23/05/2018, 14:48

Biện pháp tăng sản lượng mật ong

Sản lượng mật ong phụ thuộc vào số lượng và chất lượng đàn ong, cây nguồn mật, thời tiết và kĩ thuật khai thác mật. Mật ong kết tinh và phương pháp xử lí Kết tinh mật là quá trình lắng đọng của tinh thể mật chuyến từ dạng lỏng sánh sang dạng hạt. Đường, glucôzơ trong mật càng nhiều thì kết ...

Sản lượng mật ong phụ thuộc vào số lượng và chất lượng đàn ong, cây nguồn mật, thời tiết và kĩ thuật khai thác mật.

Mật ong kết tinh và phương pháp xử lí

Kết tinh mật là quá trình lắng đọng của tinh thể mật chuyến từ dạng lỏng sánh sang dạng hạt. Đường, glucôzơ trong mật càng nhiều thì kết tinh càng nhanh. Trạng thái kết tinh có dạng thô như mật cao su, có loại tinh như mỡ (mật chân chim). Loại mật kết tinh nhỏ thường kết tinh rất nhanh và có loại mật kết tinh ngay trên bánh tổ. Mật kết tinh còn phụ thuộc vào nhiệt độ. Theo tài liệu của Liên Xô (cũ), mật kết tinh nhanh nhất ở nhiệt độ 14 – 24°C, chậm nhất ở dưới 14°C. Kết tính còn phụ thuộc loại và có mầm kết tinh. Khi cho một ít mật kết tinh vào mật không kết tinh hoặc ít kết tinh vào làm men thì mật có khả năng kết tinh. Mật ong được tinh lọc sớm thì kết tinh ít và như vậy thuận lợi cho việc xuất khẩu (khi lọc chưa bị kết tinh thì không tốn kém công phá kết tinh). Mật kết tinh không hề ảnh hường đến chất lượng mật. Ở các nước người ta sản xuất mật kết tinh chứa trong những hộp nhỏ để bán cho khách ăn bánh mì. Ở nước ta thường dùng chai đóng mật, do đó cần phá mật kết tính trước khi đóng chai. Muốn phá mật kết tinh cần đun cách thuỷ mật ong ở nhiệt độ 40 – 43°C. ở nhiệt độ này, tinh thể glucôzơ sẽ được hoà tan. Không được đun mật ong ở nhiệt độ cao vì sẽ làm mật thay đổi mùi vị và màu sắc. Sau khi phá kết tinh, cần làm cho mật nguội thật nhanh để tránh tăng hàm lượng HMF trong mật.

Các biện pháp tăng sản lượng mật ong

Sản lượng mật ong phụ thuộc vào số lượng và chất lượng đàn ong, cây nguồn mật, thời tiết và kĩ thuật khai thác mật.

Chuẩn bị đàn ong trước vụ mật

Khi thu mật cầu có đàn ong mạnh, đông và đúng độ tuổi đi làm, đàn ong được ổn định không có bệnh.

Chia đàn sớm và kết thúc chia đàn trước 40 – 50 ngày (dùng chúa tơ kết thúc trước 50 ngày; dùng chúa đẻ chia đàn kết thúc trước 40 ngày). Kết thúc chia đàn sớm ong mới có điều kiện xây thêm cầu. Đầu vụ mật đặt 5 – 6 cầu ong, trước vụ mật 30 ngày, ong chúa đã đẻ ổn định. 10 ngày trước vụ mật ong thợ đã nở và đầu vụ mật ong thợ 10 – 15 ngày tuổi có khả năng thu mật cao. Chia đàn muộn thì vào đẩu vụ, mật ong vẫn còn nhỏ, ong chúa bắt đầu đẻ khoẻ, không có cầu trống chứa mật, năng suất sẽ rất tiếp.

Giải quyết triệt để bệnh thối ấu trùng, cần thiết có thể cho ăn phòng bệnh. Nếu ong có bệnh trong lúc thu mật sẽ khó khăn cho việc chữa bệnh, thuốc sẽ ảnh hưởng đến chất lượng mật. Đàn ong bị bệnh không tích cực làm việc, năng suất mật thấp.

