Chọn lọc heo nái hậu bị
Muốn có một đàn heo nái tốt, trước hết chúng ta cần phải chọn lọc và nuôi tốt đàn heo nái hậu bị. Ý nghĩa và yêu cầu Heo nái hậu bị là những heo cái được chọn làm giống kể từ sau cai sữa cho tới lúc phối giống làn đầu, thông thường heo có độ tuổi từ 2 đến 8 tháng tuổi). Đây là bước khởi đầu ...
Muốn có một đàn heo nái tốt, trước hết chúng ta cần phải chọn lọc và nuôi tốt đàn heo nái hậu bị.
Ý nghĩa và yêu cầu
Heo nái hậu bị là những heo cái được chọn làm giống kể từ sau cai sữa cho tới lúc phối giống làn đầu, thông thường heo có độ tuổi từ 2 đến 8 tháng tuổi). Đây là bước khởi đầu của nghề nuôi heo nái vi vậy nó có ý nghĩa quyết định đến chất lượng đàn nái và hiệu quả kinh tế chăn nuôi sau này. Do vậy, việc nuôi heo nái trong giai đoạn hậu bị phải đảm bảo các yêu cầu: (1) Heo sinh trưởng phát triển bình thường (heo ngoại 600 – 650g/ngày, heo nội 350 – 400g/ngày); (2) Heo có ngoại hình cân đối và đạt được các tiêu chuẩn làm giống; (3) Heo nái hậu bị khỏe mạnh; (4) Heo nái hậu bị có biểu hiện động dục bình thường (heo ngoại 8 – 9 tháng tuổi, nội 5-6 tháng tuổi là thích hợp), có triệu chứng điển hình và có khả năng phối giống có kêt quả.
Muốn có một đàn heo nái tốt, trước hết chúng ta cần phải chọn lọc và nuôi tốt đàn heo nái hậu bị. Vì heo nái hậu bị chưa sinh sản nên ta không thể kiểm tra qua đời sau được. Vì vậy khi chọn lọc heo nái hậu bị ta chọn lọc qua hệ phổ và chọn lọc bản thân.
Chọn lọc qua tổ tiên
+ Ta phải biết được quá trình hình thành heo nái hậu bị đó.
+ Phải quan tâm đến tổ tiên ông, bà, bố, mẹ nái hậu bị. Tổ tiên của nái hậu bị phải là những con vật có tầm vóc lớn, khả năng sinh sản cao. Đặc tính này phải ổn định hoặc tăng dần qua các thế hệ. Đời tổ tiên không bị đồng huyết, hoặc sử dụng phương pháp nhân giống đồng huyết thì không biểu hiện bị suy hoá do cận huyết.
+ Bố mẹ của nái hậu bị phải là những đực, cái tốt. Tốt nhất là bố mẹ nó ở trong đàn hạt nhân hoặc đã được kiểm tra qua đời sau.
Quy trình kỹ thuật hiện nay của chúng ta quy định:
+ Nếu chọn nái giống thì ít nhất bố phải đạt từ cấp 1 trở lên, mẹ từ cấp 2 trở lên.
+ Nếu nái hậu bị chọn đế làm nái thương phẩm, thì bố, mẹ phải đạt từ cấp 2 trở lên.
+ Nái hậu bị chọn ở những đàn mà mẹ nó đẻ từ lứa 2 đến lứa 5.
Thông thường tỷ lệ chọn lọc là 25%.
+ Chọn nái hậu bị nên chọn con của những nái cỏ khả năng sinh sản cao để thừa hưởng tính di truyền của tổ tiên (h2 của tính trạng này thường 0,1 – 0,15).
Chọn lọc qua bản thân con vật
Chọn lọc bản thân đóng vai trò quan trọng nhất. Quá trình chọn lọc bản thân:
+ Chọn ngay khi cai sữa: Chọn con điển hình của phẩm giống, chọn con to trong đàn (nái hậu bị nội có trọng lượng > 7kg, nái ngoại có trọng lượng ở 60 ngày tuổi > 20kg), con khỏe mạnh (lông thưa, da mỏng), ngoại hình cân đối, tai to, mõm bẹ, lưng dài, thăng, vai mông nở, 4 chân cao khỏe đi bằng móng, bụng to nhưng gọn, có 12 – 14 vú, phàm ăn.
+ Chọn lọc trong quá trình nuôi: Trong quá trình nuôi phải tiếp tục theo dõi về khả năng ăn uống, sức khỏe, tốc độ sinh trưởng phát dục, thành thục, biểu hiện hoạt động sinh đục đế chọn cho chính xác. Chú ý đối với heo nái ngoại cần có theo dõi xuất hiện động dục chặt chẽ hơn.