Cách chọn cừu cái giống
Chọn được một con cừu cái tốt làm giống, chủ nuôi có thể hưởng lợi từ nó tới gần chục lứa con. Và chỉ riêng đời con cừu cái đó không thôi, sẽ tạo ra được cả một đàn cừu đông đến vài trăm con cháu. Chính vì mối lợi quá to lớn đó mà bất cứ người nào chăn nuôi cừu cũng cố chọn cho mình những con cừu ...
Chọn được một con cừu cái tốt làm giống, chủ nuôi có thể hưởng lợi từ nó tới gần chục lứa con. Và chỉ riêng đời con cừu cái đó không thôi, sẽ tạo ra được cả một đàn cừu đông đến vài trăm con cháu. Chính vì mối lợi quá to lớn đó mà bất cứ người nào chăn nuôi cừu cũng cố chọn cho mình những con cừu cái thật tốt để làm giống.
Nhưng, tiêu chuẩn để chọn một con cừu cái giống còn nhiêu khê hơn tiêu chuẩn chọn cừu đực giống. Với người chưa nhiều kinh nghiệm, việc này chắc chắn sẽ không dễ dàng gì. Vi vậy, nếu có những con cừu cái tốt trong chuồng, dù ai có năn nỉ mua với giá cao bao nhiêu chắc chắn không có chủ nuôi nào chịu bán cả!
Để có một đàn cừu cái tốt làm giống, ta nên chịu khó tuyển chọn từ nhiều trại cừu khác nhau, ở cách xa nhau, để tránh đồng huyết, và nhờ đó sau này mới có một bầy đàn cừu con cháu giống tốt, khỏe mạnh. Trong việc tuyển chọn bước đầu này, nếu ta càng tỉ mỉ, cẩn thận bao nhiêu thì sau này càng cho nhiều lợi bấy nhiêu.
Chọn cừu cái để giống, ta nôn liến hành những bước sau đây:
Chọn dòng giống
Dù nuôi cừu với mục đích khai thác sữa, hay thịt hoặc len, ta cũng nên chọn cừu cái thuộc dòng giống tốt. Dòng giống đóng vai trò quan trọng trong việc lưu truyền mà người chăn nuôi cừu nào cũng am tường. Muốn tránh lầm lẫn, ta phải chọn từ cừu bố mẹ. Vì, bố mẹ có tốt, có rặc giống cao sản thì bầy con sinh ra hy vọng mới có con tốt được.
Chúng tôi nói như vậy, vì không hẳn cha mẹ giống tốt, thì tất cả con cái của chúng đều tốt hết cả đâu! Thực tế cho thấy, trong một lần sinh thường có hai con, nhưng không hẳn cả hai cừu con đều mang những đặc tính tốt của cha mẹ cả. Thường thì có con xấu con tốt, con bụ bẫm, con èo uột chẳng hạn… Do con trước đó của cặp cừu bố mẹ có thực sự tốt hay không rồi mới đi đến quyết định sau cùng.
Điều cần là nên chọn cho được giống cừu cao sản mà nuôi.
Tại sao nên chọn nuôi giống cừu cao sản? Lẽ dễ hiểu là cừu mẹ có cho nhiều sữa thì cừu con của nó mới đủ sữa mà bú no nê và mới mau tăng trọng.
Chọn ngoại hình
Nên chọn cừu cái cao sản làm giống có ngoại hình như sau:
– Đầu và mặt: Chọn cừu cái có đầu to vừa phải. Mặt dài thanh tú. Trán rộng. Tốt nhất nên chọn cừu trọc (không sừng) mà nuôi. Cừu trọc tính hiền, không cạy phá xeo nạy làm hư hỏng vách chuồng…
– Cổ: Cổ tròn và dài (cổ ngẳng).
– Ngực: Ngực sâu và rộng.
– Thân mình: Nên chọn cừu cái dài đòn (đẻ sai) và lưng thẳng mới tốt.
– Hông và mông: Hông phải rộng và mông thật nở nang (dễ đẻ).
– Bộ lông: Mịn và mềm mại (sắc lông ra sao không thành vấn đề).
– Bốn chân: Chân trước cũng như chân sau phải thẳng đứng, cứng cáp, chắc khỏe, các móng không bị thương tật mới tốt.
– Bụng: Nở nang (tránh chọn cừu cái bụng thon nhỏ).
– Âm hộ: Nhẵn nhụi, nở nang, không bị thương tật.
– Bầu vú: Chọn cừu có vú da (bầu vú mềm mại, tròn trịa, khi không căng sữa thì bầu vú bèo nhèo một túm da, chứ bầu không căng cứng như vú thịt), cho nhiều sữa. Núm vú to vừa phải và đều nhau. Dưới dụng cừuu nổi lên nhiều gân sữa và gân sữa càng ngoằn ngoèo, càng nhiều đoạn gấp khúc càng tốt. Với cừu cái tơ, gân sữa lặn dưới lớp da bụng, phải sờ mới biết được.
Ngoài những đặc điểm đó ra, tốt nhất ta nên chọn mua cừu cái còn tơ về làm giống. Cừu tơ là cừu dưới 6 tháng tuổi, chưa đến tuổi động đục. Những cừu đã sinh sản, dù mới đẻ một hai lứa đầu, nếu không nắm rõ được lý lịch của nó thì không nên mua, dù ngoại hình đẹp và được bán với giá rẻ đi nữa!
Mặt khác, ta cũng nên chọn cừu cái có tính hiền và có nết ăn tốt. Những cừu cái kén ăn không nên chọn nuôi.