Tổ chức lên kế trước vụ mật khoảng 1 tháng bằng cách viện thêm cầu nhộng từ đàn hỗ trợ sang đàn chuẩn bị lên kế để nhanh chóng đạt 6 cầu đông ong. Xây cầu nhỏ (cầu 1/2) ờ đàn hỗ trợ hoặc cắt một số cầu cũ ghép thành cầu nhỏ đưa vào tầng trệt để ong thợ dọn vệ sinh. Khoảng 10 – 15 ngày sau bắt đầu chụp kế, 5 – 10 ngày trước vụ mật cần hoàn chỉnh đàn kế (kế và trội đều có 6 – 7 cầu). Đưa ong vào nuôi trong thùng kế đối với đàn ong nội hiện nay vẫn cần tiếp tục nghiên cứu để giải quyết tồn tại lớn là ong chia đàn tự nhiên. Ở đàn kế có số ong khoảng 9 – 10 cầu rất mạnh so với đàn ong nội hiện nay cho nên sẽ phát sinh tình trạng chia đàn tự nhiên. Cách phòng chống chia đàn tự nhiên cho đàn kế là chọn đàn ong có chúa trẻ, đẻ khỏe, tính tụ đàn lớn. Kiểm tra ngắt mũ chúa và đưa thêm cầu để ong chúa có chỗ đẻ. Lấy mật sớm làm cho đàn ong mất phản xạ chia đàn, tích cực làm việc.

Cho ăn kích thích trước vụ mật 35 – 40 ngày. Cho đàn ong ăn kích thích sẽ thúc đẩy chúa đẻ mạnh. Xirô pha loãng 1/2(1 đường 2 nước), cho ăn nhiều tối, mỗi tối 50 – 100ml, như vậy vừa kích thích ong thợ đi làm vừa nuôi ấu trùng tốt, ong chúa đẻ trứng và tránh thừa mật bịt kín lỗ tổ làm ong mất chỗ đẻ trứng.

Chọn cây nguồn mật và chuyển ong đúng thời vụ

Đặt ong ở trung tâm nguồn mật. Mỗi lần chuyến ong đi thu mật có thể gây tổn thất cho đàn ong như chết chúa, chết ngạt hoặc vỡ bánh tổ nhưng cũng mang lại nguồn thu lớn. Chọn nguồn mật để chuyên ong đến phải đạt các yêu cầu sau:

Cây nguồn mật có sản lượng và chất lượng mật cao, ít bị ảnh hưởng thời tiết, có nguồn phấn hoa hoặc ở gần nguồn phấn bổ sung;

Đường xá đi lại thuận tiện;

Sau vụ hoa thuận lợi cho việc chuyển ong đến nguồn hoa mới.

Cần đưa ong đến nguồn hoa sớm để ổn định khi bước vào vụ mật. Trong điều kiện bình thường, đến nguồn hoa mới, đàn ong phát triển rất nhanh, có thể làm thay đổi thế của đàn: cơi bánh tổ, xây bánh tổ, thay đổi nguồn thức ăn còn lưu trữ lâu ngày không có lợi cho đàn ong. Nhưng chuyển đến quá sớm “ong đợi hoa” làm cho đàn ong đói, ngừng đẻ, thế đàn sa sút, dẫn đến khi hoa nở thì không có lực lượng lao động dồi dào, giảm năng suất sản phẩm.

Cách đặt ong thu mật

Đặt ong ở trung tâm nguồn hoa với bán kính bay tối đa của ong đi thu mật là 20km nhưng nên bố trí ở cự ly 500m trở lại để tăng số lần đi làm việc của ong thợ. Ong thợ khi bay đi bụng lép, lúc trở về bụng chúa đầy mật nên để ong bay về thuận chiều gió. Đặt ong thu mật tuỳ theo thời vụ: mùa đông ở phía bắc nên đặt dưới tán cây, mùa hè phải chống nóng. Ong đặt nơi nóng nực sẽ không có mật, vì ong tập trung quạt gió chống nóng. Đặc biệt vụ mật bạch đàn không đặt ong trong rừng bạch đàn mà nên đặt ong ở vườn mát nhưng phải coi trọng độ thoáng trên đường ong bay, lối đi lại của ong bị cản trở có ảnh hưởng đến năng suất mật. Cá biệt, nếu đặt ong thành nhiều hàng thì những hàng ong quang đãng ở phía trên ong sẽ vào nhiều hơn, vô tình nhập thêm ong ở những đàn khác.

0