23/05/2018, 15:31

Cây khoai tây làm thức ăn cho gia súc

Cây khoai tây là cây thân cỏ, mềm, có hai loại cành: Loại cành ở trên mặt đất có màu xanh, vươn cao; loại cành nằm trong đất, màu vàng, phình to lên thành củ hình cầu dẹt hoặc hình trứng, chứa nhiều chất dự trữ, nhất là tinh bột. Như vậy, cái vẫn gọi là củ khoai tây mà ta thường ăn, chính là cành ...

Cây khoai tây là cây thân cỏ, mềm, có hai loại cành: Loại cành ở trên mặt đất có màu xanh, vươn cao; loại cành nằm trong đất, màu vàng, phình to lên thành củ hình cầu dẹt hoặc hình trứng, chứa nhiều chất dự trữ, nhất là tinh bột. Như vậy, cái vẫn gọi là củ khoai tây mà ta thường ăn, chính là cành sinh ở trong đất của cây khoai tây. Lá kép lông chim lẻ, mọc xen, có 3 – 4 đôi lá không đều nhau. Hoa màu trắng hoặc tím lam, hình phễu. Quả mọng, hình cầu.

Khoai tây

Gốc ở Nam Mỹ, khoai tây được đưa vào trồng ở châu Âu từ thế kỷ thứ 16. Đó là một có nguồn gốc từ nhiều năm tổ tiên hoang sống ở Bolivia, Êquatơ, Peru, Colombia, Venezela, Achentina, Chile, v.v… trong những điều kiện sinh thái rất khác nhau. Phần lớn các cây khoai tây hoang sinh trưởng ở những vùng có độ dài ngày khoảng 12 giờ, và chỉ cho năng suất cao trong điều kiện đó. Đó là một loại cây thích nghi với điều kiện ngày ngắn, và mật độ chiếu sáng 18 giờ thì cây khoai tây không cho củ, còn với mật độ chiếu sáng 10 giờ thì sự hình thành củ là tốt nhất. Nhìn chung, các vùng trồng và thời kỳ trồng có thể được quy định có độ chiếu sáng tốt 9 đến 11 giờ. Điều đó giải thích lý do tại sao nhiều loại khoai tây đưa vào trồng ở châu Âu đã không cho củ nhưng nếu người ta rút ngắn độ dài của ngày lại một cách nhân tạo thì củ lại hình thành. Loại khoai tây nổi tiếng của Pêru (Solanum gonicalyx) nhập trồng ở châu Âu đã không cho củ do độ phản ứng với chu kỳ quang của nó rất nghiêm ngặt. Nhưng loài khoai tây Salanum andigenum và nhất là loài gần với nó, Solanum tuberosu của miền Nam Chi Lê, ở vĩ tuyến 40° nam, là những loài “mềm dẻo” hơn về phương diện này và loài sau còn là một loại cây ngày dài. Vì vậy, người ta cho rằng các giống khoai tây của châu Âu ngày nay bắt nguồn từ loài khoai tây của Chi Lê vì nó có khả năng hình thành củ ở các nước này, trong khi đó các giống khoai tây đầu tiên được nhập trồng ở châu Âu chỉ cho năng suất thấp vì chúng thuộc loài S. andigenum. Ánh sáng còn giữ một vai trò trọng yếu đối với khả năng tích luỹ chất bột, đo đó tác dụng đến năng suất củ của khoai tây.

Từ một vài loài khoai tây ban đầu, đến nay con người đã tạo ra hơn hai nghìn giống khoai tây có phẩm chất khác nhau và đưa nó ngày càng đi xa quê hương gốc tích của nó. Ngày nay, khoai tây được truyền bá ở khắp châu Âu, châu Á và Bắc châu Mỹ, được trồng rộng rãi nhất ở vùng ôn đới Bắc bán cầu. Tài liệu ghi lại rằng, cây khoai tây lúc đầu được người châu Âu tiếp thu rất dè dặt nhưng sau khi đã cứu dân châu Âu khỏi nhiều trận đói do thiên tai và chiến tranh gây ra, cây khoai tây mới được tiếp nhận một cách nồng nhiệt và thu hút tâm trí, sức lực của các nhà khoa học.

