23/05/2018, 15:31

Chuẩn bị chuồng trại nuôi kỳ đà thịt

Chuẩn bị địa điểm xây dựng chuồng trại nuôi kỳ đà thịt Chọn vị trí phù hợp, nơi có nước để tắm, rộng, trong không gian có tàng cây che phủ cho mát mẻ vì trong đời sống hoang dã bên ngoài, thường bắt gặp kỳ đà ban ngày thì rúc mình trong hang hốc, khi kiếm ăn thì len lỏi dọc theo các bụi bờ ven ...

Chuẩn bị địa điểm xây dựng chuồng trại nuôi kỳ đà thịt

Chọn vị trí phù hợp, nơi có nước để tắm, rộng, trong không gian có tàng cây che phủ cho mát mẻ vì trong đời sống hoang dã bên ngoài, thường bắt gặp kỳ đà ban ngày thì rúc mình trong hang hốc, khi kiếm ăn thì len lỏi dọc theo các bụi bờ ven sông, ven suối.

Vì vậy, nền đất làm chuồng nuôi kỳ đà tốt nhất là nuôi dưới các tàng cây cổ thụ tỏa bóng mát suốt ngày. Đất phải cao ráo để dễ thoát hết nước dội chuồng và tắm cho vật nuôi.

Trong trường hợp không có sẵn cây bóng mát ta nên trồng cây xung quanh khu vực chuồng nuôi vừa tạo cảnh quan vừa có bóng mát cho kỳ đà ẩn nấp, nhất là trong mùa nắng hạn. Chuồng nuôi kỳ đà dưới bóng câyChuồng nuôi kỳ đà dưới bóng cây  Trồng cây lấy bóng mát ở chuồng nuôi kỳ đàTrồng cây lấy bóng mát ở chuồng nuôi kỳ đà

Do thức ăn của kỳ đà có nguồn gốc động vật, trong đó có thức ăn thối là thức ăn chúng thích nên chuồng nuôi cần phải tẩy rửa thường xuyên để đảm bảo vệ sinh.

Ngoài ra cần lưu ý chọn nơi có thể sử dụng các biện pháp kỹ thuật hợp lý như rọi đèn điện, xây hang bằng bê tông để đảm bảo nhiệt độ sống thích hợp cho chúng.

Chọn nơi có mái che hoặc tận dụng các sân trống để nuôi, chỗ đặt chuồng phải đảm bảo thông thoáng, sạch sẽ, chống gió lạnh thổi vào.

Chọn nơi gần nguồn cung cấp thức ăn cho kỳ đà.

Xác định diện tích

Kỳ đà là loài bò sát, thân mình giống như con thằn lằn hay cá sấu, thân dài từ 2m đến gần 3m (kể cả đuôi), vì vậy chuồng nuôi kỳ đà phải rộng rãi tối thiểu 2m²/con để dễ xoay trở. Nếu nuôi kỳ đà sinh sản, diện tích này cần phải rộng hơn.

Trong điều kiện nuôi nhốt, để tận dụng diện tích khi nuôi kỳ đà thịt ta bố trí 1m²/1 – 2 con.

Kích thước chuồng: dài 3m, rộng 2m, cao tối thiểu 1,2m, bên trong chuồng tô láng để kỳ đà không bám tường leo ra ngoài. Trung bình với kích thước chuồng như vậy có thể nuôi 5 – 10 con.

Xác định kiểu chuồng

Kỳ đà có tài chạy nhanh, leo trèo giỏi, bơi lội cũng không thua kém gì cá sấu, cho nên nuôi chúng không thể cầm cột mà phải làm chuồng, làm lồng thật chắc chắn, kiên cố mới mong cầm giữ được chúng. Nếu không chúng sẽ bị xổng mất.

Chuồng nuôi kỳ đà có thể là chuồng lưới hay chuồng xi-măng. Có tường chắn hay rào kẽm, lưới sắt, không cho kỳ đà thoát là nuôi được.  Trong chuồng có thể làm 1 gác xếp để cho kỳ đà leo lên nằm nghỉ. Chuồng, lồng nuôi kỳ đà nhất thiết phải có ánh nắng chiếu vào, kỳ đà thích phơi nắng, để điều hòa thân nhiệt, chuyển hóa thức ăn, làm sạch da,…

Lồng nuôi kỳ đà

Nuôi kỳ đà bằng lồng theo kiểu lồng sắt chỉ thích hợp với loại kỳ đà con, kỳ đà lứa khoảng bảy tám tháng tuổi trở lại. Với kỳ đà trưởng thành, thân mình dài hơn 2m, nuôi nhốt bằng lồng rất bất tiện. Vì lồng không thể làm đủ độ rộng, độ cao đúng theo kỹ thuật nuôi kỳ đà, chi phí lại rất cao. Lồng nuôi kỳ đàLồng nuôi kỳ đà

Nuôi kỳ đà theo kiểu chuồng nuôi cá sấu

Ta có thể nuôi kỳ đà theo kiểu chuồng nuôi cá sấu vì kỳ đà cũng háo nước như cá sấu.

