23/05/2018, 15:18

Chọn địa điểm nuôi tôm sú

Nhiều trại nuôi đã gặp nhiều trở ngại trong quá trình nuôi do chọn địa điểm không tốt. Để chọn được địa điểm nuôi phù hợp phải xem xét nguồn nước, chất lượng đất đai và cơ sở hạ tầng. Việc chọn địa điểm nuôi tôm sú là vấn đề rất quan trọng, ảnh hưởng rất lớn đến việc đầu tư, xây dựng và mức độ ...

Nhiều trại nuôi đã gặp nhiều trở ngại trong quá trình nuôi do chọn địa điểm không tốt. Để chọn được địa điểm nuôi phù hợp phải xem xét nguồn nước, chất lượng đất đai và cơ sở hạ tầng.

Việc chọn địa điểm nuôi tôm sú là vấn đề rất quan trọng, ảnh hưởng rất lớn đến việc đầu tư, xây dựng và mức độ rủi ro trong quá trình nuôi sau này, vì vậy khi chọn địa điểm xây dựng cần chú ý tới công việc chọn vùng nuôi cho phù hợp, cơ sở hạ tầng, giao thông thuận lợi, gần nguồn điện, gần nơi cung cấp các dịch vụ cho nghề nuôi tôm, xa khu vực nước thải của các tập đoàn, xí nghiệp sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, xa khu dân cư, đảm bảo an ninh trật tự tốt.

Tìm hiểu một vài đặc điểm sinh thái chủ yếu của tôm sú

Tên thường gọi

Tôm súTôm sú

Tên khoa học: Penaeus monodon

Tên tiếng Việt: Tôm sú

Hình 1-1: Tôm sú

Vùng phân bố

– Phạm vi phân bố của tôm sú khá rộng từ Ấn Độ Dương, Nhật Bản, ĐàiLoan, Indonesia, Malaixia, Philippines…

– Ở Việt Nam tôm sú xuất hiện ở cả 3 miền: Vịnh Bắc bộ, Trung bộ và Nam bộ.

– Khu vực Nam bộ tôm sú phân bố: vùng biển Đông Nam bộ và vùng biển Tây

Tập tính sống

– Tôm sú ở giai đoạn nhỏ và gần trưởng thành có tập tính sống gần bờ biển và rừng ngập mặn ven bờ.

– Khi trưởng thành tôm di chuyểºn ra xa bờ vì chúng thích sống vùng nước sâu hơn, trên nền đáy bùn hay cát.

Khả năng thích nghi với điều kiện môi trường

– Nhiệt độ: Thích hợp nhất 28º – 30ºC

– Độ mặn: Tôm sú là loài rộng muối có thể sống ở độ mặn từ 0‰ – 38‰ nhưng khoảng tối ưu cho tăng trưởng là 10 – 25‰ . Tuy nhiên, tôm sẽ chết khi thay đổi lớn, đột ngột về độ mặn hoặc khi độ mặn quá cao (>45‰).

– pH (độ phèn): 7.0 – 8,5; tốt nhất từ 7,5 – 8.0 và trong ngày dao động nhỏ hơn 0,5 đơn vị

– Độ kiềm: thích hợp từ 80mg/l đến 200mg/l

Chọn vị trí xây dựng ao nuôi

Xây dựng ao nuôi tôm bán thân canh và thâm canh cần chọn vị trí thích hợp, nuôi mới đạt hiệu quả kinh tế.

Vị trí xây dựng ao nuôi cần đảm bảo các yêu cầu sau:

– Vùng đất trên triều, bằng phẳng

– Cao trình mặt đất cao hơn mức nước triều cao nhất khoảng 1 m để thuận tiện cho việc cấp nước, thay nước và thu hoạch dễ dàng mọi lúc. Ở những vùng đất cao hơn dễ tăng chi phí bơm nước.

– Gần với sông để có thể dẫn nước mặn vào được

– Vùng quy hoạch nuôi tôm của địa phương (có quy hoạch tổng thể và chi tiết cho vùng nuôi tôm càng tốt)

– Có nguồn nước ngọt để điều chỉnh độ mặn nước ao và dùng trong sinh hoạt hằng ngày.