Ở nước ta, khoai tây được nhập trồng vào khoảng cuối thế kỷ 19 và ngày nay được trồng rộng rãi trong vụ đông ở các tỉnh phía Bắc, với diện tích từ bẩy đến mười vạn hecta. Khoai tây cũng được trồng ở các vùng núi cao phía Bắc và các vùng cao của tỉnh Lâm Đồng. Giống khoai tây Thường Tín ruột vàng là giống trồng phổ biến ở miền Bắc hiện nay, là giống nhập nội từ thời thực dân Pháp, được bà con nông dân vùng Thường Tín chọn lọc, nhân giống và giữ lại cho đến nay.

Đặc điểm khí hậu của quê hương khoai tây là mát, hơi lạnh, vì vậy chế độ nhiệt thích hợp cho sinh trưởng của khoai tây là 20° – 22°c, cho quá trình phát dục của khoai tây là 16° – 18°c. Các tỉnh phía Bắc nước ta, do chịu ảnh hưởng của gió mùa đông Bắc, nên có mùa đông khá lạnh, phù hợp với cây khoai tây. Một số vùng núi cao thuộc các tỉnh Lào Cai, Lai Châu, Hà Giang, Lâm Đồng, v.v…do ảnh hưởng của độ cao, nên cũng có khí hậu cho phép trồng khoai tây quanh năm. Thành phần hoá học và giá trị dinh dưỡng của củ khoai tâyThành phần hoá học và giá trị dinh dưỡng của củ khoai tây

Trong vụ đông ở các tỉnh phía Bắc hiện nay, tùy theo tập quán canh tác, trình độ kỹ thuật và nhu cầu thực tiễn của sản xuất và đời sống mà mỗi địa phương có những cây vụ đông khác nhau. Nhưng cũng trong điều kiện khí hậu thời tiết vụ đông như nhau, cây khoai tây đã cho một khôi lượng sản phẩm lớn nhất, ổn định nhất. Năng suất củ trung bình đạt 10 – 12 tấn/ha. Sở dĩ như vậy vì thời tiết vụ đông biến động mạnh qua các năm. Những năm có vụ đông ấm áp, các loại cây gốc ôn đới phát triển không tốt, bắp cải không cuộn chặt, sớm có ngồng, su hào củ nhỏ, cả hai cây đền bị nhiều sâu bệnh. Những năm có vụ đông rét đậm, các loại cây gốc nhiệt đới như ngô, khoai lang, đậu tương phát triển xấu, có khi thất thu. Trong khi đó thì những biến động ấy không ảnh hưởng nhiều đến khoai tây, vốn là một cây có biên độ sinh thái rộng. Vì thế, cây khoai tây có chỗ đứng vững chắc trong cơ cấu vụ đông, với nhiều ưu điểm. Không chỉ ở chỗ cho năng suất củ cao trong khoảng thời gian ngắn (85 – 105 ngày) mà còn góp phần tích cực vào việc cải tạo cơ bản tính chất của đất trồng, phá vỡ thế độc canh của cây lúa nước, bảo đảm tốt nhất thời vụ cho các cây trồng vụ sau, với chất lượng làm đất cao. Do đó, cây khoai tây đã được bố trí luân canh với nhiều loại cây trồng, theo một số công thức như: lúa mùa sớm – khoai tây – lúa xuân; lúa mùa sớm – khoai tây – lạc xuân; lúa mùa – khoai tây – đay v.v.…

Khả năng mở rộng diện tích trồng khoai tây ở nước ta còn rất lớn, nếu giải quyết được tốt khâu để giống.

Người ta trồng khoai tây cốt để lấy củ. Khoai tây có giá trị lớn về lương thực và thực phẩm. Ở nhiều nước châu Âu, châu Mỹ, khoai tây được coi như là một loại lương thực chính, sau lúa mì và ngô; người dân ở đó thường dùng những bữa đơn giản với những món ăn chế biến từ khoai tây.