Chuồng nuôi cá sấu (còn gọi là hồ cá sấu), vì ngoài phần đất cao ráo  còn có phần nước đủ sâu và rộng để cá sấu tự do bơi lội. Loại chuồng này nếu nuôi kỳ đà phải nuôi với số lượng nhiều.

Còn nếu chỉ nuôi một hai con ta chỉ làm chuồng nhỏ để đỡ tốn mặt bằng. Kiểu chuồng nhỏ này giống như chuồng lợn (heo), nền tráng xi măng và tạo độ nghiêng, sao cho có đủ chỗ nền cao cho kỳ đà lên nằm và chỗ sâu chứa nước thường xuyên để chúng tắm táp. Nước này không thể để tù đọng lâu ngày được mà nên mỗi ngày hay một vài ngày phải thay nước cho hợp vệ sinh. Chuồng nuôi kỳ đà theo kiểu chuồng cá sấuChuồng nuôi kỳ đà theo kiểu chuồng cá sấu

Tuy làm theo kiểu chuồng nhưng phải bao kín tất cả các phía kể cả phần nóc bằng lưới kẽm, như vậy dù có tài leo giỏi tới đâu kỳ đà cũng không đào thoát ra ngoài được.

Tóm lại, kiểu chuồng nuôi kỳ đà không cầu kỳ mà dễ làm, có điều cần làm cho chắc chắn bằng lưới kẽm mới đủ sức cầm giữ chúng được.

Để nuôi kỳ đà, ta có thể xây bể. Xung quanh bể có ngăn tầng ở bên trong và nhô ra khoảng 1m. Kỳ đà thích tối nên nó hay rúc sâu vào bên trong. Bể nên có nền dốc 3º. Ở phía sâu nên làm một bể chìm đủ để cho nó bơi lội xuống tắm.

Góc trong cùng nên có lỗ thoát và có van ở bên ngoài tháo nước. Tường phải đủ cao để kỳ đà không thoát được ra ngoài.

Khi nuôi công nghiệp với qui mô lớn và để thuận tiện vệ sinh, tận dụng diện tích ta xây thành từng ngăn với kích thước 3m x 2m x 1,2m (dài x chiều rộng x chiều cao) để nhốt 5-10 con/ngăn, bên trong 4 vách tô láng, ở các góc chuồng xây tránh tạo độ nhám để kỳ đà trèo ra ngoài. Trong chuồng nền có độ dốc thoát nước, có máng để kỳ đà tắm và uống nước, có khoảng sân chiếm 1/3 diện tích không có mái che để nhận ánh sáng mặt trời. Kiểu chuồng nuôi kỳ đà tập trungKiểu chuồng nuôi kỳ đà tập trung

Xây dựng chuồng

Để đảm bảo môi trường thích hợp cho kỳ đà ẩn trú, nghỉ ngơi và phòng tránh nắng nóng… Trong chuồng, có thể làm hang bêtông hoặc để sẵn một số ống cống phi 0,1 – 0,2 m, dài trên 4 m. Nếu có điều kiện nên trồng cây hay đặt  để tạo cảnh quan và để tránh nắng cho kỳ đà.

Chuồng có hệ thống thoát nước hợp lý khi rửa chuồng hay xịt nước tắm cho kỳ đà. Vốn đầu tư chuồng trại nuôi kỳ đà thấp hơn nuôi cá sấu.

Chuồng nuôi kỳ đà cũng giống như chuồng nuôi cá sấu, có thể là  chuồng lưới hay chuồng xi măng, xung quanh tô láng (và nhất là các góc chuồng) để kỳ đà không bám tường leo ra ngoài.

Nền chuồng: nên tráng xi măng mặt nền chuồng, nếu cần nên đúc bê tông càng tốt, như vậy mới được bền chắc, sử dụng lâu ngày. Vì chuồng nuôi kỳ đà cần được dội rửa thường xuyên và loài này ngày nào cũng cần được tắm vài ba lần mới tốt.

 

Nền chuồng cần tạo độ dốc thoai thoải để nước dội rửa chuồng và nước tắm cho kỳ đà thoát hết ra mương rãnh để nền chuồng lúc nào cũng giữ được khô ráo, sạch sẽ. Có hệ thống thoát nước hợp lý khi rửa chuồng hay xịt nước tắm cho kỳ đà, không để nước ứ đọng lại. Hang nhân tạo cho kỳ đà trú ẩn phân thành nhiều ngănHang nhân tạo cho kỳ đà trú ẩn phân thành nhiều ngăn

Trong chuồng có thể làm hang bê tông hoặc để sẵn một số ống cống phi 150 – 200 cm, dài trên 4 m, đảm bảo môi trường thích hợp cho kỳ đà ẩn trú, nhiệt độ thích hợp cho kỳ đà nghỉ ngơi và phòng tránh nắng nóng.

