23/05/2018, 15:54

Chọn đất trồng điều

Điều là giống cây không mấy kén đất trồng điều, có khả năng sống và phát triển mạnh được một cách bình thường trên những vùng đất khô hạn và nghèo nàn chất dinh dưỡng. Có những vùng đất đặc biệt khô cằn gần như không có loại cây nào sống nổi, ngay cỏ dại cũng “chê” thế mà cây điều ...

Điều là giống cây không mấy kén đất trồng điều, có khả năng sống và phát triển mạnh được một cách bình thường trên những vùng đất khô hạn và nghèo nàn chất dinh dưỡng.

Có những vùng đất đặc biệt khô cằn gần như không có loại cây nào sống nổi, ngay cỏ dại cũng “chê” thế mà cây điều trồng vào đó vẫn bén rễ, tăng trưởng khả quan và đến mùa vẫn ra hoa kết trái. Khả năng chịu đựng của điều thật đáng khâm phục.

Loại đất xấu xưa nay không thể trồng trọt hoa màu được này, hiện nước ta còn có rất nhiều, kể cả những vùng hạp với khí hậu và thời tiết với cây điều. Đó là :

– Đất đồi trọc, đất triền đồi, đất đồi thấp có mạch nước ngầm sâu, đào giếng đến vài ba mươi thước mới đụng mạch.

– Đất bị khô hạn, hoang hóa.

– Đất kém phì nhiêu như phù sa cổ, đất xám, đất đỏ vàng (đất sa thạch vùng núi), đất đỏ bazan ở vùng Tây nguyên.

– Đất phù sa nhiễm phèn nhẹ.

– Đất đồi cát, bãi cát ven biển.

– Đất granit lởm chởm nhiều đá sỏi ở tầng mặt, miễn là đừng kết cứng, hoặc có nhiều đá cục, đá tảng.

– Đất nhiễm phèn nặng, nhưng đã được xử lý đúng mực và lên líp cao, có hệ thống thoát nước tốt để nước mưa rửa bớt phèn ở tầng mặt.

– Đất vùng rừng núi mới được khẩn hoang, khai phá…

dat trong cay dieu

Những loại đất vừa kể, đều là đất kém phì nhiêu, nôm na gọi là đất xấu, đất quá xấu, cây điều tuy sống được nhưng sự phát triển của nó thường không đúng theo ý mình muốn. Tốt hơn hết là trước khi trồng, ta nên bắt tay vào việc cải tao lại đất cho thật kỹ.

Trước hết phải chặt bỏ và bứng hết gốc rễ của những cây hoang dại nếu có, sau đó cho cày bừa thật kỹ theo cách cày ải rồi cày lật, sau đó là bừa, đập bằng vồ cho đất được tơi xốp, thông thoáng.

Với đất hoang hóa, lâu ngày không được khai phá, cày bừa cuốc xới để trồng trọt nên trong đất thường có các loại khí độc có tác hại xấu đối với , cho nên việc cày bừa rồi phơi đất ra nắng nhiều ngày sẽ làm đất “hả hơỉ” không còn độc hại nữa. Việc làm này cũng nhằm vào việc diệt trừ được những mầm mông dịch hại ẩn chứa trong đất.

Vì như mọi người đều biết trong đất bao giờ cũng tích lũy nhiều mầm mống gây bệnh tác hại xấu cho , vì vậy ngay từ bước đầu chủ vườn nên chịu khó đầu tư công sức và tiền của vào việc cải tạo đất cho đúng kỹ thuật thì sau này vườn điều mới tươi tốt, ít tật bệnh và tăng trưởng mạnh.

Cây điều tuy có sức chịu hạn giỏi, lại không kén đất trồng, nhưng đây cũng là giống cây bị nhiễm nhiều thứ dịch bệnh như nhiều giống cây ăn trái khác, nó cũng bị nhiều loại vi khuẩn, nấm làm thối rễ, hại các bộ phận thân cây lá, khiến cây nêu không bị chết từ lúc nhỏ thì lớn lẽn cũng sống èo uột,,.

Do đó, việc phơi ải đất sau khi cày bừa dưới ánh nắng chói chang lâu ngày, đồng thời dùng thuốc sát trùng để khử đất trước khi trồng đều là chuyện thiết cần, không thể trù trừ bỏ qua được.

Công việc tiếp theo là dùng các loại phân hữu cơ như phân chuồng heo, phân rác mục để bón lót, nếu thấy đất lập vườn quá xấu, khắp nơi toàn là sỏi đá khó cần vốn quá nghèo nàn chất dinh dưỡng.

Nhiều người vịn vào cớ cây điều vốn là cây đất xấu đến đâu cũng sống được thì việc bón lót, bón thúc e rằng tốn phí vô ích nên họ sau khi cày bừa cuốc xới là moi lỗ đặt cây xuống trồng, nếu có vô phân ở gốc cũng chỉ chịu tốn phí ở mức độ vừa phải mà thôi.

Thật ra, giống cây trồng nào cũng vậy, dù khả năng chịu hạn giỏi như điều, nhưng nếu hằng ngày có nước tưới đầy đủ cũng đâu phải là việc vô bổ đối với nó ? Và dù nếu sống được trên đất khô cằn, nhưng nếu được bón phân đầy đủ và hợp lý thì cây điều chẳng lẽ không tăng trưởng mạnh hơn? Được chăm sóc chu đáo, no nước no phân chẳng lẽ sản phẩm thu hoạch trái cứ vẫn thấp ?

Mặc dầu chịu hạn giỏi và không kén đất trồng nhưng không phải nơi đâu cũng có thể thích hợp với việc trồng điều. Các loại đất sau đây không thể trồng điều được :

– Đất sét nặng.

– Đất nhiễm phèn nặng.

– Đất bùn, đất trung úng thủy.

– Cồn cát khô hạn.

– Đất bị nhiễm mặn nặng.

– Đất có độ cao trên bảy trăm thước so với mặt biển

– Đất đồi có tầng mặt dày kết cứng hoặc có nhiều đá cục, đá tảng …

0