăn xanh cho lợn ở vùng đồng màu.

Củ khoai lang có tỷ lệ chất khô cao (30 – 40%) với thành phần căn bản là tinh bột và đường (nhiều nhất là đường glucoza). Chất xenhuloza và khoáng toàn phần trong củ khoai lang tương đối ít.

Thành phần axit amin của củ khoai lang như sau (tính cho 16gN: acginin 2,9, histiđin 1,4, lizin 4,3, triptophan 1,8, phenilalanin 4,3, metionin 1,7, treonin 3,8, lơxin 4,8, izoldxin 3,6, valin 5,6). Thành phần hoá học và giá trị dinh dưỡng của củ khoai lang, tuỳ theo giống trồngThành phần hoá học và giá trị dinh dưỡng của củ khoai lang, tuỳ theo giống trồng

Như vậy, trong khoai lang, thiếu: tirozin,xixtin, xerin, axit glutamic, glixin, alimin.

Người ta biết rằng thành phần hoá học của củ khoai lang thay đổi tuỳ theo đất đai, giống kỹ thuật trồng trọt, phương pháp bảo quản.

Hàm lượng caroten trong củ thay đổi tuỳ theo giống, từ 0,5mg (giống khoai trắng) đến 44,6mg (giống khoai có màu) trong 100g chất khô. Lượng vitamin c cũng thay đổi từ 66,8mg đến 10,3mg trong 100g chất khô nhưng bị giảm sút nếu để lâu ngày.

Và các loại vitamin khác, trong củ khoai lang có:

Vitamin A 7,4 mg/kg

Vitamin B1 0,88 mg/kg

VitaminB2 10,88 mg/kg

Vitamin PP 13,4 mg/kg

Axit pantotenic 11,1 mg/kg

Như vậy, củ khoai lang thiếu: cholin, và axit pholic.

Nói chung, so với củ khoai riềng và củ sắn, khoai lang có nhiều protein hơn và ít xenhxiloza hơn.

Củ khoai lang là nguồn thức ăn rất quan trọng của động vật nuôi, nhất là ở vùng trung du. Có thể sử dụng củ khoai lang bằng nhiều cách: Cho ăn tươi, phơi khô, ủ xanh hay nghiền thành bột.

Cách thông thường nhất là cho động vật nuôi ăn khoai tươi đem nấu chín, bóp nát cùng với thức ăn khác. Hoặc cách khác đơn giản hơn là nếu khoai lang không bị hà, thối, có thể đem cho chúng ăn sống cũng tốt, nhất là trong mùa hè nóng bức.

Củ khoai lang tuy có nhiều bột nhưng ít protein, do đó có tỷ lệ dinh dưỡng quá thấp: 1/33,4. Hàm lượng Ca và p cũng thấp, cho nên dùng cho động vật nuôi ăn cần bổ sung thức ăn giàu protein và chất khoáng, nhất là đối với lợn.

Ở các nước, người ta dùng củ khoai lang để chăn nuôi sau khi đã sấy khô. Khoai lang khô là một loại thức ăn tốt giàu gluxit, thích hợp đối với bò sữa và lợn. Khoai lang khô chỉ còn chứa 7 – 15% nhưng có tới 85 – 88% gluxit, 4,2 – 5,5% protein, như thế không kém ngô hạt hay lúa về các thành phần này. Củ khoai lang khô có giá trị dinh dưỡng bằng 88% bột ngô vàng và 120% toàn bộ cây ngô. Tỷ lệ tiêu hoá của gluxit trong khoai khô là 90% còn tỷ lệ tiêu hoá của protein thì tương đối thấp. Tỷ lệ tiêu hoá của củ khoai khô nói chung là 70%.

Khi cho bò ăn theo khẩu phần gồm có ba phần khoai lang khô, ba phần ngô và một phần hạt bông thì bò sẽ tăng trọng nhiều hơn là không có khoai khô. Trong khẩu phần ăn mà ngô vàng chiếm 80%, muốn dùng khoai lang thay ngô thì cứ 100kg khoai khô thay được 91kg ngô. Nếu khoai lang chỉ thay một nửa ngô thì 100kg khoai khô tương đương với 95kg ngô. Có như vậy mới giữ được hàm lượng cao của caroten trong máu và trong sữa. Dùng bột khoai lang thay ngô để nuôi bò thịt và bò sữa thì có thể cho ăn với tỷ lệ 36% trong thức ăn tinh.

Đối với lợn đã lớn, khoai lang khô, tươi, nấu chín đều dùng được với số lượng nhiều. Nhưng đối với lợn nhỏ thì cần pha thêm một phần ba thức ăn hạt. Lợn nặng 20 – 100 kg, được nuôi với khẩu phần gồm 30% khoai khô (còn 10,48% nước) và 60% ngô, phát triển như được nuôi với khẩu phần gồm 90% ngô. Lợn trên 75kg mới có khả năng sử dụng nhiều khoai lang vì hàm lượng protein trong khoai thấp. Ở Nhật Bản, để tăng lượng protein trong củ khoai, người ta chế biến như sau: Cấy nấm Aspergillus oryaze vào củ khoai, sau khi đã cho thêm sunphat đạm vào để làm nguồn N. Kết quả sản phẩm thu được có 1% protein, 60% gluxit.