Dùng ống cống làm hang nhân tạo cho kỳ đà trú ẩn Dùng ống cống làm hang nhân tạo cho kỳ đà trú ẩn

Với diện tích hiện có của nền chuồng ta nên phân định ra nơi nào cần đặt máng ăn, nơi nào đặt máng nước, nơi nào xây hồ chìm làm chỗ ngâm mình hay tắm cho kỳ đà (hồ tắm này không cần rộng và chỉ cần xây chìm (âm) dưới đất khoảng 30 – 40cm cũng được).

Ngoài ra tạo nơi cao ráo để kỳ đà nằm sưởi nắng theo thói quen của nó (có thể là khoảng nền trống trải, hoặc chồng chất lên vài tảng đá to để chúng leo lên…).

Xây hồ ở một phần chuồng hay góc chuồng, nơi có thể tiếp xúc với ánh sáng mặt trời để giúp kỳ đà tắm và phơi nắng. Xây hồ trong chuồng nuôi kỳ đàXây hồ trong chuồng nuôi kỳ đà

Vách chuồng

Chuồng nuôi kỳ đà bốn vách bao bọc chung quanh cần có độ cao tối thiểu 1,2m. Có thể xây tường gạch nhưng phải tô thật láng mịn. Có như vậy mới ngăn kỳ đà không bám chân được vào tường mà leo hết ra ngoài.

Nếu có điều kiện, dù xây vách tường, bên trên ta cũng phải căng lưới kẽm B40 kín, như vậy mới tạo được độ an toàn cao.

Vách chuồng có thể hàn kín lưới kẽm B40. Đặc điểm của lưới kẽm B40 là vừa chắc chắn lại thông thoáng nên thích hợp việc ngăn vách chuồng nuôi kỳ đà. Kỳ đà là loài bò sát thích leo trèoKỳ đà là loài bò sát thích leo trèo

Chuồng nuôi có thể làm liền kề nhau để đỡ tốn mặt bằng và bớt được ít tấm vách ngăn. Nhưng vách ngăn giữa hai chuồng cũng cần phải làm cho bền chắc để hai bên không qua lại cắn mổ nhau. Vốn đầu tư chuồng trại nuôi kỳ đà thấp hơn nuôi cá sấu. Nếu có điều kiện nên trồng cây hay đặt cây cảnh để tạo cảnh quan và để tránh nắng cho kỳ đà.

Chuẩn bị dụng cụ chăn nuôi

Trong chuồng nuôi kỳ đà ngoài việc phải đủ máng ăn, máng uống (có thể xây cố định vào một góc nào đó trong chuồng tiện lợi cho việc cho ăn, cho uống, vệ sinh), ta có thể làm hang nhân tạo cho chúng vào ngủ nghỉ ban ngày.

Ngoài thiên nhiên, các bọng cây mà kỳ đà chiếm làm hang ổ thường có dạng dựng đứng. Còn những hang chúng đào dưới đất cũng có độ dốc nghiêng. Thế nhưng với hang nhân tạo ta cho chúng ở không cần đặt ngầm sâu vào  lòng đất mà cứ đặt nằm ngang trên mặt nền chuồng là được. Hang trú ẩn của kỳ đà ở môi trường tự nhiênHang trú ẩn của kỳ đà ở môi trường tự nhiên

Hang giả là những ống phi 0,1m đến 0,3m và có chiều dài khoảng 2,5m hoặc hơn (gần bằng với chiều dài của chuồng). Số lượng hang giả nhiều hay ít ra sao còn tùy thuộc vào số lượng trong chuồng. Ta có thể dùng ống nhựa loại lớn cũng được vì kỳ đà không có thói quen gậm nhấm.

Chuẩn bị trang thiết bị chăn nuôi

Khi nuôi kỳ đà thịt không đòi hỏi nhiều trang thiết bị mắc tiền, tuy nhiên khi nuôi với số lượng lớn cần chuẩn bị mốt số trang thiết bị như sau:

– Máy bơm áp lực để tắm rửa và sát trùng chuồng trại.

– Tủ đông để trữ thức ăn cho kỳ đà Vợt lưới khống chế kỳ đàVợt lưới khống chế kỳ đà

 

– Ngoài ra cần trang bị những vật dụng rẻ tiền khác như: vợt lưới để khống chế kỳ đà, túi lưới để nhốt kỳ đà và các khay để vận chuyển kỳ đà xuất thịt. Túi lưới khống chế kỳ đàTúi lưới khống chế kỳ đà Khay vận chuyển kỳ đà thịtKhay vận chuyển kỳ đà thịt

0