23/05/2018, 15:11

Bệnh viêm phế quản truyền nhiễm ở gà

Nguyên nhân gây bệnh Bệnh viêm phế quản truyền nhiễm có tên khoa học là infectious bromchitis – IB gây ra do virus thuộc nhóm Coronavirus. Có hơn 20 loại serotype của nhóm IB đã được phát hiện gây bệnh ở hầu hết các loại gà và các lứa tuổi đặc biệt khi công nghiệp. Virus chỉ gây bệnh ở gà, không ...

Nguyên nhân gây bệnh

Bệnh viêm phế quản truyền nhiễm có tên khoa học là infectious bromchitis – IB gây ra do virus thuộc nhóm Coronavirus. Có hơn 20 loại serotype của nhóm IB đã được phát hiện gây bệnh ở hầu hết các loại gà và các lứa tuổi đặc biệt khi công nghiệp. Virus chỉ gây bệnh ở gà, không gây bệnh ở vịt, ngan, ngỗng thường xảy ra khi bị stress do lạnh và thiếu dinh dưỡng.

Lây truyền bệnh viêm phế quản truyền nhiễm

Con đương truyền bệnh do hít thở không khí nhiễm mầm bệnh, lan truyền từ gà này sang gà khác do tiếp xúc.

Bệnh lan truyền qua không khí nhiễm bệnh, qua thức ăn, nước uống, dụng cụ chăn nuôi.Thời gian ủ bệnh từ 18-36 giờ.

Triệu chứng, bệnh tích viêm phế quản truyền nhiễm

– Ở gà con từ 2 ngày tuổi đủ có triệu chứng há mồm thở, ho, hắt hơi, ran khí quản và dịch mũi chảy, mắt ướt, mắt sưng. Gà cụm lại dưới chụp sưởi, lông xù, ăn ít, phân loãng, uống nước nhiều, sút cân. Có thể tổn thương đến bộ máy sinh dục sẽ giảm sản lượng và chất lượng trứng trong thời kỳ sinh sản.

– Ở gà 6 tuần tuổi trở lên bị bệnh cũng triệu chứng như gà con nhưng không có dịch mũi, có khi không có triệu chứng lâm sàng. Gà đẻ giảm đẻ, giảm trứng đủ tiêu chuẩn ấp, tỷ lệ nở giảm, tăng trứng vỏ mềm, dị dạng xù xì.

Tỷ lệ gà bệnh cao có lúc tới 100%, tỷ lệ chết tới 25%, có thể cao hơn ở gà dưới 6 tuần tuổi.

– Ở gà con khí quản viêm cata có dịch nhầy màu đục, có bã đậu ở khí quản và phế quản. Viêm phổi, thận sưng nhạt màu, các ống dẫn niệu có muối urat. Ở gà lớn khí quản xung huyết màu hồng, có dịch nhầy và túi khí có bọt. Ở gà đẻ bị bệnh buồng trứng teo, có thể thấy lòng đỏ trứng ở trong khoang bụng.

Chẩn đoán bệnh

Căn cứ vào triệu chứng thở khó, tăng urê huyết virus tác động lên ống dẫn trứng làm giảm hoặc mất khả năng tạo vỏ trứng. Bệnh tích do tăng ure huyết dẫn đến làm tích tụ nhiều urat màu trắng.

-Dùng phản ứng huyết thanh học để chẩn đoán.

-Dùng phương pháp nuôi cấy phân lập virus.

Phòng và trị bệnh viêm phế quản truyền nhiễm

Phòng bệnh

Dùng các loại vaccin của hãng Intervet (Hà Lan):

+ Vaccin IB+ND MA5+Clone 30 do hãng Intervet (Hà Lan) sản xuất là loại vaccin sống đông khô phòng cả 2 bệnh Niucatxơn và viêm phế quản (IB). Dùng nhỏ mắt, mũi, uống cho gà 1 ngày tuổi và 4 tuần tuổi.

Cách dùng:

-Phun sương: Vaccin được pha trong nước sạch, nên mở lọ trong nước. Máy phun phải sạch, không có chất cặn, chất bào mòn, chất sát trùng sót lại. Nước có pha vaccin được phun sương đúng số lượng gà quy định với khoảng cách 30-40cm; ở gà 1 ngày tuổi sử dụng 1000 liều vaccin pha với 1/4 lít nước cho 1000 gà con, điều chỉnh vòi để có dạng sương toả đều; ở gà lớn, hoà tan 1000 liều cho 1 lít nước và điểu chỉnh vòi để có dạng phun sương.