– Không bị ô nhiễm, ảnh hưởng của nguồn nước thải công nghiệp, sinh hoạt hay thuốc trừ sâu

Chọn đất xây dựng ao nuôi

Ảnh hưởng của chất đất đến sinh trưởng của tôm

– Nếu chất đất trên 80% là đất cát thì nước dễ bị rò rỉ, bờ ao dễ bị xói mòn.

– Nếu tỷ lệ đất sét cao quá làm cho nền đáy trở nên cứng và làm tích tụ các chất hữu cơ (thức ăn thừa, phân), không thích hợp làm nơi sinh sống cho tôm.

– Do đó, chất đất lý tưởng với ao nuôi tôm là đất thịt pha cát có độ kết dính cao.

Tiêu chuẩn chọn đất xây dựng ao nuôi

– Vùng đất thịt hay đất thịt pha cát có độ kết dính tốt

– pH đất >5

Kiểm tra pH đất

– Dụng cụ kiểm tra: máy đo pH đất máy đo pH đấtmáy đo pH đất

– Cách đo:

Bước 1: Cắm đầu đo xuống đất

+ Cắm pH xuống đất sao cho 2 vòng kim loại của đầu đo ngập trong đất.

Bước 2: Đọc kết quả

+ Đọc chỉ số pH theo kim chỉ trên màn hình (thang đo tương ứng từ 3 – 8 pH)

+ Nếu pH đất >5 thì có thể chọn xây dựng ao nuôi

+ Nếu pH đất < 4 thì không nên chọn xây dựng ao nuôi vì sẽ bị phèn, khó quản lý môi trường, chi phí sản xuất cao

Lưu ý:

– Khi đo pH thì đất nên ẩm, tơi xốp, nếu đất khô thì thêm một ít nước.

– Nên đo pH ở nhiều nơi, ở các tầng khác nhau của khu đất cần khảo sát.

– Sau khi đo, nên lau sạch 3 vòng kim loại của đầu đo tránh sự gỉ ố. Nếu có vết gỉ ố thì dùng giấy nhám chà cho sạch.

Chọn nguồn cung cấp nước

– Có nguồn nước sạch, dồi dào quanh năm.

– Có nguồn nước mặn từ 5 – 30‰

– Có nguồn nước ngọt càng tốt

– Cách xa nơi có thể chịu sự ô nhiễm bởi chất thải công nghiệp, nông nghiệp, nước thải sinh hoạt, trang trại.

Chọn cơ sở hạ tầng

Nên xây dựng ao nuôi ở vùng có cơ sở hạ tầng như sau:

– Giao thông thuận tiện

– Có nguồn điện quốc gia đảm bảo cung cấp đầy đủ cho các thiết bị máy móc, thức ăn phục vụ nuôi tôm.

– Thông tin liên lạc thuận tiện

– Đảm bảo an ninh

Bảng 1-1: Tiêu chuẩn lựa chọn địa điểm nuôi

TT => Ðiều kiện => Yêu cầu kỹ thuật

1. Nguồn nước => Vùng ven biển có nguồn nước mặn, lợ, ngọt không bị nhiễ m bẩn do chất thải của các ngành sản xuất nông, công nghiệp và chất thải từ khu dân cư.

2. Ðộ mặn (‰) => Từ 5 đến 35 (thích hợp 15 – 25)

3. Ðộ trong (m) => 0,4 – 0,5

4. Ðộ cứng CaCO3(mg/l) => >80

5. pH nước => 7,5 – 8,5

6. H2S (mg/l) => < 0,02

7. NH3 (mg/l) => < 0,10

8. Chất đất =>Ðất thịt hoặc thịt pha cát, hoặc thịt pha bùn ít mùn bã hữu cơ có độ kết dính cao.

9. pH đất => > 5,0

10. Cao trình đáy ao => Cao triều hoặc trên cao triều.

Lỗi thường gặp

– Chọn địa điểm nuôi không thuận lợi về giao thông

– Chọn chất đất không tốt, giữ nước kém

– Nguồn nước thiếu, ô nhiễm

0