Củ khoai lang tươi hay nấu chùi còn được trộn với ngô, thóc để nuôi ngựa, gà vịt và bồi dưỡng cho trâu bò cày.

Đến vụ dỡ khoai, khối lượng củ thu được nhiều, có thể dự trữ khoai tươi theo nhiều cách để sử dụng dần.

Ở Nam Trực (Nam Định), bà con có kinh nghiệm dự trữ khoai tươi bằng cách giữ khoai trong rơm. Chọn những củ to, tươi tốt, đem xếp vào giữa đống rơm khô. Bề dày của lớp rơm xếp chung quanh và trên dưới vào khoảng 60 – 90cm. Cách này có thể để khoai được ba bốn tháng.

Người ta có thể đem ngâm khoai trong bể nước, sau khi đã rửa sạch củ. Ngâm độ ba ngày thay nước một lần, thay nước hai lần thì thôi. Sau đó, tiếp tục ngâm trong khoảng từ 12 đến 15 ngày. Khi bóp củ khoai, thấy đã nát nhũn thì lấy ra làm bột cho lợn ăn ngay hoặc đem phơi khô để dự trữ. Nước ngâm khoai có mùi vị hơi chua, có thể dùng nấu với rau bèo cho lợn ăn dần cũng rất tốt. Cách làm này có lợi nhiều mặt, vừa ít tốn công, vừa có thể chế biến những củ khoai bị ngập nước thành bột khoai thơm ngon.

Củ khoai lang

Ngoài việc dự trữ khoai tươi, còn có thể dự trữ khoai bằng cách ủ xanh hoặc phơi khô. Cách phơi khoai khô dự trữ là một biện pháp có lợi nhất, rất đơn giản, dễ làm, không mất nhiều công sức. Những ngày đẹp trời, có nắng, thái khoai thành từng lát mỏng, trải đều ra sân hoặc phơi trên nong, nia, cót, nếu gặp nắng to liên tiếp mà lại chăm đảo khoai luôn thì chỉ vài ba nắng là được. Khoai khô có màu trắng đều, đem cất vào cót, bồ hoặc chum vại để dành cho người và động vật nuôi ăn dần.

Khoai khô giã thành bột trộn với thức ăn khác dùng để nuôi lợn vỗ béo rất tốt. Nếu so sánh khoai tươi nấu chín với bột khoai khô thì thấy tỷ lệ tiêu hoá của bột khoai khô cao hơn nhiều so với khoai nấu chín. Đó là vì khoai nấu chín, khi vào dạ dày, chỉ tiêu hoá được khoảng 76% do màng xenhuylô của các tế bào ở củ khoai không bị phá hủy hết khi nấu chín và dịch tiêu hoá cũng không công phá được màng để tác động vào tinh bột ở bên trong. Cách chế biến khoai thành bột đã giải quyết được tốt vấn đề đó, đưa tỷ lệ tiêu hoá của khoai đến mức gần hoàn toàn (100%). Cách này còn có ý nghĩa tiết kiệm rất lớn. Tính ra, nếu dùng khoai nấu chín thì cứ mưòi nghìn tấn củ khoai, bị lãng phí mất 2400 tấn do có thể người và động vật nuôi không hấp thụ được.

Các sản phẩm phụ của quá trình chế biến củ khoai như bã, bột củ, bỗng rượu, cũng là những nguồn thức ăn tốt cho lợn mà chúng ta cần triệt để tận dụng.

Khoai lang là một cây dễ trồng. Có thể tóm tắt kỹ thuật trồng khoai như sau: Cày sâu, làm đất kỹ và lên luống cao. Bón phân thì chủ yếu là bón lót (phân chuồng có nhiều rác bổi). Khi cây bắt đầu làm củ thì bón thúc (phân chuồng cộng với tro bếp) kết hợp với cày sả luống, vén dây và vun gốc. Cần đảm bảo trồng đúng thời vụ. Chọn dây giống tốt, lấy ở đoạn bánh tẻ. Trồng dây hợp lý, đặt dây dọc luống. Làm sạch cỏ, vun gốc và phòng chống hạn và úng cho khoai.

Tóm lại, khoai lang là một trong những cây thức ăn chính của động vật nuôi, nhất là của lợn. Củ khoai chiếm tới 25,95% tổng số thức ăn của lợn ở vùng màu.

Trong việc xác định phương hướng giải quyết thức ăn cho động vật nuôi ở vùng màu, hầu liết các địa phương đều nhất trí đưa cây khoai lang lên xứng đáng với vị trí của nó.

0