-Nhỏ mắt, nhỏ mũi: Pha vaccin bằng nước sạch hoặc nước muối sinh lý thường 30ml/1000 liều. Một giọt nhỏ mắt, một giọt nhỏ mũi. Phải đảm bảo thuốc nhỏ vào mũi được gà hít vào.

-Nước uống: Vaccin được mở pha theo tỷ lệ trên đảm bảo vaccin tan trong nước trong vòng 2 giờ. Phải có đủ nước uống cho gà khi dùng vaccin uống. Dụng cụ cho uống phải sạch. Cho gà uống vaccin vào lúc sáng sớm.

Lưu ý: Chỉ sử dụng vaccin cho gà khoẻ mạnh. Vaccin khi đã pha chỉ sử dụng trong ngày (5-6 giờ), nếu còn thừa phải huỷ bỏ.

+ IB-H52: dùng cho gà 16 tuần tuổi, nhỏ mắt, mũi.

Cách dùng: Mỏ nắp vaccin dưới nước.

-Dùng với nước uống: Hoà trộn vaccin với nước sạch 1000 liều trong 20 lít nước, cho uống. Trong trường hợp thời tiết nóng có thể tăng lên 15-20 lít nước.

-Dùng nhỏ mắt, nhỏ mũi: Vaccin được hoà với dung môi, 1000 liều trong 30ml dung môi.

Lưu ý: Sau khi mở nắp phải dùng vaccin ngay

+ IB-H120: Dùng cho gà 3-16 tuần tuổi. Nhỏ mắt và mũi.

Cách dùng: Mỏ nắp vaccin dưới nước.

-Dùng với nước uống: Hoà trộn vaccin với nước sạch, 1000 liều trong 10 lít nước đối với gà 2-4 tuần tuổi và 20 lít đối với gà trên 4 tuần tuổi.

-Dùng nhỏ mắt, nhỏ mũi: 500 liều trong 15ml và 1000 liều trong 30ml dung môi.

+ Vệ sinh thú y:

Tẩy uế chuồng trại định kỳ bằng Chloramin (Halamid) 0,2% trong 10 phút mỗi lần, formol 2%.

Thường xuyên thay đệm lót chuồng.

Cách ly gà ốm và gà khoẻ.

Điều trị bệnh

Không có loại dược phẩm nào trị được virus gây bệnh IB.

Tuy nhiên, có thể dùng các loại kháng sinh có phổ hoạt rộng để điều trị các loại vi khuẩn kế phát như E. Coli; Mycoplasma, Pasteurella…

-Tiamulin: Hoà 250 mg/1 lít nước uống hoặc trộn với 2 kg thức ăn. Dùng 3-5 ngày.

-Tiamulin 10%: Pha 0,1ml dung dịch Tiamuli 10% với 0,4ml nước cất hoặc Propylen glycol hoặc nước cất, tiêm dưới da, liên tục 3 ngày.

-Tiamulin 10%: 20g thuốc/16 lít nước uống hoặ trộn với 100 kg thức ăn. Dùng 3-5 ngày.

-Sunovil-5:

Uống: 50ml thuốc/6 lít nước. Dùng 3 ngày liền.

Tiêm: 0,5-1 ml/1 kg TT. Chỉ cần dùng 1 liều. Nếu cần tiêm lại sau 8 ngày.

-Tylosin 1 gam pha 0,5-1 lít nước cho gà tự uống liên tục 5-7 ngày (liều 100 mg/kg TT).

-Tetracyclin HC1, Oxytetracyclin HC1 Iiều 1 gam/2 lít nước uống liên tục 5-7 ngày.

-Sử dụng ADE-C Hydrovit, Multivit,

Trong trường hợp bị urê huyết phải tãng nhiệt độ sưởi ấm trong chuồng. Đồng thời giảm lượng protein động vật trong thức ăn, bổ sung chất điện giải, đường gluco và chất khoáng tổng hợp như:

-Solminvit:

Gà thịt: 1 g/1 lít nước uống, trong 3-7 ngày.

Gà đẻ: 0,5 g/1 lít nước uống, trong 3-7 ngày.

-B. complex: 1g/3 lít nước hoặc trộn 1 kg thức ăn, trong 3-5 ngày.

-B. complex: Tiêm 1 ml/1 con, tiêm bắp; tiêm dưới da, trong 3-5 ngày.

-Multivit: 1 ml/2 kg TT, tiêm bắp, tiêm dưới da, trong 3-5 ngày.

-Sử dụng bột điện giải.

-Neotesol, tetracyclin, chloram phenicol kèm với các loại vitamin.

0