Trong củ khoai tây, có nhiều chất dinh dưỡng với hàm lượng cao so với nhiều cây loại gốc và cây thực phẩm khác.

Trung bình, nếu một hecta khoai tây đạt sản lượng 10 tấn và tính hàm lượng tinh bột trung bình 18%, protein là 2%, thì trên một hecta đó ta sẽ thu được 1800kg tinh bột (tương ứng với 4,5 tấn lúa) và 200kg protein thực vật (tương đương với 606 kg đậu tương hay 1212 kg thịt lợn). Khoai tây có giá trị lớn làm thức ăn cho người và động vật nuôi ở chỗ protein của củ có tỷ lệ cao về các axit amin cần thiết cho cơ thể người và động vật nuôi. Trong củ khoai tây, có các vitaminC (10mg/100g chất khô), B1(0, 1mg), B2 (0,05mg), pp (0,9mg) và caroten.

Khoai tây còn là nguồn nguyên liệu có giá trị của công ngliiệp thực phẩm, công nghiệp nhẹ như làm miến, chế bột, thái lát, làm bánh, mứt kẹo, nấn rượu, làm đường, làm nguyên liệu cho công nghiệp hoá chất. Thành phần hoá học và giá trị dinh dưỡng của khoai tâyThành phần hoá học và giá trị dinh dưỡng của khoai tây

Ngày nay, ở những nước có nền nông nghiệp hiện đại, với ngành chăn nuôi tập trung, khoai tây còn được dành một khối lượng lớn để làm thức ăn cho các động vật nuôi.

Ở các vùng có tập quán trồng khoai tây ở nước ta, khi thu hoạch khoai, bà con nông dân thường phân ra ba loại: Khoai thịt (để làm thực phẩm), kkoai giống và khoai bi, trong đó khoai bi dùng làm thức ăn tinh cho chăn nuôi.

Tất nhiên, nơi nào trồng được nhiều khoai tây, dành cả củ to cho chăn nuôi càng tốt. Có thể chế biến khoai tây làm thức ăn dự trữ cho các động vật nuôi bằng phương pháp ủ tươi của bộ môn thức ăn gia súc thuộc Viện Chăn nuôi. Củ khoai tây rửa sạch, hấp chín, đổ vào bể xây sẵn được làm vệ sinh sạch sẽ, phủ kín bằng ni lông rồi đổ đất lên trên từ 10 – 30cm. Ủ như vậy có thể bảo quản được khoai từ ba tháng đến một năm, bảo đảm phẩm chất và các thành phần dinh dưỡng, thích hợp để làm thức ăn cho động vật nuôi.

Bã bột khoai tây, bỗng rượu khoai tây còn lại trong quá trình chế biến củ, cũng là những nguồn thức ăn cho các động vật nuôi.

Có điều cần chú ý khi sử dụng khoai tây là trong tất cả các thành phần của cây, đều có chất solanin là một loại glucoancaloit độc cho cơ thể người và động vật. Chất này đặc biệt có nhiều trong các phần xanh của củ (vảy lá, mầm). Nếu phát triển ở ngoài ánh sáng, các củ sẽ chuyển sang những lập thể màu lục) và trở nên độc, do đó dùng những phần này làm thức ăn, có thể ảnh hưởng tới sức khoẻ. Trong các củ bình thường, lượng chất solanin không đáng kể và nó không gây hại bỏi vì, khi nấu chín, chất solanin bị phân huỷ.

Ngoài ra, khoai tây là một mặt hàng xuất khẩu với khối lượng khá lớn cho nhiểu thị trường ở khu vực Đông Nam A và châu Á.

Với giá trị dinh dưỡng cao và ý nghĩa kinh tế to lớn như vậy, nhất định cây khoai tây sẽ giữ một vị trí xứng đáng trong nền nông nghiệp xã hội chủ nghĩa của nước ta.

0